Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008.DOC (Trang 37 - 39)

V: Thu nhập của người lao động sau khi đã khấu trừ phần phải nộp

e) Công tác quản lý lao động ở nước ngoài.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Hầu hết các nước XKLĐ mạnh ở châu Á đã có quá trình XKLĐ từ những năm 1970, mà thị trường lao động có sức hút lớn là các nước Trung Đông và gần đây là thị trường lao động Đông Bắc Á, Đông Nam Á, nơi có nhiều nước có sự tăng trưởng kinh tế cao. Quy mô XKLĐ trung bình hàng năm của các nước dao động khoảng 1% - 1,8% dân số. Philippin vẫn là nước có quy mô XKLĐ lớn nhất. Qua thực tiễn XKLĐ của các nước trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Chính phủ các nước đều coi chương trình việc làm ngoài nước là chương trình quốc gia nên đã tập trung chỉ đạo và hỗ trợ cho chương trình này thực hiện có hiệu quả, đặc biệt trong công tác mở rộng thị trường. Nhiều hiệp định được thỏa thuận song phương cấp Chính phủ đã được ký kết nhằm chủ động trong việc cung ứng và bảo vệ quyền lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hay tổ chức XKLĐ hoạt động.

-Về quản lý Nhà nước đều tập trung vào một cơ quan Chính phủ, đó là Bộ lao động. Cơ quan quản lý nhà nước đều quản lý chặt chẽ đến từng người lao động. Vai trò của đại sứ quán nước ngoài đặc biệt quan tâm và phát huy hiệu quả. Thông qua tùy viên lao động, các hợp đồng được thẩm định chặt chẽ, kỹ lưỡng, đồng thời công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi cho người lao động nước ngoài được tổ chức chặt chẽ hơn, giúp lao động yên tâm khi đi làm việc ở nước ngoài. Nhiều thị trường lao động được khai thông do tác động của Đại sứ quán. Do vậy, các doanh nghiệp XKLĐ phải thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với các hệ thống này.

- Các nước đã đưa quan điểm xúc tiến việc làm ngoài nước và hoạt động XKLĐ vào Bộ luật lao động, để từ đó đưa ra các văn bản dưới luật thực hiện quản lý nhà nước từ khâu ký kết hợp động, tổ chức tuyển chọn, đưa đi, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài cho đến khi hết hạn hợp đồng trở về nước, thực hiện các chế

độ bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nhà nước, các công ty cung ứng lao động và người lao động; các hình thức thưởng phạt để xủa lý các vấn đề phát sinh liên quan đến XKLĐ.

Hệ thống pháp luật và các quy định dưới luật về XKLĐ minh bạch, chặt chẽ, nhưng cũng rất thông thoáng tạo chủ động cho người lao động và các doanh nghiệp XKLĐ

- Chính phủ khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho mọi thành phần kinh tế (Nhà nước, tư nhân) tham gia tìm việc làm ngoài nhà nước. Các ngành chức năng có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả chương trình việc làm ngoài nước của mình. Với chủ trương này, các doanh nghiệp XKLĐ cần phát huy sử ủng hộ của Nhà nước để tạo điều kiện để cán bộ và người lao động xuất khẩu của mình tham gia vào hoạt động XKLĐ đặc biệt là công tác khai thác thị trường.

- Hầu hết các nước đều thực hiện quan điểm phát triển thị trường lao động đi đôi với bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài. Chính phủ các nước đều có chiến lược, chương trình tiếp thị ngoài nước rõ ràng và giao cho các cơ quan chính phủ thực hiện theo sự phân công, phân nhiệm giữa các Bộ. Cơ quan đại diện ở nước ngoài là nơi cung cấp thông tin và định hướng thị trường cho các doanh nghiệp. Chính phủ quy định các điều kiện tối thiểu để đưa lao động ra nước ngoài làm việc: loại ngành nghề, mức lương tối thiểu, thời gian làm việc, bảo hiểm rủi ro, điều kiện ăn ở của người lao động và các điều kiện khác nhằm đảm vảo quyền lợi cho người lao động.

- Công tác đào tạo cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đặc biệt được chú ý. Điều này sẽ giúp nâng cao trình độ lao động và tăng sức cạnh tranh của lao động trên thị trường thế giới. Các nước đều hình thành trung tâm đào tạo Quốc gia và quản lý nhà nước về đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các chương trình khung được thống nhất cho mọi trung tâm đào tạo nhằm trang bị cho người lao động những hiểu biết cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp thực hiện chuẩn theo các chương trình khung và có mối liên hệ chặt chẽ với trung tâm đào tạo quốc gia.

- Bên cạnh việc học tập những kinh nghiệm thành công của các nước XKLĐ mạnh, Việt Nam cũng cần chú ý tới những vấn đề còn tồn tại ở những nước này để rút kinh nghiệm khi tổ chức xuất khẩu lao động. Ví dụ điển hình như Indonesia, mặc dù số lượng lao động xuất khẩu rất lớn nhưng chất lượng lao động vẫn chưa được

chú ý đúng mức, việc quản lý lao động còn lỏng lẻo nên tồn tại rất nhiều lao động bất hợp pháp Indonesia làm việc ở nước ngoài. Không phải bất kỳ đại sứ quán Indonesia nào cũng có nhân viên chuyên nghiệp để xúc tiến việc làm và quản lý lao động ở nước tiếp nhận lao động. Bên cạnh đó, Indonesia còn thiết các thỏa thuận song phương với các nước tiếp nhận lao động; thiếu sự liên kết giữa các cơ quan đại diện Indonesia ở nước ngoài với các công ty tuyển mộ tư nhân trong nước. Do vậy, Nhà nước trước hết cần có các thỏa thuận song phương về tiếp nhận lao động với các quốc gia khác và phải xây dựng được cơ quan đại diện và quản lý lao động ở nước ngoài thì hoạt động XKLĐ mới phát triển bền vững và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008.DOC (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w