Mục đích, ý nghĩa của việc phổ biến, giáo dục phápluật ở cơ sở xã, phƣờng

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 51 - 56)

sở xã, phƣờng

Công tác PB, GDPL ở cơ sở có vai trò quan trọng trong cuộc sống, trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và hoàn thiện công tác PB, GDPL là xuất phát từ những quy luật chung về phát triển kinh tế - xã hội; Góp phần xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN; Góp phần hội nhập khu vực và quốc tế; Thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nƣớc, tạo sự phát triển nhanh, bền vững. Có thể khái quát nhƣ sau:

- Trước hết, củng cố và hòan thiện công tác PB, GDPL ở cơ sở chính là

thực hiện những quy luật chung. Đƣờng lối chính trị của Đảng ta - chỗ dựa của

công cuộc đổi mới mọi mặt về chính trị, kinh tế, xã hội đã đi vào tất cả các mặt của hoạt động lập pháp, chỉ đạo nội dung của pháp luật. Vì vậy, củng cố và thực hiện công tác PB, GDPL ở cơ sở chính là hình thành ở đối tƣợng giáo dục những hiểu biết nhất định về chính trị, từ đó có ý thực thực hiện những đƣờng lối, chính sách của Đảng, thực hiện theo những quy luật chung nhất.

- Thứ hai, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa -

hiện đại hóa đất nước. Có thể ví mối quan hệ phổ biến, giáo dục pháp luật ở

kinh tế) nhƣ là mối quan hệ giữa kiến trúc thƣợng tầng và cơ sở hạ tầng. Điều đó phù hợp với lý luận Mác - Lênin khi xem xét mối quan hệ kinh tế và chính trị, pháp lý trong phạm trù cơ sở hạ tầng và kiến trúc thƣợng tầng. Ở đó, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thƣợng tầng và ngƣợc lại, kiến trúc thƣợng tầng tác động trở lại đến cơ sở hạ tầng. Vì vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.

- Thứ ba, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở với vấn đề mở cửa, hội

nhập khu vực và quốc tế. Hiện nay, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế là vấn

đề có tính quy luật, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. Không hội nhập đồng nghĩa với sự tụt hậu, là tự sát. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới, đƣờng lối chính sách đối ngoại của Đảng ta ngày càng phát triển hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu, điều kiện phát triển đất nƣớc, phù hợp với những biến động của tình hình quốc tế, khu vực. Ở những quốc gia có tiềm lực phát triển kinh tế, các nhà nghiên cứu kinh tế, các danh nhân, các tập đoàn kinh tế lớn đều hết sức coi trọng tìm hiểu pháp luật nƣớc ngoài để tận dụng những quy định của pháp luật nƣớc sở tại, khai thác triệt để nhằm thu lợi nhuận trong việc đầu tƣ, buôn bán, kinh doanh.

Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở ở Việt Nam cũng phải đƣợc nghiên cứu, tiếp thu có chọc lọc kinh nghiệm của nƣớc ngoài. Tuy mỗi quốc gia có phong tục, truyền thống khác nhau, nhƣng khéo tiếp thu, vận dụng kinh nghiệm hay của nƣớc ngoài trong điều kiện cụ thể của Việt Nam sẽ làm cho công tác PB, GDPL ở cơ sở ngày càng đƣợc hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu "Dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

truyền thống đoàn kết nội bộ nhân dân, phát huy truyền thống dân tộc, nâng

cao ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của công dân. Trƣớc hết, vai trò của

tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Nếu nhƣ pháp luật là phƣơng tiện hàng đầu để Nhà nƣớc quản lý xã hội, là phƣơng tiện để mỗi ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì giáo dục pháp luật giúp cho cơ quan, công chức, viên chức, cán bộ và nhân dân biết sử dụng phƣơng tiện đó. Ở nƣớc ta, khi mà đại đa số dân cƣ chƣa hình thành thói quen sử dụng phƣơng tiện pháp luật thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật càng đóng vai trò quan trọng. Vai trò của công tác giáo dục pháp luật còn xuất phát từ bản chất của nó. Giáo dục pháp luật là quá trình tác động nhằm hình thành tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Vì vậy, thực hiện đƣợc các mục đích này sẽ góp phần xây dựng ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân, nhất là công dân ở Thủ đô Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến. Trong hệ thống giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, thẩm mỹ... giáo dục pháp luật có ý nghĩa trực tiếp trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nƣớc, quản lý xã hội. Bởi vì những tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp chiếm vị trí hàng đầu trong việc sử dụng quyền lực Nhà nƣớc, tăng cƣờng pháp chế, phát huy dân chủ, mở rộng quyền và tự do của mỗi ngƣời.

Trong những năm gần đây, cùng với thành tựu bƣớc đầu của sự đổi mới và do chính sự nghiệp đổi mới, xu thế hội nhập WTO, trong xã hội ta đã dần dần xuất hiện nhu cầu và lợi ích chung “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Nhu cầu và lợi ích đó không những bắt nguồn từ những đòi hỏi của việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nƣớc, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cƣờng pháp chế, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền mà còn bắt nguồn từ những đòi hỏi phải nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho mỗi công dân. Tìm

hiểu vai trò để phát huy vai trò của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc nâng cao ý thức pháp lý và văn hóa pháp lý của công dân, chúng ta cần phải hiểu thế nào là văn hóa pháp lý và ý thức pháp luật.

