Đảm bảo quyền đƣợc thông tin, quyền đƣợc tham gia quản lý nhà nƣớc của công dân

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 59 - 62)

nhà nƣớc của công dân

làm mục tiêu đấu tranh, phấn đấu, tôn trọng và bảo vệ. Quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc khẳng định là nguyên tắc hiến định trong mọi hoạt động lập pháp, hành pháp, tƣ pháp. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nhà nƣớc ta đang xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì hơn bao giờ hết, quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc đặc biệt quan tâm. Trong các quyền đó, quyền đƣợc thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói, quyền đƣợc thông tin là cầu nối để công dân thực hiện các quyền của mình.

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với những đặc trƣng, tính chất của mình góp phần bảo đảm “quyền truyền thông tin và nhận thông tin” của công dân, cụ thể trong lĩnh vực pháp luật, qua đó công dân có những điều kiện cần thiết để tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của nhà nƣớc và xã hội.

Thông tin pháp luật là thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật, các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là một ký kết hoặc tham gia, các tin tức, tri thức, dữ kiện đƣợc tạo lập và thu nhận trong quá trình lập pháp, hành pháp, tƣ pháp, trong nghiên cứu và giảng dạy pháp luật. Thông tin pháp luật và phổ biến giáo dục pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Thông tin là nguồn nội dung cho hoạt động PB,GDPL. PBGDPL là hoạt động truyền tải các thông tin pháp luật tới mọi đối tƣợng trong xã hội. PBGDPL không giới hạn về phạm vi thông tin và đối tƣợng tiếp nhận thông tin. Thông tin trong PBGDPL là những thông tin toàn diện và chung nhất về những vấn đề liên quan đến pháp luật, trƣớc hết là hệ thống pháp luật hiện hành. Với quyền đƣợc thông tin pháp luật, mọi công dân sẽ nắm đƣợc hệ thống pháp luật hiện hành từ khâu dự thảo, xây dựng đến khi công bố và đƣa vào áp dụng, thực hiện pháp luật trong cuộc sống.

Nội dung của PBGDPL có phạm vi rộng song lại có đặc thù riêng, bao gồm: các thông tin về pháp luật (cả kiến thức pháp luật cơ bản và văn bản

pháp luật thực định); các thông tin về thực hiện pháp luật, về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm; về vị trí, tác động của từng văn bản pháp luật đối với đời sống xã hội, đối với từng đối tƣợng và ý kiến của nhân dân, của các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá hiệu lực pháp lý, hiệu quả kinh tế - xã hội của các văn bản pháp luật và các biện pháp thi hành pháp luật; các thông tin hƣớng dẫn hành vi pháp luật cụ thể (các quá trình, thủ tục đơn giản để ngƣời dân có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình).

Hoạt động PBGDPL góp phần đảm bảo thực hiện nguyên tắc quyền tham gia quản lý nhà nƣớc của nhân dân. Nguyên tắc này đƣợc thể hiện ngay từ khâu xây dựng pháp luật, để phổ biến nội dung pháp luật đến nhân dân và pháp luật đi đƣợc vào cuộc sống, đồng thời để ngƣời dân gián tiếp thực hiện quyền năng của mình trong quản lý nhà nƣớc và xã hội theo quy định của Hiến pháp. Cụ thể đó là việc tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nƣớc và địa phƣơng, kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc, biểu quyết khi nhà nƣớc trƣng cầu ý dân đƣợc thể hiện trong 04 bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Thực tế cho thấy, việc lấy ý kiến nhân dân, tiếp thu, chỉnh lý là khâu quan trọng góp phần hoàn chỉnh dự án, bảo đảm tính khả thi của dự án.

Tuy nhiên, để thực hiện quyền năng tham gia quản lý nhà nƣớc của mình, đồng thời phải không ngừng nâng cao tri thức, hiểu biết, xóa bỏ tâm lý mặc cảm, tự ti khi tiếp xúc với cơ quan công quyền để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật, đó cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm của ngƣời dân đối với đất nƣớc, ở bất kỳ xã hội hiện đại đại nào thì lực lƣợng là ở nơi dân, nhà nƣớc muốn làm việc gì đều phải dựa vào sức dân, thông qua việc huy động công sức và trí tuệ của nhân dân.

Hoạt động PBGDPL với những hình thức phổ biến, giáo dục phong phú, thiết thực đã trực tiếp và gián tiếp giúp ngƣời dân thực hiện quyền tham

gia quản lý nhà nƣớc của mình. Khi ngƣời dân hiểu biết, nắm vững pháp luật, họ có thể tự tin để “bàn”, để “làm”, và để “kiểm tra”.

Khi nhà nƣớc ta đang xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì một trong những điều kiện quan trọng là làm sao ngƣời dân đƣợc tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật. Tăng cƣờng dân chủ cũng có nghĩa là mở rộng sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, thực hiện giám sát hoạt động của cơ quan nhà nƣớc. Chính điều này đã nâng cao trách nhiệm của mỗi ngƣời trong xã hội. PBGDPL góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh của tính tích cực, đảm bảo hành trang kiến thức pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật, để mỗi cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành quan tâm đến pháp luật và sử dụng công cụ pháp luật một cách có hiệu quả. Đó chính là trách nhiệm của hoạt động PBGDPL.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 59 - 62)