Hủy bỏ hợp đồng theo thời gian

Một phần của tài liệu Thực trạng hủy bỏ hợp đồng BHNT tại Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội- nguyên nhân và giải pháp khắc phục.DOC (Trang 70 - 73)

III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VỀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG BHNT TẠ

3.2. Hủy bỏ hợp đồng theo thời gian

Bảng 8: Tình hình hủy bỏ hợp đồng theo thời gian tại BVNT Hà Nội( 2005- 2007). Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số HĐ huỷ(HĐ) Tỷ lệ huỷ HĐ/hiệu lực(%) Số HĐ huỷ(HĐ) Tỷ lệ huỷ HĐ/hiệu lực(%) Số HĐ huỷ(HĐ) Tỷ lệ huỷ HĐ/hiệu lực(%) Huỷ trong 14 ngày 28 0,038 35 0,048 34 0,045 Huỷ HĐ có hiệu lực dưới 2 năm 125 0,17 225 0,309 145 0,195 Huỷ HĐ có hiệu lực trên 2 năm 2220 3,012 2100 2,893 1515 2,04 Tổng 2373 3,22 2360 3,25 1694 2,28

(Nguồn:Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội)

a) Hủy bỏ hợp đồng trong 14 ngày: Có thể thấy rằng tỷ lệ số hợp đồng hủy bỏ trong vòng 14 ngày chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng số HĐ còn hiệu lực đến cuối năm, chỉ chiếm vài chục hợp đồng. Chứng tỏ trong thời gian qua hiểu biết của người dân thu đô về BHNT đã được cải thiện đáng kể, do vậy trong thời gian cân nhắc( thời gian chờ) rất ít hợp đồng bị hủy bỏ. Thế nhưng tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng trong 14 ngày lại có xu hướng tăng .Năm 2005 tỷ lệ số hợp đồng bị hủy bỏ trong 14 ngày là 0,038% thì năm 2006 đã tăng lên 0,048% ( cũng trong năm này tỷ lệ hủy bỏ cao nhất đạt 3,25%) và năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống 0,045% nhưng vẫn cao hơn

so với năm 2005. Điều này có thể lý giải là do trong thời gian qua thị trường giá cả có sự biến động, giá vàng leo thang tăng 5%/tháng, các ngân hàng tăng lãi suất…đã tác động đến tâm lý của một số khách hàng khiến họ thay đổi hướng đầu tư ngay trong thời gian chờ. Xu hướng hủy bỏ trong 14 ngày tăng như trên là vô cùng bất lợi cho doanh nghiệp vì công ty phải bỏ ra những chi phí ban đầu như chi phí khai thác, chi phí kiểm tra sức khỏe, chi phí đánh giá rủi ro ban đầu. Vì vậy, ngay từ khi tiếp xúc với khách hàng, đại lý của BVNT Hà Nội cần giới thiệu cho khách hàng nắm rõ về ý nghĩa của sản phẩm BHNT, nó còn bao gồm yếu tố bảo vệ chứ không chỉ đơn thuần là một công cụ đầu tư và sự khác biệt giữa BHNT và các sản phẩm Ngân hàng, chứng khoán…để hạn chế việc khách hàng hủy bỏ ngay trong thời gian chờ.

b) Hủy bỏ hợp đồng có hiệu lực dưới 2 năm: Số HĐ bị huỷ khi hiệu lực HĐ nhỏ hơn 2 năm cũng như tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng khi hiệu lực hợp đồng dưới 2 năm trên tổng số hợp đồng còn hiệu lực đến cuối năm giai đoạn 2005 đến 2007 có sự biến động tăng giảm trong ngắn hạn và có xu hướng tăng lên. Năm 2006 tỷ lệ số hợp đồng có hiệu lực dưới 2 năm hủy bỏ chiếm tỷ lệ cao nhất: 0,309% mà nguyên nhân cũng không nằm ngoài các yếu tố từ phía chăm sóc kém chu đáo của đại lý khiến khách hàng cảm thấy bị bỏ rơi, hoặc do tác động của thị trường, lạm phát cao khiến khách hàng lo sợ đồng tiền mất giá, hay sự hấp dẫn của các kênh đầu tư khác khiến khách hàng nóng nòng hủy hợp đồng mặc cho sự thiệt thòi về phía mình vì hợp đồng chưa có GTGU.Năm 2007 tỷ lệ này có giảm xuống còn 0,195 % (do khách hàng nhận thấy rằng hủy hợp đồng trong lúc này thì họ thiệt thòi quá, cố chờ khi có GTGU mới hủy để thu về một phần khoản phí đã nộp), nhưng tỷ lệ này vẫn cao hơn năm 2005(0,17%). Tuy vậy, tỷ lệ hủy hợp đồng có hiệu lực dưới 2 năm nói chung là thấp chỉ chiếm khoảng 5-6% tổng số hợp đồng bị hủy.

c) Hủy bỏ hợp đồng có hiệu lực trên 2 năm: Trong cơ cấu huỷ bỏ HĐ theo thời gian thì huỷ bỏ HĐ sau 2 năm chiếm tỷ trọng cao nhất.Số hợp đồng bị hủy bỏ khi hiệu lực trên 2 năm chiếm khoảng 88-93% tổng số hợp đồng bị hủy bỏ. Lý do khiến hủy hợp đồng hiệu lực trên 2 năm lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng số hợp đồng bị hủy là do khi hợp đồng có hiệu lực trên 2 năm nghĩa là đã có GTGU thì

khách hàng có xu hướng chờ đến thời điểm nay để hủy bỏ nhằm nhận lại GTGU để đỡ bị thiệt thòi. Mặt khác, cũng có rất nhiều hợp đồng bị hủy do nợ phí quá hạn vì thời hạn hợp đồng từ năm thứ ba đến đáo hạn là khoảng thời gian rất dài. Do vậy, nhiều khách hàng khó khăn về tài chính không thể duy trì hợp đồng đến đáo hạn mặc dù đã có những biện pháp hỗ trợ tại công ty. Cũng vì thời hạn bảo hiểm dài mà nhiều khách hàng khi biến động giá cả đang leo thang như hiện nay thì lo sợ đồng tiền mất giá, nên muốn hủy bỏ hợp đồng giữa chừng. Nhưng một điều đáng mừng đối với BVNT Hà Nội là trong 3 năm 2005-2007 tỷ lệ huỷ bỏ trên 2 năm có xu hướng giảm dần. Năm 2005 tỷ lệ hủy bỏ trên 2 năm là 3,012% thì năm 2006 giảm xuống còn 2,893% và năm 2007 giảm mạnh nhất còn 2,04%. Có được sự giảm mạnh như trên là do các cơ chế hỗ trợ của công ty như cho vay theo hợp đồng, vay phí tự động, giảm STBH… đã phát huy hiệu quả, hỗ trợ được khách hàng khi họ khó khăn về tài chính tạm thời, giúp họ không phải hủy hợp đồng mà vẫn thực hiện được các kế hoạch tài chính, dự định trong tương lai.

Ngoài ra, để phân tích tình hình huỷ bỏ HĐ tại BVNT Hà nội ta có thể xem xét theo cơ cấu huỷ bỏ hợp đồng theo sản phẩm:

Một phần của tài liệu Thực trạng hủy bỏ hợp đồng BHNT tại Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội- nguyên nhân và giải pháp khắc phục.DOC (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w