phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
2.1. Phương pháp vấn đáp kết hợp với trắc nghiệm
Vấn đáp là phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập phổ biến từ khá lâu trong các trường đại học, với những ưu điểm nổi bật như thuận lợi trong công tác ra đề thi; chấm thi cũng tương đối đơn giản, tổ chức thi cử nhanh gọn, hạn chế tối đa việc phúc tra, phúc khảo, giảng viên thu được tín hiệu nhanh và trực tiếp từ sinh viên. Song, thi vấn đáp cũng có những nhược điểm lớn. Các câu hỏi trong hệ thống đề thi vấn đáp thường tương đối đơn giản không bao quát được nội dung chương trình nên sinh viên hay nảy sinh tâm lý “học tủ”,”học lệch”. Công tác tổ chức thi chủ yếu do các bộ môn tự tiến hành nên khó đảm bảo sự khách quan cần thiết. Kết quả thi bị chi phối bởi yếu tố tâm lý của giảng viên.
Theo Quyết định số 679/QĐ - ĐHKT – TTrKT & ĐBCL của Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2014, về việc ban hành quy định về đánh giá kết quả học tập các học phần của sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, hình thức thi vấn đáp trong đánh giá kết thúc học phần không được khuyến khích. Đối với học phần ĐLCM của ĐCSVN, để phát huy được những ưu điểm của thi vấn đáp trong điều kiện hiện nay thì đề thi vấn đáp cần thiết phải được cải tiến nâng cao chất lượng, cách thức tổ chức, vận dụng cũng cần phải được đổi mới.
Trước đây, đề thi vấn đáp rất đơn giản, thường chỉ yêu cầu sinh viên trả lời một vấn đề nhỏ trong nội dung chương trình, dẫn tới tình trạng “học tủ”, “học lệch” khá phổ biến trong sinh viên, kết quả thi không được thu âm lại, công tác lưu trữ bài thi cũng chưa được coi trọng nên kết quả thi bị thiên lệch và thiếu tính khách quan. Để tận dụng được ưu điểm của phương pháp này cần cải tiến đề thi theo hướng kiểm tra năng lực thực tiễn của sinh viên, tránh tình trạng sinh viên trả lời thiếu trọng tâm, trọng điểm gây mất thời gian và khó khăn cho giảng viên trong khâu cho điểm. Qua thực tiễn, chúng tôi đề xuất cải tiến đề thi vấn đáp bằng cách kết hợp vấn đáp và trắc nghiệm loại trả lời ngắn.Tại sao phải kết hợp giữa vấn đáp và trắc nghiệm loại câu trả lời ngắn mà không phải là một
có thể nắm bắt được một cách nhanh nhất về mức độ hoàn thành của sinh viên đối với câu hỏi vấn đáp. Chẳng hạn, câu hỏi vấn đáp có nội dung chính là về ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám, giảng viên hoàn toàn có thể yêu cầu sinh viên trả lời những câu hỏi trắc nghiệm hết sức đơn giản để kiểm tra xem sinh viên có hiểu biết như thế nào về sự kiện này. Các câu hỏi thường được các giảng viên đặt ra tương tự như:
+ Tại sao ngày 19/8 hàng năm được lấy làm ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám?
+ Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam?
+ Tổng khởi nghĩa trong cách mạng Tháng Tám diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?
+ Trong cách mạng Tháng Tám nhân dân ta giành chính quyền trực tiếp từ tay kẻ thù nào?
+ Khẩu hiệu đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng Tháng Tám là gì?
