- Cự ly tính cước tối thiểu trên đường sắt Việt Nam là 30 km( hàng hoa vận chuyển trên cự ly dưới 30km được tính là 30 km).
1. Kết quả đạt được
/ .1.Thuận lợi
- Đường sắt Việt Nam bất đầu xây dựng và phát triển từ năm 1881 đến nay đã trên 120 năm, tổng chiều dài đường sắt dang khai thác là 2632 k m đường chính tuyến. Mạng lưới đường sắt Việt Nam được hình thành từ các tuyến trục giao thông quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước, gắn kết với giao thông đường bộ, dường sông và đường biển. Trong đó đường sắt liên vận quốc t ế được nối lại từ ngày 14 /2/1996 thực hiện nghiệp vụ vận chuyển hàng hoa, hành khách liên vận quốc tế giữa nước ta với nước khác, đặc
biệt là với Trung Quốc, quốc gia láng giềng hữu nghị lâu dời vối nước ta. - Những năm gần đây k i m ngạch đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không ngừng tăng lên, một số khu chế xuất và xí nghiệp liên doanh đã đi vào hoạt động dẫn đến nhu cẩu vận tải nguyên vật liệu và sản phẩm hàng hoa đang có xu hướng tăng mạnh. Hiện nay trên thị trường vận tải t h ế giới xu t h ế vận chuyển hàng hoa bứng Container đang phát triển mạnh, sự phát triển của phương thức vận tải Container sẽ tác dộng đến cơ cấu hàng hoa vận chuyển bứng đường sắt của Việt Nam trong thời gian tới.
- Hầu hết các tuyến đường sất liên vận quốc tế đều chạy song song với đường bộ. Đây là điều kiện tốt để ngành đường sắt cạnh tranh với ô tô và các phương thức vận tải khác nhờ chi phí thấp, vận chuyển với khối lượng lớn và đặc biệt đối với vận tải Container sẽ được áp dụng và phát triển mạnh trong tương lai.
- Dựa trên ưu thế của việc vận chuyển được hàng hoa cồng kềnh, trọng tải lớn, m à trên thực tế đa số hàng hoa chuyên chở trên hai tuyến liên vận quốc t ế đều là các loại hàng hoa nguyên nhiên liệu như than đá, quặng các loại, sắt thép k i m loại, vôi gạch ngói kính... nên trong tương lai việc áp dụng vận chuyển hàng hoa xuất nhập khẩu bứng đường sắt sẽ ngày càng khởi sắc, vì với các mặt hàng cồng kềnh như trênnếu vận chuyển bứng ô tô thì cần có loại ô tô chuyên dụng, điều này sẽ gây hư hỏng mặt đường do tải trọng trục quá lớn. Mặt khác, vận chuyển Container với những ưu t h ế rõ nét đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong vận chuyển hàng hoa xuất nhập khẩu, m à khối lượng mỗi Container vận chuyển : Container 20 feet nặng 20 tấn, 40 feet nặng 30 tấn nên xu thế chủ yếu hiện nay là dùng đưòng sắt chuyên chở Container sang những thị trường lân cận.
- Về cơ sở vật chất, trong những năm qua, trước những khó khăn và thử thách của cơ chế thị trường Ngành Đường sắt nói chung và công ty vận tải hàng hóa đường sắt nói riêng không ngừng tự đổi mới để vươn lên, khối lượng vận tải và doanh thu năm sau cao hơn năm trước, việc đóng mới các toa xe của
ngành đường sắt cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể, ngang với sản phẩm của các nước trong khu vực. Ngoài ra, Nhà nước đã tập trung ưu tiên về vốn, kỹ thuật cho Ngành đường sắt, do đó các công trình hạ tâng cơ sở giao thông vận tải như cầu đường, nhà ga, đường ray... đã được đầu tư xây dựng, đến nay đã có nhiều công trình được đưa vào sị dụng có hiệu quả, các ga trên tuyến được đầu tư trang thiết bị mới, nhiều ga có điều kiện thuận lợi để tổ chức xếp dỡ Container.
- Do trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế nước ta còn yếu, tiền dành để đẩu tư, làm mới tuyến đường còn hạn chế nên việc tận dụng mạng lưới đường sắt sẵn có cho việc vận chuyển hàng hoa là cần thiết và có tính k i n h tế. Đây là ưu thế rõ rệt của vận tải đường sắt.
- Thông qua hai tuyến đường sắt liên vận quốc tế hiện tại và tuyến đường sắt xuyên Á sắp được xây dựng trong tương lai, Ngành đường sắt thông qua quá trình hội nhập và hợp tác có thể tranh thủ được nguồn vốn và kỹ thuật tiên tiến để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, đổng thời có điều kiện để học tập và trao đổi với nước bạn Trung Quốc và trong tương lai là các nước Á Â u để nâng cao trình độ cho cán bộ về cả quản lý và kỹ thuật do Đường sắt Việt Nam đã có nhiều năm hợp tác đường sắt liên vận vói Tổ chức hợp tác Đường sắt các nước X H C N (OSZD) và có một số năm tham gia hợp tác đường sắt với các nước ASEAN. Hiện nay các nước ASEAN đang tích cực triển khai dự án phát triển tuyến đường sắt Singapore - Côn M i n h trong đó có hơn 2000 k m chạy qua Việt Nam. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với đường sắt Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Ngoài ra các doanh nghiệp trong Ngành Đường sắt cũng có cơ hội mở rộng và thâm nhập thị trường nước ngoài, trước mắt là thị trường Trung Quốc nhiều tiềm năng, tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế trên cơ sở các khuôn khổ pháp lý và các Hiệp định cam kết khu vực và quốc t ế qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài, tạo động lực cho ngành phát triển mạnh hơn trong tương lai.
1.2. Lợi thế cạnh tranh của vận tải bằng đường sất so với các phương