- Các trung tâm xuất khẩu lao động:
b Tỷ suất lợi nhuận sau
2.4.1. Những thành tựu đạt được
Hiện nay, ngành xuất khẩu lao động nước ta đã và đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn đặc biệt là khi bùng nổ khủng hoảng kinh tế toàn cầu , điều đó đặt ra cho công ty một nhiệm vụ là phải thay đổi mình để có thể thích nghi với sự biến đổi của thị trường. Trong những năm của giai đoạn 1992-2008, Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong việc duy trì và mở rộng và phát triển thị trường.
Lao động do công ty cung ứng đã mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới (thể hiện qua phần phân tích trên). Đào tạo nguồn lao động có chú trọng về chất: trình độ tay nghề, ngoại ngữ, đào tạo về kỷ luật lao động...nên lao động của LOD được đối tác tin cậy.
Bảng 4: Số liệu lao động xuất khẩu qua các năm
Đơn vị tính: người
Năm Số lao động xuất khẩu quản lý nước ngoài (người)
Năm Số lao động xuất khẩu quản lý ở nước ngoài (người)
1992 126 2001 16566 1993 689 2002 20445 1994 2614 2003 23994 1995 4923 2004 25892 1996 6208 2005 27954 1997 7533 2006 30185 1998 9956 2007 31827 1999 11901 2008 36284 2000 14579 2009 39869
( Nguồn số liệu: Phòng thị trường công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD)
Khởi nghiệp từ thị trường Hàn Quốc năm 1992, với loại hình lao động thuyền viên, đến nay LOD đã có thêm nhiều thị trường mới như Nhật Bản, Đài Loan, Macao, Malaysia, Arap Xê – út, UAE, Quata, Oman, Sec, Úc, Nga...đủ loại các ngành nghề từ lao động giúp việc gia đình, chăm sóc người già yếu, lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật, lao động xây dựng, thuyền viên đến bác sỹ, kỹ sư tin học và chuyên gia làm việc ở nước ngoài.
Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã đưa được hơn 40.000 lao động sang làm việc ở các nước, hàng năm mang về cho đất nước khoảng 35 triệu USD, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Hàng năm công ty phái cử trung bình hơn 2.400 chuyên gia, lao động trong các ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó công ty cũng không ngừng khai thác mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đa dạng hóa ngành nghề. Các yếu tố trên giúp cho công ty luôn duy được vị trí là một trong số các công ty hàng đầu về xuất khẩu lao động.
Công ty đã chú trọng công tác đào tạo chất lượng nguồn lao động xuất khẩu. Lod xây dựng hai cơ sở đào tạo lao động tại Hà Nội và Hưng Yên với vốn đầu lên tới 255 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn (2008 – 2011) sẽ đầu tư 145 tỷ đồng.
Hiện tại cơ sở 924 Bạch Đằng, LOD đã có 3 trung tâm đào tạo chuẩn là Trung tâm đào tạo lái xe, Trung tâm Nhật Bản và Trung tâm ILD chuyên đào tạo nghề hàn đạt chứng chỉ 3 – 6G cho các thị trường chất cao. Riêng trung tâm Nhật Bản được liên doanh với đối tác Nhật Bản, chính vì vậy tại đây có giáo viên tiếng Nhật trực tiếp tham gia giảng dạy, đồng thời tạo thuận lợi trong việc tuyển nguồn từ phía từ phía các công ty Nhật Bản. Hai năm trở lại đây nhiều lao động được đào tạo tại trung tâm
này đã sang làm việc cho các công ty đóng tàu Oshima của Nhật. Năm 2008, mặc dù các thị trường XKLĐ đều gặp khó khăn, nhưng LOD vẫn đưa được hơn 400 người đi làm việc tại Nhật với hình thức tu nghiệp sinh.
Đáp ứng yêu cầu đào tạo lao động chất lượng cao, LOD đã đầu tư xây dựng trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ LOD tại Yên Mỹ, Hưng Yên trên diện tích 62.000 m2. Theo quy mô, sẽ có 14 ngành nghề được đào tạo tại đây, trong đó hệ cao đẳng với thời gian 36 tháng, hệ trung cấp 24 tháng theo quy mô hơn 2000 học sinh/ năm.
Giai đoạn 1, LOD đã đầu tư tại đây 95 tỷ đồng, giai đoạn 2 sẽ đầu tư thêm 110 tỷ đồng để đầu tư máy móc thiết bị giảng dạy đạt chuẩn quốc gia. Chú trọng đến công tác đào tạo là một chủ trương đúng, đáp ứng yêu cầu XKLĐ có chất lượng cao, đồng thời cung ứng cho thị trường lao động trong nước. Với cách đi của riêng mình LOD luôn đi trước, đón đầu để trở thành một trong những cơ sở đào tạo nghề đạt tiêu chuẩn của Tổng cục dạy nghề.
Thứ hai, bộ phận thị trường của công ty đã có ý thức trong việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường, biết phối hợp với các bộ phận chức năng của công ty, các cơ quan chủ quản nhà nước để đưa ra chiến lược thị trường phù hợp từng thời kỳ. Đặc biệt, nhờ phần tích rõ bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thận trọng củng cố thị trường truyền thống, đóng cửa những thị trường mới mở tập trung vào đào tạo nguồn lực chất lượng mà năm 2008 LOD đã không gặp rủi ro như nhiều công ty khác. Khi thị trường lao động phục hồi, đối tác yêu cầu lao động có chất lượng. Đến lúc này, LOD có thể tung ra nguồn lao động đã đào tạo và giành nhiều đơn hàng lớn ừ những thị trường vốn dĩ khó tính.
Cơ cấu lao động xuất khẩu của công ty khá cân đối. Chủ yếu nhờ khâu tuyển chọn đầu vào khắt khe, LOD đã lựa chọn những TNS có năng lực. Đội ngũ lao động xuất khẩu của công ty đa phần tốt nghiệp trung học phổ thông, số còn lại trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học (chiếm tỷ trọng không cao).
Thứ ba, thương hiệu của công ty đã được người lao động biết đến cũng như đối tác thừa nhận. LOD đã được tổ chức QUACERT cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000