II. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
1.5. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân
giai đoạn 2003-2007.
Trong những năm qua, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của Bảo Việt Nhân Thọ, BVNT Hà nội cũng đã thu được những kết quả to lớn trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt nam. Doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm và luôn chiếm một thị phần quan trọng trong thị trường BHNT. Điều này cho thấy BVNT Hà nội đang tự khẳng định mình trên thị trường BHNT Việt nam.
Bảng 3: Kết quả kinh doanh của BVNT Hà Nội (2003-2007) Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Số HĐKTM(HĐ) 18519 13132 10901 9741 10196 Tốc độ tăng (%) _ -29,09 -16,99 -10,64 4,67 PĐTKTM (tỷ đồng) 28,067 20,846 17,018 18,613 23,695 Tốc độ tăng (%) _ -25,72 -18,36 9,37 27,3 PĐTKTM/HĐKTM (triệu đồng/HĐ) 1,51 1,58 1,56 1,91 2,32 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 204 215 212 212 220 Tốc độ tăng (%) _ 5,39 -1,39 0 3,77
Nguồn: Bảo Việt Nhân Thọ Hà nội
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, do thị trường cạnh tranh gay gắt, mà 5 năm qua số hợp đồng khai thác mới của công ty liên tục giảm. Năm 2003 là 18519 hợp đồng đến năm 2004 giảm mạnh 29,09% xuống còn 13132 hợp đồng. Năm 2005 số hợp đồng khai thác mới tiếp tục giảm xuống còn 10901 hợp đồng tức là giảm 16,99% so với năm 2004. Và năm 2006 con số này là 9741 hợp đồng bằng 89,36% năm 2005. Riêng năm 2007 số hợp đồng khai thác mới có chút khởi sắc tăng 4,67% tương ứng với 10196 hợp đồng. Nguyên nhân của hiện tượng số hợp đồng khai thác mới giảm mạnh trong các năm 2004, 2005, 2006 là do đây được coi là 3 năm khủng hoảng của thị trường bảo hiểm nhân thọ do người dân không còn mặn mà với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư chuyển dần sang các kênh huy động vốn khác trên thị trường như ngân hàng, chứng khoán. Năm 2004 là năm có số hợp đồng khai thác mới giảm sút mạnh nhất gần 30% là do bên cạnh chịu ảnh hưởng của những yếu tố vừa nêu thì năm 2004 còn là năm chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Do vậy, cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân và nhu cầu mua các sản phẩm bảo hiểm. Riêng năm 2007 có sự khởi sắc là do công ty đã triển khai một loạt các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đó là các sản phẩm bảo
hiểm nhóm “An nghiệp thành công”, sản phẩm bảo hiểm liên kết ngân hàng “An tâm tiết kiệm”, “An tâm bảo tín”. Phí đầu tiên khai thác mới cũng có sự biến động. Phí đầu tiên khai thác mới năm 2003 là 28,067 tỷ đồng thì năm 2004 chỉ còn 20,846 tỷ đồng tức là giảm 25,72%. Năm 2005 tiếp tục giảm 18,36% còn 17,018 tỷ. Nguyên nhân là do số hợp đồng khai thác mới giảm do đó cũng ảnh hưởng đến kết quả phí đầu tiên khai thác mới. Trong 3 năm 2003, 2004, 2005 số hợp đồng khai thác mới giảm, phí đầu tiên khai thác mới cũng giảm tương ứng do vậy PĐTKTM/HĐKTM giữ ở mức ổn định hơn 1,5 triệuđ/HĐ. Sang năm 2006 số hợp đồng khai thác mới giảm nhưng phí đầu tiên khai thác mới lại tăng 9,37% đạt 18,613 tỷ làm cho PĐTKTM/HĐKTM tăng lên 1,91 triệuđ/HĐ. Và năm 2007 số hợp đồng khai thác mới có tăng lên chút ít nhưng phí đầu tiên khai thác mới tăng lên nhiều hơn, tăng 27,3% đạt 23,695 tỷ đồng đã đẩy PĐTKTM/HĐKTM lên 2,32 triệuđ/HĐ. Đây là con số cao nhất trong 5 năm vừa qua thể hiện phí bảo hiểm trên mỗi hợp đồng có xu hướng tăng lên.
