Xác định phương pháp cạnh tranh chủ yếu

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008.DOC (Trang 74 - 75)

- Các trung tâm xuất khẩu lao động:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOD 3.1 Phân tích tình hình trong nước, cơ hội và thách thức đối với công ty

3.3.1. Xác định phương pháp cạnh tranh chủ yếu

Đối với thị trường trong nước, lợi thế của công ty đã có là uy tín và thương hiệu của công ty được thị trường biến đến từ lâu. Được khách hàng cũng như người lao động tin cậy.

Để tăng tính cạnh tranh sau khi xem xét điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh công ty cần tập trung vào nâng cao và đảm bảo chất lượng nguồn lao động, dịch vụ trước và sau TNS xuất cảnh phải hoàn hảo và chu đáo, công tác marketing phải chuyên nghiệp hơn và phải do một bộ phận chuyên môn thực hiện các chương trình marketing, có đội ngũ những người làm marketing chuyên nghiệp.

Đối với các đối thủ trong nước, ngoài việc cạnh tranh trực tiếp (nên chọn các đối thủ nhẹ ký và có tiềm lực ngang hoặc dưới với công ty) còn phải biết liên tiếp, hợp tác để phân khúc thị trường, phân công nhiệm vụ việc này sẽ giảm được áp lực cạnh tranh, đặc biệt là đối với các công ty XKLĐ có tiềm lực lớn về mọi mặt.

Đối với các đối thủ ngoài nước sự cạnh tranh sẽ không diễn ra trực tiếp được mà cần có hiệp hội ngành cùng sức để cạnh tranh. Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (Vietnam Association of Manpower Supply - VAMAS) được thành lập theo Quyết định số 86/2003/QĐ-BNV, ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Hiện nay, hiệp hội có 136 hội viên bảo vệ quyền lợi của các thành viên, tăng cường uy tín của lao động Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngày nay, lao động rẻ, dồi dào không còn là ưu thế như hồi xưa. Giá cả không còn là yếu tố quan trọng hàng đầu mà khách hàng quan tâm. Do đó trong giai đoạn 2010 - 2020 thì thị trường sẽ cạnh tranh chủ yếu là về chất lượng người lao động và sau đó khi giá cả và chất lượng đã ngang nhau thì sự cạnh tranh diễn ra bằng việc thực hiện các dịch vụ sau cung cấp. Công ty nào có dịch vụ sau cung cấp hoàn hảo và chu đáo (nghiên cứu, phục vụ, chăm sóc tốt khách hàng) thì công ty đó sẽ chiến thắng.

Do vậy phương pháp cạnh tranh chủ yếu của công ty trong giai đoạn này là phải đào tạo được đội ngũ lao động có chất lượng tốt (trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kỷ luật lao động) đồng thời phải phát triển và hoàn thiện dịch vụ sau khi cung cấp để thỏa mãn một cách tốt nhất yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Tạo niềm tin và thế vững vàng cho bên tiếp nhận lao động.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008.DOC (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w