V: Thu nhập của người lao động sau khi đã khấu trừ phần phải nộp
d) Về chế độ tài chính đối với các công ty xuất khẩu lao động
- Thu từ người lao động các khoản phí dịch vụ cần thiết như: bảo hiểm, phí đào tạo, ăn ở…
- Hoàn trả lại tiền đặt cọc cho người lao động trong vòng một tháng kể từ ngày người lao động hoàn thành hợp đồng về nước hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không gây thiệt hại về kinh tế cho tổ chức xuất khẩu lao động. - Nộp phí bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cao hơn theo quy định của Chính phủ
sau khi trích thu từ tiền lương hàng tháng của người lao động.
- Tổ chức xuất khẩu lao động không được thu thêm của người lao động bất kỳ một khoản nào ngoài một số phí đào tạo, huấn luyện trước khi đi, chi phí khám sức khỏe, làm hồ sơ, chi phí kiểm tra tay nghề, ngoại ngữ nhưng không quá 1 triệu đồng.
- Các khoản chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp như:
Phí quản lý: Theo quy định tại khoản 12 điều 13 Nghị định 152, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải nộp phí quản lý cho Cục quản lý lao động với nước ngoài –
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức quản lý 1% số phí dịch vụ doanh nghiệp thu của người lao động. Doanh nghiệp tạm nộp phí quản lý đăng ký hợp đồng theo số lượng lao động đăng ký, mức lương và thời hạn hợp đồng. Phí này được quyết toán hàng năm theo thực tế.
Kể từ sau ngày 11/08/2003, doanh nghiệp nộp 1% số phí dịch vụ xuất khẩu lao động này vay vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động.
Phí hoa hồng môi giới: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam phải chi phí môi giới, tư vấn, dịch vụ việc làm cho phía nước ngoài để khai thác hợp đồng, quản lý người lao động.