Trong trường hợp sinh viên không thể trả lời các câu hỏi đơn giản như vậy thì hoàn toàn có thể kết luận không hoàn thành đề thi vấn đáp của họ. Trong trường hợp họ trả lời đúng, giảng viên sẽ yêu cầu họ trả lời vào nội dung chính của câu hỏi. Trước đây, các giảng viên thường đã vận dụng cách này trong các kỳ thi vấn đáp. Song, sự vận dụng đó chưa có quy chuẩn rõ ràng nên mang tính chủ quan. Vì vậy, cải tiến đề thi vấn đáp cần thực hiện trên cơ sở đề xuất của các giảng viên và thống nhất trong bộ môn theo một quy trình và nội dung nhất định. Quy trình đó gồm những bước sau:
Bước 1: Soạn thảo các câu hỏi vấn đáp phù hợp; Bước 2: Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm đơn giản có liên quan trực tiếp đến nội dung vấn đáp;
Bước 3: Thiết kế đề thi vấn đáp, gồm các khâu sau đây: + Lựa chọn và xác định số lượng câu hỏi vấn đáp trong một đề thi (thông thường là một câu hỏi);
+ Lựa chọn và xác định số lượng câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến nội dung vấn đáp trong đề thi (thông thường là 03 câu, tối đa không lớn hơn 04 câu)
* Cách thức tiến hành đánh giá kết quả hoc tập bằng phương pháp vấn đáp kết hợp với trắc nghiệm:
- Bước 1: Yêu cầu sinh viên trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Sinh viên phải trả lời đúng tối thiểu ½ số các câu hỏi trắc nghiệm thì mới đươc tiếp tục tiến hành bước thứ hai. Trong trường hợp sinh viên hoàn thành dưới ½ số câu hỏi trắc nghiệm có thể dừng lại cuộc vấn đáp và kết luận không đạt về kết quả của bài thi để tránh làm mất thời gian và ảnh hưởng tới các sinh viên khác.
- Bước 2: Yêu cầu sinh viên trình bày rõ những nội dung chính cần trả lời đối với câu hỏi vấn đáp. Nếu sinh viên chưa trình bày tốt nội dung này thì không chuyển sang bước 3.
- Bước 3: Phân tích và chứng minh từng nội dung câu hỏi vấn đáp, ghi vắn tắt vào giấy thi.
- Bước 4: Trả lời các câu hỏi có tính chất chuyên môn sâu của giảng viên. Các câu hỏi này cần phải được soạn thảo và sử dụng một cách thống nhất trong bộ môn, đảm bảo sự khách quan, công bằng trong hỏi thi, chấm điểm bài thi.
* Xây dựng thang điểm:
Thang điểm trong thi vấn đáp phải được thống nhất một cách tỉ mỉ nhằm hạn chế sự chủ quan do tâm lý của giảng viên. Thang điểm trong vấn đáp kết hợp trắc nghiệm cần được xây dựng trên quy trình soạn thảo đề thi và cách thức
tiến hành thi. Cụ thể như sau:
- Sinh viên hoàn thành phần trắc nghiệm tương đương với mức tối đa 30% tổng số điểm trên thang điểm 10 đồng thời là điều kiện để sinh viên được thực hiện bước kiểm tra tiếp theo (điểm D);
- Sinh viên hoàn thành phần nội dung cơ bản của câu hỏi tương đương với 55% tổng số điểm trên thang điểm 10 (điểm C);
- Sinh viên phân tích và chứng minh được nội dung chính đạt mức tối đa 75% tổng số điểm trên thang điểm 10 (điểm B);
- Sinh viên hoàn thành câu hỏi suy luận, câu hỏi mở rộng của giảng viên đạt mức điểm tối đa 100% tổng số điểm trên thang điểm 10 (điểm A).
- Xếp loại theo mức điểm cao nhất mà sinh viên đạt được. * Đối tượng áp dụng:
Thi vấn đáp có ưu điểm là nhanh gọn, giảm thiểu các thủ tục hành chính. Tuy vậy, thi vấn đáp cũng có nhược điểm là đòi hỏi nhiều cán bộ chấm thi cùng phải làm việc một lúc và phải phối hợp hết sức ăn ý với nhau; cơ sở vật chất phục vụ thi phải được đáp ứng tốt hơn (phòng thi phải đủ rộng, ít người qua lại gây ồn ào…). Vì vậy, phương pháp vấn đáp kết hợp với trắc nghiệm nên được sử dụng đối với một kỳ thi không có quá đông sinh viên, với các đối tượng là sinh viên các lớp hệ vừa học, vừa làm hoặc lớp theo chương trình tiên tiến.
