Nhận thức, hiểu biết phápluật của nhân dân đã có nhiều chuyển biến tốt

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 86 - 88)

biến tốt

Là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam, ý thức pháp luật của xã hội không thể hiện ngoài ý thức pháp luật của các tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Yếu tố không thể thiếu đƣợc trong ý thức pháp luật là sự hiểu biết và thái độ đối với pháp luật. Theo điều tra của Sở Tƣ pháp và Mặt trận Tổ quốc thành phố phát phiếu khảo sát về công tác giáo dục, tuyên truyền vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cƣ trên địa bàn Hà Nội khi đánh giá về mức độ hiểu biết pháp luật của nhân dân trong cộng đồng dân cƣ cho thấy: Với 1500 ngƣời đƣợc hỏi thì có 324 ngƣời hiểu biết pháp luật tốt, có 753 ngƣời hiểu biết bình thƣờng, có 162 ngƣời hiểu biết chƣa tốt, còn lại 25 ngƣời khó trả lời.

Qua đây có thể thấy, phần đông nhân dân tại thôn xóm, khu dân cƣ phần lớn hiểu biết về pháp luật ở mức trung bình trở lên. Trong các hình thức tuyên truyền hiệu quả đối với ngƣời dân thì hình thức tuyên truyền thông qua các cuộc họp của cơ quan, đoàn thể, họp dân phố là đạt tỷ lệ cao nhất: 636/1500 ngƣời. Tuy nhiên, kết quả khảo sát trên cũng mới chỉ là 1.500 ngƣời/gần 4 triệu dân của thành phố, do vậy mới chỉ phản ánh phần nào thực trạng nhận thức, hiểu biết pháp luật của ngƣời dân.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội từ khi thực hiện Chỉ thị 32 - CT/ TW và Chỉ thị 27 - CT/ TU về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PB, GDPL đã đạt đƣợc rất to lớn.

- Việc triển khai Chỉ thị 32 - CT/TW và các Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ đã có sự chuyển biến cơ bản về nhận thức vai trò, ý nghĩa công tác

PBGDPL trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, UBND, Uỷ ban MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo thuận lợi, phối hợp chặt chẽ với thƣờng trực Hội đồng PHCT PBGDPL, các Sở, ngành hữu quan triển khai sâu rộng PB, GDPL đến các tầng lớp cán bộ nhân dân. Đây là kết quả của sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan từ thành phố đến cơ sở tạo nên sức mạnh, hiệu quả nhằm tăng cƣờng PBGDPL cho cán bộ, nhân dân, nhất là ở cơ sở.

- Tác động của Chỉ thị 32- CT/TW và các Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về công tác PBGDPL đối với đời sống xã hội đã phát huy những tác dụng tích cực. Thông qua việc xác định trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể trong công tác PB, GDPL, Chỉ thị 32- CT/TW và các Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ là căn cứ pháp lý để đôn đốc triển khai và kiểm tra việc thực hiện ở các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị từ đó tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức, công dân.

- Hội đồng phối hợp công tác PB, GDPL các cấp thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, kiện toàn, đã duy trì tốt hoạt động phối hợp giữa các thành viên, có kế hoạch cụ thể để triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL ở địa phƣơng.

- Kinh phí dành cho công tác PB, GDPL tuy còn hạn hẹp song đƣợc UBND các cấp quan tâm đầu tƣ, năm sau cao hơn năm trƣớc.

- Nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật ở các cấp, các ngành, đoàn thể đã đƣợc đổi mới, đi vào chiều sâu, triển khai có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp từng đối tƣợng cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.

- Việc thực hiện Chỉ thị 32 và các chƣơng trình PB, GDPL trên địa bàn thành phố đã tác động tới ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô đã đƣợc nâng lên một bƣớc. Thông qua các cuộc thi viết, tìm

hiểu pháp luật, các tầng lớp cán bộ nhân dân bày tỏ thái độ hoan nghênh, tin tƣởng chủ trƣơng, cách làm nhằm tăng cƣờng công tác PB, GDPL, giúp cán bộ, nhân dân có điều kiện nắm đƣợc các quy định của pháp luật.

- Do UBND các cấp, các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền PBGDPL nên đa số các gia đình cán bộ, công chức, đảng viên v.v... không vi phạm pháp luật hình sự.

- Tình hình tranh chấp, vi phạm pháp luật trong nội bộ nhân dân ở cơ sở trong những năm qua giảm do các tổ hoà giải ở cơ sở đã làm tốt công tác hoà giải (tỷ lệ hoà giải thành đạt trên 80%).

2.1.3. Những hạn chế, khiếm khuyết và nguyên nhân của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 86 - 88)