Mặc dù số hợp đồng khai thác mới giảm nhưng doanh thu nhìn chung vẫn tăng do phí bảo hiểm mỗi hợp đồng có xu hướng tăng lên.Năm 2003, tổng doanh thu phí BHNT của toàn thị trường đạt 6.441 tỷ đồng thì doanh thu phí BHNT của Bảo Việt Nhân Thọ là 2.606 tỷ đồng, chiếm 40,46% thị phần, cao nhất trong các doanh nghiệp kinh doanh BHNT( Prudential đạt 2.557 tỷ đồng chiếm 39,69%, AIA đạt 356 tỷ đồng chiếm 5,52% thị phần, Manulife đạt 780 tỷ đồng chiếm 12,1% thị phần, Dai-ichi Life đạt 140 tỷ đồng chiếm 2,1% thị phần). Đặc biệt, năm 2003 là năm Bảo Việt Nhân Thọ đã đạt tới điểm hòa vốn sau 7 năm kinh doanh . Đây là một kết quả khá quan trọng, đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn kinh doanh có lãi của Bảo Việt Nhân Thọ. Đóng góp vào thành tích chung, BVNT Hà Nội năm 2003 đạt doanh thu 204 tỷ đồng. Năm 2005, năm 2006 thị trường BHNT phải đối đầu với xu hướng bão hòa và hủy bỏ hợp đồng cho nên doanh thu phí 2 năm nay của BVNT Hà Nội có sự giảm sút và chững lại( đạt 212 tỷ đồng doanh thu). Nhưng đến năm 2007 có sự khởi sắc trở lại BHNT làm cho doanh thu năm nay của BVNT Hà Nội tăng lên con số là 220 tỷ đồng. Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu trong 5 năm này là 1,90%.
Trong đó, tăng cao nhất là năm 2007(đạt 220 tỷ) do trong năm này, kinh tế thủ đô tiếp tục tăng trưởng và ổn định ở mức khá cao, thu nhập bình quân của người dân ổn định đã tạo điều kiện thuậ lợi cho việc phát triển BHNT. Bên cạnh đó, do trong năm 2007, công ty đã cung cấp nhiều sản phẩm mới đem lại cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn. Hơn nữa, sau một thời gian xâm nhập thị trường, đến nay một số công ty BHNT nước ngoài đã có những biểu hiện chững lại và không còn giữ được chất lượng phục vụ như ban đầu. Do vậy, kết quả mà công ty thu được tương đối khả quan. Công ty cần nỗ lực hơn nữa để phát huy những kết quả đạt được.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty không chỉ được thể hiện ở các chỉ tiêu số hợp đồng khai thác mới, phí đầu tiên khai thác mới, tổng doanh thu mà còn được thể hiện ở đội ngũ cán bộ, đại lý tư vấn viên mà công ty sử dụng. Vì đại lý, tư vấn viên là lực lượng bán hàng nòng cốt và hiệu quả nhất của công ty.
Bảng 4: Tổng số đại lý và tư vấn viên tuyển mới của BVNT Hà nội (2003-2007).
Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 TVV tuyển mới(người) 1053 429 358 229 243 Tổng số đại lý (người) 1375 1263 990 825 880
Nguồn: Bảo Việt Nhân Thọ Hà nội
Từ bảng số liệu ta có thể thấy số tư vấn viên tuyển mới cũng như tổng số đại lý đều giảm qua các năm 2003, 2004,2005, 2006 trong đó giảm mạnh nhất là năm 2004- năm mở đầu cho chuỗi 3 năm khủng hoảng của BHNT. Năm 2003 số tư vấn viên tuyển mới là 1053 người thì năm 2004 chỉ còn là 429 người tức là giảm 59,26%. Lý do số lượng tư vấn viên tuyển mới cũng như số đại lý giảm mạnh đó là do thị trường BHNT đã bão hòa, nghề tư vấn bảo hiểm không còn hấp dẫn nữa. Mặt khác, do sức ép cạnh tranh do đó việc khai thác bảo hiểm cũng trở nên khó khăn hơn. Và hơn nữa, trong những năm qua, công ty cũng đã quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng khai thác và phục vụ của đại lý, tư vấn viên do đó công tác tuyển dụng cũng
ngày càng sát sao và kỹ lưỡng hơn. Riêng năm 2007 cả số lượng tư vấn viên tuyển mới cũng như số đại lý đều có tăng lên chút ít là do trong năm 2007, thị trường BHNT đã dần thoát khỏi khủng hoảng và công ty tung ra thị trường một số sản phẩm mới và đã có nhiều biện pháp khá hiệu quả khuyến khích đại lý khai thác hợp đồng, làm cho đại lý thêm tin tưởng và tận tâm với công việc. Và do vậy điều này đã thu hút số tư vấn viên tuyển mới.
