Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008.DOC (Trang 62 - 64)

- Các trung tâm xuất khẩu lao động:

b Tỷ suất lợi nhuận sau

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Công tác tạo nguồn, đào tạo lao động dự trữ, đào tạo nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng, ý thức cho người lao động ở một số đơn vị chưa được quan tâm và

đầu tư đúng mức.

- Công tác chăm sóc khách hàng ở một số đơn vị còn hạn chế, chưa xây dựng được quy trình chăm sóc khách hàng, đặc biệt đối với người lao động, đối tác trong và ngoài nước.

- Công tác đào tạo và bồi dưỡng, quản lý cán bộ chưa đáp ứng kịp thời với quy mô phát triển và đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ SXKD. Một số cán bộ chủ chốt trong các đơn vị còn thiếu kinh nghiệm quản lý. Sự phối kết hợp, trao đổi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm giữa các đơn vị trong Công ty còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp.

- Công tác tiền lương, thi đua khen thưởng còn hạn chế, biện pháp hiện tại chưa thật sự hữu hiệu để khuyến khích người lao động hăng hái tham gia vào SXKD.

- Ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác quản lý còn triển khai chậm, chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Cụ thể như phần mềm phục vụ công tác quản lý XKLĐ, quản lý nhân sự - tiền lương, chia sẻ thông tin dữ liệu qua mạng nội bộ hoặc quảng cáo trên Web.

- Các hoạt động về quản trị cần được quan tâm và có giải pháp phù hợp như: quản trị nhân sự, quản trị hành chính, chăm sóc khách hàng, áp dụng ISO trong quản lý, đào tạo và XKLĐ.

- Hoạt động du lịch, thương mại xuất nhập khẩu chưa phát huy hết lợi thế, vọng quay vốn còn chậm, doanh thu và hiệu quả còn thấp.

Vài năm gần đây số lượng lao động xuất khẩu của doanh nghiệp này ngày một giảm sút, thậm chí doanh nghiệp đã mất hẳn một số thị trường. Đặc biệt, năm 2009 số lao động xuất khẩu của doanh nghiệp này khiêm tốn chỉ vẻn vẹn còn chưa đầy 1000 người. Trong khi đó nhu cầu lao động xuất khẩu của các thị trường Nhật Úc,Ca Na Đa, châu Mỹ ,châu Âu nhất là thị trường Liên bang Nga và Ucrai ..ngày càng cao nhưng LOD không đáp ứng đựợc.

Nguyên nhân chính của sự mất cân bằng giữa cung và cầu nằm trong chất lượng lao động. Hiện nay do tình hình phát triển công nghệ ở thị trường của các nước tiên tiến ngày một nhanh nên yêu cầu lao động có chuyên môn, có chất lượng thay vì nhập lao động phổ thông trước đây. Trước tình hình như vậy nên LOD đang có một chiến lược cấp thiết để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu để sau năm năm nữa doanh nghiệp này có thể đáp ứng việc xuất bình quân 5000 lao động có chất lượng sang các thị trường có nhu cầu. Để thực hiện mục tiêu này từ vài năm trở Công ty đã thành lập các trung tâm đào tạo lao dộng xuất khẩu và năm 2008

này LOD đang thực hiện dự án thành lập trường cao đẳng dậy nghề tại Hưng Yên.Vói trung tâm và Trường cao đẳng này,LOD sẽ hợp tác với các chuyên gia ,giáo viên,các công nhân lành nghề của các nư ớc để đào tạo về chuyên môn ,văn hoá ,kĩ năng sống và cả tập tục sinh hoạt của các thị trường…cho lao động xuất khẩu.

Từ định hướng của một Công ty xuất khẩu lao động, chúng ta thấy rõ hơn bao giờ hết ,trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cũng như nhân lực tại các cơ sở ,các ngành kinh tế VN trong thời kì hội nhập hiện nay thì việc coi trọng chất lượng lao động và có kế họach đào tạo gấp rút ,có bài bản phải được đặt lên hàng đầu. Có như vậy chúng ta mới nhanh chóng khăc phục đựoc tình trạng thiếu và yếu lao động , một tình trạng gây khó khăn lớn cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008.DOC (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w