* Một số lưu ý trong đảm bảo trật tự phòng thi, bảo mật đề thi, thiết kế kỹ thuật của giấy thi và lưu trữ bài thi:
- Số lượng mã đề thi vấn đáp phải đảm bảo đủ để mỗi sinh viên có một mã đề thi khác nhau.
- Số lượng giảng viên tham gia chấm thi phải đủ để đảm bảo buổi thi vấn đáp không quá kéo dài tránh gây áp lực tâm lý cho sinh viên, đặc biệt là những người ở cuối danh sách. Bộ môn nên phân công một giảng viên chuyên làm nhiệm vụ gọi sinh viên vào phòng thi, đối chiếu thẻ sinh viên, rút thăm đề thi, đảm bảo trật tự phòng thi, các giảng viên khác tập trung cho công tác hỏi thi, chấm thi, ghi điểm vào danh sách.
- Giấy thi vấn đáp ngoài phần ghi thông tin cá nhân của sinh viên, cần có phần dành cho cán bộ chấm thi ghi lời nhận xét và kết luận sơ bộ về kết quả thi. Đối với phần này, cán bộ chấm thi số 1 nên ghi bằng mực xanh. Phần ghi điểm chính thức của sinh viên và chữ ký của cả 2 cán bộ chấm thi công nhận kết quả thi của sinh viên phải được thiết kế cách xa với phần kết luận sơ bộ và buộc phải dùng mực đỏ để phân biệt với điểm kết luận sơ bộ. Không cần có phần ghi số phách và số báo danh và phần cho cán bộ coi thi.
- Bài thi vấn đáp nên do các giảng viên phụ trách lớp tự lưu trữ tại văn phòng Khoa. Tuy nhiên cũng cần có quy định cụ thể cho công việc này.
* Kết luận và công bố kết quả thi, phúc khảo bài thi: Hiện nay bài thi vấn đáp chưa được ghi âm lại, trong điều kiện có thể ghi âm thì cũng khó có thể lưu trữ lâu dài. Vì vậy, việc công bố kết quả thi phải được tiến hành ngay sau khi buổi thi kết thúc và giải quyết yêu cầu của sinh viên (phúc khảo) ngay sau khi kết quả thi được công bố là điều hết sức cần thiết.
Cán bộ coi thi phải ghi ra lời nhận xét và kết luận sơ bộ về kết quả thi đối với sinh viên ngay sau khi họ hoàn thành bài thi.
trách nhiệm và quyền lợi như nhau trong công tác chấm thi và trong từng bài thi. Trên thực tế, căn cứ vào thang điểm và đề thi đã được xây dựng rất công phu và chặt chẽ, cán bộ coi thi số 1 hoàn toàn có thể ra quyết định độc lập đối với những sinh viên chỉ có thể hoàn thành được bước 1 và bước 2 của phần thi vấn đáp; đối với những sinh viên có thể thực hiện được các bước tiếp theo thì có thể cần sự tham vấn của cán bộ chấm thi số 2.
Sau khi đã có kết luận sơ bộ, các giảng viên tham gia chấm thi phải hội ý để đưa ra kết luận cuối cùng về kết quả thi; thông báo kết quả thi công khai trước toàn thể sinh viên.
Khâu cuối cùng của quá trình thi vấn đáp sau khi kết luận chính thức về kết quả thi được công bố là giải đáp thắc mắc và yêu cầu xem xét lại kết quả thi của sinh viên (phúc khảo). Tuy nhiên, đối với thi vấn đáp, công việc này thường được kết hợp trong khi cán bộ chấm thi ra kết luận sơ bộ nên ít khi phải thực hiện lại công việc này trừ một vài trường hợp ngoại lệ.
2.2. Hồ sơ và bảng danh mục năng lực
Trong các phương pháp đánh giá kết quả học tập trong nền giáo dục đại học hiện đại, có một phương pháp mới rất đáng tham khảo, nghiên cứu vận dụng tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, không chỉ là đối với một học phần cụ thể mà còn là căn cứ có tính chất tham khảo chung trong đánh giá năng lực của sinh viên, đặc biệt là trong công tác công nhận tốt nghiệp đó là hồ sơ và bảng danh mục năng lực.
