Đặc điểm phân bố castơ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nội dung tạp chí xem tại đây (Trang 40 - 42)

Ở Việt Nam, đá vôi (địa hình castơ) chiếm gần 20% diện tích lãnh thổ phần đất liền, tức là khoảng 60.000 km2. Đá vôi tập trung hầu hết ở miền Bắc, phân chia thành 6 khu vực.

Khu vực 1: Quần đảo núi sót castơ nổi lên trên mặt các vũng vịnh khu vực Hải Phòng- Quảng ninh và một phần ở Hà Tiên. Đá cacbonát có thành phần chủ yếu là đá vôi khối lớn hoặc phân lớp dầy tương đối thuần khiết, đôi chỗ đá vôi nằm xen kẹp với các đá trầm tích khác: cuội kết, cát kết, bột kết, sét kết. Đá vôi có tuổi Đêvôn, cácbon và Permi. Quá trình castơ vẫn đang phát triển mạnh, các núi sót không có lớp phủ tàn tích, các hang động có kích cỡ lớn, có giá trị du lịch.

Khu vực 2: Vùng đồng bằng ven biển Hải Phòng-Quảng Ninh, Ninh Bình-Thanh Hoá, Hà Tiên và một diện tích nhỏ ở Tây Ninh, có cao độ tuyệt đối biến đổi trung bình từ 0.5 ÷ 1.0m đến 8 ÷ 10m. Đá cácbonát bị phủ bởi các trầm tích đệ tứ có chiều dày từ 1 ÷ 2m đến 10 ÷ 15m hoặc sâu hơn, đôi chỗ nổi lên trên mặt đất tạo thành các núi sót castơ đơn độc. Đá cácbonát có thành phần chủ yếu là đá vôi Cacbon-Permi. Castơ phát triển trong đá vôi ở khu vực Hải Phòng-Quảng Ninh, Ninh Bình-Thanh Hoá đến

độ sâu 70 ÷ 80m, hình thành các tầng hang động phát triển theo chiều ngang và chiều sâu rất phức tạp. Khảo sát địa chất công trình trong khu vực này gặp nhiều khó khăn, đặc

máy xi măng,..

Khu vực 3: Vùng đồi núi mềm mại cấu thành chủ yếu bởi các đá phi cácbonát, xen kẹp các đồi núi sót castơ có kích cỡ khác nhau, phân bố rộng khắp ở các tỉnh Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang. Đá cácbonát trong khu vực này chủ yếu là đá hoa và đá vôi hoa hoá tuổi Proterozoi và paleozoi. Do sự phân bố hạn chế của đá cácbonat trong khu vực này mà castơ không ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch phát triển kinh tế và xây dựng.

Khu vực 4: Bề mặt bóc mòn của các khối đá vôi lớn thuần khiết tuổi Cacbon-Permi có cao độ tuyệt đối từ 100 ÷ 200m đến 800 ÷ 900m, phát triển tương đối tập trung tại Quảng Bình, Nghệ An, Thái Nguyên, Cao Bằng. Castơ trong khu vực này phát triển mạnh cả dưới ngầm và trên bề mặt, tạo thành các hang động lớn ở phía dưới và địa hình hiểm trở, phân cắt mạnh ở phía trên. Xây dựng các công trình lớn như hồ chứa nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Khảo sát địa chất công trình trong khu vực này ít gặp khó khăn, bởi vì trong khu vực hầu như không có lớp phủ.

Khu vực 5: Bề mặt bóc mòn-xâm thực của các khối đá vôi lớn nằm trong đới cà nát và nâng mạnh tân kiến tạo, phân bố ở khu vực Hà Giang và Lai Châu. Cao độ bề mặt khối đá có thể đạt tới 1000 ÷ 1900m, địa hình hiểm trở, không có lớp phủ sườn- tàn tích. Đá vôi ở Hà Giang có tuổi Cambri- Ordovic, ở Lai châu có tuổi Đêvôn, chúng bị phân cách rất mạnh bởi các thung lũng và các khe trũng sâu. Castơ bề mặt trong khu vực này phát triển mạnh hơn castơ ngầm. Quá trình xâm thực đóng vai trò quan trọng trong thành tạo địa hình. Khai thác sử dụng lãnh thổ khu vực này gặp nhiều

Hình 1 - Sự hình thành castơ

Hình 2 - Hang castơ

Hình 3 - Sơ đồ phân bố đá cácbonat và phát triển castơ lãnh thổ Việt Nam

Hình 4 - Hố sụt tại thôn 2, xã Quý Lộc, huyện Yên Định, Thanh Hóa

Khu vực 6: Bề mặt san bằng và phân thuỷ, tạo thành đới hẹp chạy suốt từ Lai Châu về Ninh Bình, cao độ tuyệt đối địa hình biến đổi từ 200 ÷ 250m đến 1800 ÷ 2000m. Đá cácbonát trong khu vực này là đá vôi trias dạng khối và phân lớp dày. Đây là khu vực đặc trưng cho castơ trưởng thành, ở đây có thể bắt gặp tất cả các loại hình castơ như: thung lũng khô khép kín, cánh đồng xâm thực-hoà tan, các dòng chảy ẩn hiện, hang động castơ, hố sập và phễu castơ,...Chiều dầy của lớp phủ sườn - tàn tích từ 1 ÷ 2m đến 10 ÷ 15m. Phát triển kinh tế trong khu vực này tương đối thuận lợi, nhưng khảo sát và xây dựng công trình sẽ gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Nội dung tạp chí xem tại đây (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)