Văn hóa pháp lý là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa nói chung. Văn hóa pháp lý quy định ý thức pháp luật của một xã hội, chất lƣợng của hệ thống pháp luật hiện hành và đặc biệt tính ổn định của trật tự pháp luật trong nƣớc. Văn hóa pháp lý của mỗi nƣớc phụ thuộc vào văn hóa pháp lý của mỗi cá nhân công dân. Mỗi cá nhân có văn hóa pháp lý nghĩa là phải có trình độ kiến thức về các quy phạm pháp luật hiện hành, có thái độ tôn trọng đối với pháp luật, hình thành những xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật, có sự đánh giá và phản ứng đúng đắn đối với các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân khác. Nhƣ vậy, văn hóa pháp lý chỉ có thể hình thành và phát triển trên cơ sở giáo dục pháp luật. Đời sống pháp luật có phạm vi rộng lớn, tính chất đa dạng, phức tạp, bao gồm: hệ thống các văn bản pháp luật, các tài liệu, các ấn phẩm và thông tin pháp lý, tình trạng pháp chế, công tác tổ chức, thi hành và áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nƣớc, tập thể xã hội, thái độ, hành vi của các tầng lớp nhân dân đối với pháp luật hiện hành... Các yếu tố trên khi tác động vào các giác quan của con ngƣời, đƣợc con ngƣời ghi nhận bằng các cảm giác, tri giác để hình thành các biểu tƣợng, khái niệm. Các tri thức càng phong phú tức là con ngƣời càng hiểu biết đầy đủ, chính xác đời sống pháp luật và trình độ ý thức của chủ thể càng nâng cao. Điều này đúng nhƣ GS. TSKH Đào Trí Úc đã khẳng định:

Xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan nhà nƣớc và xã hội làm cho: Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật; để mọi ngƣời Việt Nam làm tròn bổn phận công dân trong điều kiện công dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta nhƣ Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng đề ra.[61, tr.492].

Hiện nay, lƣợng tri thức pháp luật của công dân nƣớc ta đã đƣợc nâng cao do điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng thông tin đƣợc nâng cấp.So với các tỉnh, thành phố khác, lƣợng tri thức pháp luật của ngƣời dân Hà Nội khá cao. Tuy vậy, trên thực tế ngƣời dân hay lúng túng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, không có những xử sự tích cực trong việc đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ hình thành hệ thống tri thức pháp luật cho công dân, tạo ra trong mỗi ngƣời tình cảm đối với pháp luật trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về pháp luật, để mỗi ngƣời thấy rằng pháp luật đƣợc ban hành trƣớc hết là nhằm mục đích bảo vệ các quyền và tự do chân chính của công dân, bảo đảm an ninh xã hội, an toàn cho mỗi con ngƣời. Dù pháp luật có đƣa ra những hình phạt, nhiều khi là rất nặng nhƣng mục đích chính vẫn là bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân khỏi bị xâm phạm. Giáo dục pháp luật cho nhân dân cũng nhằm mục đích để mọi ngƣời hiểu về giá trị xã hội của pháp luật. Điều đó cũng giúp cho con ngƣời có đƣợc tình cảm đối với pháp luật. Có thể nói tình cảm đối với pháp luật là kết quả của sự am hiểu pháp luật và hành vi chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chấp hành một cách tự giác pháp luật và con ngƣời thấy đƣợc tự do thật sự, tự do đƣợc pháp luật bảo vệ. Mặt khác, cũng có thể nói rằng, con ngƣời chấp hành pháp luật một cách tự giác, nghiêm chỉnh một khi họ có tình cảm đối với pháp luật, niềm tin vào pháp luật. Để nâng cao văn hóa pháp lý và xây dựng ý thức pháp luật cho nhân dân, cần phải sử dụng đồng bộ, tổng hợp tất cả các phƣơng tiện, phƣơng pháp và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở xã, phƣờng là một phƣơng thức quan trọng nhằm mục đích trang bị kiến thức pháp luật cho công dân.

Công tác PB, GDPL ở cơ sở xã là một quá trình tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, chuyển tảI nội dung pháp luật cho mọi ngƣời

dân trên các địa bàn xã, phƣờng từ học sinh tiểu học, thanh niên, phụ nữ, cho đến tất cả những ngƣời đang sống và làm việc tại địa bàn cơ sở. Họ chính là những ngƣời thực hiện pháp luật trên thực tế, ý thức và việc thực hiện pháp luật của họ phản ánh hiệu quả pháp luật của Nhà nƣớc. Vì vậy, việc đƣa pháp luật vào cuộc sống, làm cho mọi ngƣời đều hiểu biết pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật là vấn đề đặc biệt quan trọng, là đòi hỏi khách quan. Chính vì vai trò to lớn của công tác PB, GDPL đối với quá trình quản lý Nhà nƣớc, dân chủ hóa đời sống xã hội và hình thành, phát triển văn hóa pháp lý ở ngƣời dân mà ngay từ Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác định: Cần coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật;..các cán bộ quản lý các cấp từ Trung ƣơng đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật. Cần phải sử dụng nhiều hình thức và phƣơng pháp phong phú để nâng cao ý thức pháp luật và làm tƣ vấn pháp lý cho nhân dân.

Thứ năm, phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở là giáo dục quyền con

người, giáo dục quyền, nghĩa vụ đƣợc cụ thể hóa từ Hiến pháp 1992. Giáo

dục con ngƣời không chỉ trình độ, tri thức pháp luật, mà còn giáo dục “ranh giới – phạm vi” những điều pháp luật cho phép làm hoặc cấm, từ đó con ngƣời, công dân ở cơ sở biết đƣợc các quyền, nghĩa vụ phải làm đối với nhà nƣớc, có ý thức tôn trọng các quyền nhà nƣớc đã ghi nhận cho mình. Đây cũng là tiêu chí để xây dựng xã hội pháp quyền.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 51 - 56)