Một số sinh viên có quá trình làm việc hoặc tham gia các hoạt động xã hội trước và trong khi học thì có nghĩa là họ đã có quá trình tích lũy những kiến thức ngoài nhà trường. Những kiến thức này rất đáng được ghi nhận. Điều này chẳng những phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại mà còn có tác dụng khuyến khích sinh viên gắn lý luận với thực tiễn. Như trên đã đề cập, nhiều trường đại học ở Hoa Kỳ công nhận những hoạt động thực tiễn của sinh viên và lượng hóa thành một số tín chỉ, mang lại quyền lợi trực tiếp cho sinh viên. Đối với điều kiện của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội hiện nay, nhất là đối với những sinh viên ngành xây dựng, kiến trúc, mỹ thuật, nhiều sinh viên đã tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp từ rất sớm như vẽ tranh, trang trí nội ngoại thất, tham gia thiết kế thời trang, mở lớp dạy vẽ, tham gia xây dựng các công trình dân dụng… Tất cả những hoạt động đó giúp họ tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến chuyên ngành đào tạo, mở ra hướng đi đúng cho nghề nghiệp tương lai. Đối với những sinh viên này, hồ sơ và bảng danh mục năng lực hiển nhiên là một phương hướng trong đổi mới cách thức, phương pháp đánh giá chất lượng một cách có hiệu quả.
Đối với học phần ĐLCM của ĐCSVN những sinh viên có “hồ sơ” như sau nên được xem xét công nhận một phần trong đánh giá kết quả học tập (có thể là đánh giá quá trình hoặc đánh giá tổng kết):
- Có thành tích trong hoạt động đoàn viên thanh niên, hội sinh viên;
- Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện;
- Bản thân là đảng viên hoặc đã được công nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng, tập huấn dành cho các đối tượng kết nạp Đảng;
- Đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Trải qua môi trường quân đội đồng nghĩa với việc sinh viên đã trải qua những lớp huấn luyện chính trị có chất lượng tốt;
- Có thành tích tốt trong cuộc vận động học tập và làm
- Có các bài báo mang tính chính luận hoặc có nội dung liên quan đến học phần được đăng tải trên các báo và tạp chí có uy tín.
Đối với các học phần khác, đây cũng là một gợi ý có tính chất tham khảo trong đánh giá năng lực của sinh viên.
Những thành tích trên của sinh viên nên được thể hiện rõ trong bản danh mục năng lực có xác nhận của Nhà trường. Bản danh mục năng lực của sinh viên nên ghi nhận những thành tích sau đây:
- Thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên trong quá trình học bao gồm các đề tài trong lĩnh vực chuyên ngành, trong các môn cơ sở, cơ bản; bao gồm việc chủ trì đề tài, tham gia nghiên cứu đề tài.
- Hoạt động xã hội, nghề nghiệp của sinh viên trước và trong quá trình học bao gồm tất cả các hoạt động trong các tổ chức và những hoạt động mang tính chất cá nhân.
Hồ sơ và bản danh mục năng lực sẽ là một phần thành tích học tập của sinh viên bên cạnh bảng điểm và bằng tốt nghiệp. Đây là xu hướng mới trong đánh giá năng lực của sinh viên, một công cụ hỗ trợ sinh viên mới ra trường trong phỏng vấn xin việc, cũng như một trong những kênh tham khảo đối với các nhà tuyển dụng.
Kết luận
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục quan điểm coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, gắn lý luận với thực tiễn. Phát triển giáo dục đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học công nghệ , yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động.
Để đạt được mục tiêu trên, đối với giáo dục đại học, đổi mới chương trình nội dung và phương pháp giảng dạy phải tiến hành song song với đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Đổi mới phương pháp, cách thức đánh giá kết quả học tập chính là góp phần nâng cao chất lượng