môi trường đất và công tác bảo vệ môi trường đất nhằm tạo một môi trường sống tốt nhất cho những người dân sinh sống ở Hà Nội.
Từ khóa: Ô nhiễm môi trường ,môi trường đất, môi trường sống, bảo vệ môi trường đất, phát triển đô thị
Abstract
In recent years, the speed of economic development of the country has been rapidly increasing, which has led to the expansion of the urban areas. However, the (land) extension reserved for infrastructure construction has been still limited, most of the land is for residential and office buildings. Many watersheds have been leveled, purposes of green areas have been converted; many projects have been planned for public works which have being used for improper purposes. The land environment in urban areas is at risk of being polluted
by the impact of domestic wastewater, industrial, construction activities, domestic waste and landfill, especially in the large cities as Ha Noi, Hai Phong, Da Nang anh Ho Chi Minh. The paper presents a number of issues of urban development that affect on the land environment and the environmental protection to create the best living environment for the people living in Hanoi.
Keywords: Environmental pollution, land environment, living environment, environmental protection of land, Urban Development
ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
Bộ môn cấu tạo và trang thiết bị công trình Khoa Kiến Trúc
Email: Hateacher_7x@yahoo.com ĐT: 0915111919
Ngày nhận bài: 15/05/2018 Ngày sửa bài: 30/05/2018
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của cả nước ngày càng nhanh, kéo theo đó là quá trình đô thị hóa .Trong quá trình mở rộng ranh giới đô thị, tốc độ tăng diện tích đất khu vực nội đô tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là đáng chú ý nhất (tăng 270 nghìn ha) từ năm 2000- 2010. Đô thị hóa của hai thành phố này lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng các đô thị của các nước khác trong khu vực, trừ Trung Quốc. Những bất cập đó đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm hướng đến sự “phát triển bền vững” ngay từ bây giờ cho thủ đô Hà Nội.
2. Nội dung
Các đô thị ở Việt Nam hiện nay có chất lượng môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng gia tăng. Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm hàm lượng các chất tự nhiên trong đất tăng lên, hoặc thêm các độc chất lạ (đến mức vượt tiêu chuẩn cho phép), gây độc hại cho môi trường, sinh vật và làm xấu cảnh quan.
Nguyên nhân là do đất chịu tác động của các chất thải từ hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và các bãi chôn lấp rác thải; các chất độc hóa học tồn lưu. Chẳng hạn, nước thải từ khu vực sản xuất, các khu dân cư không qua xử lý xả thẳng ra môi trường theo kênh, mương ngấm vào đất, gây ô nhiễm đất và làm thay đổi hàm lượng các chất hóa học trong đất. Hiện nay, hầu hết nước thải sinh hoạt ở các đô thị đều không được xử lý mà được xả thẳng ra môi trường. Một số kênh, mương, hồ, ao trong các khu vực đô thị đã trở thành những nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt, thường xuyên bị ô nhiễm, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Mặt khác, nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, một số bệnh viện và cơ sở y tế lớn với hệ thống xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả đã góp phần gây ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm này ngấm vào đất, gây ô nhiễm đất. Ngoài ra, một số khu vực là nơi chứa đựng và lưu trữ các chất thải của quá trình sản xuất, hay chất thải rắn sinh hoạt tiềm tàng nhiều nguy cơ gia tăng ô nhiễm đất. Tại khu vực đô thị, chỉ có khoảng 15% số bãi chôn lấp chất thải rắn bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh. Nước rỉ từ các hầm ủ, bãi chôn lấp không được xử lý theo quy định sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và nước ngầm.
2.1. Những thách thức do quá trình phát triển đô thị
a. Về mặt xã hội
Đất đô thị tăng nhanh, nhưng tỷ trọng đất dành cho các vấn đề xã hội chưa đáp ứng yêu cầu thực sự của đời sống xã hội. Cụ thể, tỷ lệ đất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng còn thấp (chiếm khoảng 29,78%). Diện tích đất dành cho cấp thoát nước đô thị hiện chưa có quỹ đất để mở rộng theo nhu cầu phát triển. Các hệ thống hiện nay thường dùng chung với các cơ sở hạ tầng khác trên đường phố chính. Yêu cầu với loại đất cho hạ tầng cấp nước chiếm 1%, thoát nước vệ sinh môi trường đô thị trung bình từ 6-7% điều này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất
Đáng lo ngại, đất bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất, hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất. Sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm cũng trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng đe dọa sức khỏe của người dân.
b. Về mặt môi trường
Theo các nhà khoa học, chất thải gây ô nhiễm đất ở mức cao tại đô thị hiện nay chủ yếu là chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, mầu vẽ, hóa chất và chất thải