Pix4Dmapper
Pix4Dmapper là phần mềm chuyên dụng trong việc xử lý phân tích dữ liệu ảnh bay chụp từ các thiết bị không người lái (UAV) trong các dự án bay vẽ địa hình tỷ lệ lớn với độ chính xác cao do hãng Pix4D (Thụy sỹ) phát triển và cung cấp với 2 mức sản phẩm: Pix4Dmapper Discovery (bản dùng thử) và Pix4Dmapper Pro.
Để tạo ra DTM từ bề mặt DSM đã có trong phần mềm Pix4Dmapper trước tiên cần định nghĩa một bề mặt mới. Các bề mặt này được số hóa thủ công theo đối tượng dạng vùng, thông thường bao quanh các tòa nhà, vật thể kiến trúc, cây cối. Các bước tạo ra bề mặt Surface trong phần mềm Pix4Dmapper như sau:
B1. Trên thực đơn chính nhấp chuột vào View > rayCloud. B2. Trên thực đơn chính nhấp chuột vào rayCloud > New Surface .
B3. Trên cửa sổ 3D View, xuất hiện một điểm màu xanh lá cây bên cạnh con trỏ. Nhấp chuột trái để đánh dấu các đỉnh của bề mặt. Tập hợp các đỉnh được tạo ra sẽ tạo thành một bề mặt.
B4. Bấm chuột phải sau khi kết thúc điểm cuối cùng để tạo thành bề mặt.
B5. (Tùy chọn) Sau khi bề mặt đã được tạo lập, có thể cải thiện độ chính xác cho bề mặt bằng cách tinh chỉnh vị trí các đỉnh vertex khớp với hình ảnh trên cửa sổ 3D View.
B6. Chạy lại bước tạo lập 3. DSM, Orthomosaic and Index khi đó mô hình DSM mới đã được làm phẳng tại các vùng vẽ Surface, đồng thời ảnh trực giao mới có biến dạng nhỏ tại các khu vực Surface do có thay đổi độ cao.
Tuy nhiên, bắt đầu từ phiên bản 3.1 của Pix4Dmapper đã cải tiến bằng các thuật toán mới cho phép chiết suất DTM
hoàn toàn tự động từ DSM với độ chính xác cao mà không cần bất cứ sự can thiệp thủ công.
Trên thanh công cụ thực đơn chính, lựa chọn Process > Generate DTM phần mềm sẽ tự động tính toán để loại bỏ độ cao của tất cả đối tượng địa vật (nhà cửa, cây cối...) trên bề mặt DSM để tạo ra bề mặt DTM.
Như vậy với các kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong việc xử lý dữ liệu ảnh chụp từ UAV cùng các bước thao tác cụ thể do tác giả tìm tòi, khai thác tính năng của các phần mềm và xây dựng thành qui trình trên đây thì người dùng có thể dễ dàng làm được. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh kỹ thuật này hoàn toàn cho phép nhanh chóng tạo ra các sản phẩm DSM, DTM có độ chính xác cao đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của các chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng, quy hoạch và quản lý trong thực tiễn hiện nay./.
T¿i lièu tham khÀo
1. Lê Đại Ngọc (2015), “Thiết bị bay UAV cánh bằng của Sensefly và khả năng ứng dụng trong thành lập bản đồ 3D độ chính xác cao”, Kỷ yếu Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc 2015 – Trường ĐH Khoa học tự nhiên, 10/2015, tr. 557-663, ISBN 978-604-82-1619-1.
2. Paparoditis, N., Boudet, L., Tournaire, O.: Automatic man- made object extraction and 3D scene reconstruction from geomatic-images. is there still a long way to go? In: Urban Remote Sensing Joint Event. (2007).
3. Champion, N., Matikainen, L., Rottensteiner, F., X. Liang, J.H.: A test of 2D building change detection methods: Comparison, evaluation and perspectives. International Archives of Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Sciences 37 (2008).
4. Eckstein, W., Munkelt, O.: Extracting objects from digital terrain models. In: Remote Sensing and Reconstruction for Three-Dimensional Objects and Scenes, SPIE. (1995) 43-51 5. Weidner, U., F orstner, W.: Towards automatic building
extraction from highresolution digital elevation models. ISPRS Journal of Photogrammetry and Remote Sensing 50 (1995) 38 - 49
6. Henri Eisenbeiss, Thesis of Doctor of Sciences “UAV Photogrammetry”, Institute of Geodesy and Photogrammetry ETH Zurich, 2009.
Nam EVN có được bộ dữ liệu địa hình số có độ tin cậy cao đáp ứng kịp thời cho công tác thiết kế tuyến tải điện ở bước lập đề xuất dự án và công tác lập dự toán đền bù giải phóng mặt bằng. Kết quả của dự án là một cuộc cách mạng về đổi mới công nghệ khảo sát trong ngành điện, và lãnh đạo ngành điện đã quyết định công tác bay chụp ảnh UAV là một qui trình bắt buộc khi thực hiện nhiệm vụ khảo sát các tuyến truyền tải điện.
Hệ thống máy bay không người lái UAS (Unmanned Aircraft System) không chỉ bao gồm máy bay mà còn bao gồm cả trạm kiểm soát trên mặt đất và một số thiết bị, yếu tố khác. Trước đây thiết bị bay không người lái chủ yếu được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ thì UAV là giải pháp rất hữu ích và được ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như trong công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, truyền hình... Trong thời gian tới, chúng
ta cần tập trung nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khảo sát phục vụ thiết kế giao thông, quy hoạch xây dựng và kiểm soát việc thực hiện qui hoạch đô thị cũng như các ứng dụng khoa học khác thuộc lĩnh vực địa không gian./.
T¿i lièu tham khÀo
1. Lê Đại Ngọc (2012), “Ứng dụng thiết bị bay không người lái MicroDrone MD4-1000 trong thành lập bản đồ 3D độ chính xác cao”, Tạp chí Khoa học đo đạc và bản đồ, (13), tr. 43-50. 2. Lê Đại Ngọc (2015), “Thiết bị bay UAV cánh bằng của Sensefly
và khả năng ứng dụng trong thành lập bản đồ 3D độ chính xác cao”, Kỷ yếu Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc 2015 – Trường ĐH Khoa học tự nhiên, 10/2015, tr. 557-663, ISBN 978-604-82- 1619-1.
3. Henri Eisenbeiss, Thesis of Doctor of Sciences “UAV Photogrammetry”, Institute of Geodesy and Photogrammetry ETH Zurich, 2009.