Để đánh giá hoạt động của công ty không thể không nhắc đến các hoạt động phục vụ khách hàng của công ty sau bán hàng. Đó là các hoạt động chăm sóc khách hàng duy trì hợp đồng, các hoạt động chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng.
Bảng 5:Tình hình chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng của BVNT Hà nội (2003-2007).
Năm
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Hồ sơ đáo hạn (HĐ) 7700 7400 9800 8300 7600
Tiền đáo hạn (tỷ đồng) 82 85 140 125 135
Hồ sơ bồi thường (HĐ) 420 630 760 810 730
Tiền bồi thường( tỷ
đồng) 1,2 1,6 1,4 1,8 2,1
Nguồn: Bảo Việt Nhân Thọ Hà nội
Ngày 01/08/2001 Bảo việt Nhân Thọ tự hào là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên chi trả tiền đáo hạn cho khách hàng đầu tiên tạo nên niềm tin tưởng của khách hàng đối với công ty. Trong những năm qua, việc chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng của BVNT Hà nội được thực hiện khá tốt. Quan sát bảng số liệu ta có thể thấy, chi trả quyền lợi đáo hạn chiếm tỷ trọng khá cao. Còn chi bồi thường chỉ chiếm một phần nhỏ. Đặc biệt, năm 2005 là năm chi trả quyền lợi đáo hạn lớn nhất. Lý do là phần lớn các sản phẩm của Bảo Việt Nhân Thọ đều ra đời năm 2001 và đến năm 2005 là năm đáo hạn cho những hợp đồng 5 năm này. Vì vậy, chi đáo hạn năm 2005 lên tới 140 tỷ đồng.
Đánh giá hiệu quả kinh doanh là cách đánh giá chính xác nhất về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh theo doanh thu phí là sự so sánh giữa chi phí bỏ ra và doanh thu phí thu về được. Nó phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra công ty sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.Còn hiệu quả kinh doanh theo lợi nhuận là sự so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về. Hiệu quả kinh doanh của BVNT Hà Nội giai đoạn 2005- 2007 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Hiệu quả kinh doanh của BVNT Hà Nội(2005-2007).
Chỉ tiêu Năm Doanh thu (triệu đồng) Chi phí (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) Doanh thu/chi phí Lợi nhuận/Chi phí 2005 212.000 164.687 47.313 1,287 0,287 2006 212.000 150.970 61.030 1,404 0,404 2007 220.000 164.530 55.470 1,337 0,337
Nguồn: Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng hiệu quả kinh doanh của công ty mặc dù có sự biến động tăng giảm nhưng trong suốt 3 năm công ty đều kinh doanh có lãi. Năm 2005 tỷ lệ doanh thu/ chi phí đạt 1,287 tức là với một đồng chi phí bỏ ra công ty thu được 1,287 đồng doanh thu và 0,287 đồng lợi nhuận. Năm 2006 mặc dù tình hình khai thác mới có sự giảm sút nhưng do quản lí được chặt chẽ các khoản chi, chi tiết kiệm và hiệu quả và chi cho đáo hạn giảm do vậy mà hiệu quả kinh doanh của công ty vẫn tăng đạt 1,404 đồng doanh thu trên 1 đồng chi phí bỏ ra . Năm 2007 hiệu quả kinh doanh của công ty có giảm xuống một chút nhưng vẫn cao hơn năm 2005( đạt 1,337 đồng doanh thu trên 1 đồng chi phí) là do doanh thu phí có tăng nhưng chi phí năm này lại tăng nhanh hơn doanh thu. Sở dĩ như vậy là do trong năm 2007 giải quyền quyền lợi bảo hiểm cũng như chi trả đáo hạn đều tăng, công ty tung ra thị trường một số sản phẩm mới nên có chính sách tăng chi hoa hồng để khuyến khích đại lí giỏi khai thác hợp đồng và do yếu tố lạm phát nên chi phí cho công tác quản lí, cải tiến chất lượng dịch vụ, chi khác đều tăng.Và như vậy, để tăng hiệu quả kinh doanh của BVNT Hà Nội năm 2008 cần phải đẩy mạnh hiệu quả của công tác khai
thác, duy trì hợp đồng, đồng thời cũng cần thực hiện thực hành tiết kiệm để giảm các khoản chi nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.