- Các trung tâm xuất khẩu lao động:
1 Vốn điều lệ sau khi phát hành
3.4.2.1. Lựa chọn thị trường căn cứ vào sơ đồ SWOT
Bảng: Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường
Điểm mạnh (S)
1. Chất lượng nguồn lao động được đào tạo tốt
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.
3. Lod là một thương hiệu uy tín trên thị trường XKLĐ 4. Đội ngũ cán bộ có năng lực, chuyên môn Điểm yếu (W) 1. Trình độ lao động chưa đồng đều
2. Công tác quản lý người lao động ở nước ngoài còn nhiều yếu kém.
4. Công tác Marketing chưa chuyên nghiệp
5. Thị trường chưa được mở rộng
Cơ hội (O)
1. Môi trường kinh tế chính trị trong nước ổn định. 2. Việt Nam là thành viên của WTO
3. Đảng và Nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển ngành xuất khẩu lao động 4. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã có dấu hiệu phục hồi. Thị trường lao động các nước ấm dần lên
Chiến lược (O/S)
1. Thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện tại, thị trường mới.
2. Mở rộng thị trường bằng việc cung cấp nguồn lao động có chất lượng cao. 3.Tận dụng mọi nguồn lực hiện có để xuất khẩu
Chiến lược O/W
1. Chiến lược phát triển sâu hơn vào thị trường đã có. 2. Nâng cao chất lượng công tác Marketing.
Thách thức (T):
1. Dư âm khủng hoảng vẫn còn.
2. Cạnh tranh nguồn lao động từ các quốc gia khác. 3. Hệ thống văn bản chính sách chưa hoàn thiện và chưa đồng bộ
Chiến lược (T/S)
1.Giữ vững thị phần
2. Tăng cường chiến lược Marketing xúc tiến bán hàng.
Chiến lược T/W
1. Thu hẹp thị trường, xúc tiến hoạt động đào tạo lao động có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao.
(Nguồn: phân tích tác giả)
Hiện nay, công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD là một công ty có uy tín và thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh công ty còn có những điểm yếu cần khắc phục. Do đó việc lựa chọn chiến lược phát triển thị
trường của công ty cần căn cứ tất cả những tác động từ môi trường ngành và khả năng thực tế của doanh nghiệp. Các khả năng có thể xảy ra:
*Nếu công ty lựa chọn chiến lược theo chiều sâu: cung ứng lao động ở thị trường truyền thống, nâng cao chất lượng lao động cũng như dịch vụ cung ứng
Ưu điểm:
- Tận dụng được ưu thế đã có từ lâu để duy trì mối quan hệ đồng thời có điều kiện tăng số lượng lao động xuất khẩu từ thị trường này.
- Giữ vị trí vững mạnh trên khu vực thị trường truyền thống, tạo được vị thế vững chắc nhờ hiểu biết rõ nhu cầu và mong muốn của bên đối tác. Ít nhiều, công ty đã có thời gian dài phản ứng với những đơn hàng, hiểu được phong tục, tập quán, yêu cầu của đối tác.
- Những đối thủ tiềm ẩn gặp khó khăn là phải vượt qua lòng trung thành của đối tác mà công ty xây dựng được.
Nhược điểm:
-Thị trường doanh nghiệp chỉ là những thị trường truyền thống
- Rủi ro khi nhu cầu từ thị trường giảm sút hoặc khi đối tác có nhiều lựa chọn gây sức lớn cho doanh nghiệp cả về lương, lẫn chất lượng lao động, công ty khó có khả năng thay đổi tình thế hoặc khi đó đối thủ cạnh tranh lớn hơn thâm nhập sâu vào thị trường đó.
- Cần phải có các biện pháp Marketing mạnh và chuyên nghiệp, có đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, trình độ kỹ thuật của người lao động… mới có thể phát triển sâu hơn vào thị trường này.
* Nếu công ty thu hẹp thị trường
Ưu điểm:
- Hạn chế rủi ro trong kinh doanh
- Có điều kiện nghiên cứu kỹ những biến động phức tạp của thị trường, có điều kiện tập trung mọi nguồn lực đào tạo nguồn lực đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ vị họ cung cấp chất lượng và dịch vụ tốt hơn mà các đối thủ có thể không thể có.
Nhược điểm:
- Ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp - Mất đi nhiều bạn hàng quen thuộc mà công ty đã xây dựng từ lâu
- Tập trung vào một đoạn thị trường nhỏ sẽ làm chi phí đào tạo tăng cao, lãng phí cơ sở vật chất mà công ty đã và đang xây dựng. Chi phí cao sẽ làm giảm khả năng lợi nhuận.
* Nếu doanh nghiệp phát triển thị trường theo chiều rộng
Ưu điểm:
- Mở rộng thị trường sang nhiều quốc gia hơn - Tăng thị phần của mình
Nhược điểm:
- Theo đuổi chiến lược mở rộng thị trường doanh nghiệp phải đối mặt với ba thách thức: mở rộng thêm thị trường, bảo vệ thị phần và mở rộng thị phần.
- Không xác định đâu là thị trường mục tiêu để đầu tư trọng điểm
- Việc đầu tư công nghệ, nguồn lực, tài chính cho phát triển theo chiều rộng là tốn kém
Từ những phương án lựa chọn trên và căn cứ vào điều kiện thực tế thị trường hiện nay của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD nên lựa chọn chiến lược: "Thâm nhập sâu và giữ vững thị trường hiện có và phát triển mở rộng thêm thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Trung Đông, để tăng số lao động xuất khẩu - kinh doanh có hiệu quả".
Lý do lựa chọn chiến lược:
- Công ty đã có uy tín và thương hiệu ở nhiều thị trường truyền thống như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia…Lao động của LOD trên những thị trường này được đánh giá cao, nhiều lao động được chủ tiếp nhận quý mến. Đánh giá về hoạt động XKLĐ của LOD tại thị trường Nhật Bản, đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản – ông Nguyễn Phú Bình nhận xét: “ LOD là một doanh nghiệp làm ăn có bài bản, vững chắc, tạo được uy tín với các đối tác Nhật Bản”.
- Công ty đã có những bước đệm cho việc tìm kiếm, mở rộng thị trường mới. 2 năm gần đây LOD đã tập trung cho công tác đào tạo, đặc biệt là việc đào tạo lao động xuất khẩu có chất lượng cao. Năm 2007, LOD đã được cấp giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 của QUACERT.
- Thị phần hiện nay của công ty khá lớn,
- Thị trường truyền thống vẫn duy trì tốt, đặc biệt là các đối tác từ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia...
động
- Bộ phận Marketing hoạt động chưa có hiệu quả , song có thể khắc phục bằng nhiều biện pháp: tổ chức bộ phận marketing riêng với đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp, năng lực tốt; trang bị tốt thiết bị thu thập và xử lý thông tin thị trường, phân tích tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của phía đối từ đó đàm phán ký kết được nhiều đơn hàng.
Với những lý do trên đã hình thành chiến lược phát triển thị trường của Công ty trong giai đoạn 2010 - 2020.