MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 93 - 97)

NỘI HIỆN NAY

Vấn đề nâng cao chất lƣợng, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở xã, phƣờng hiện nay bắt nguồn từ những đòi hỏi khách quan của đất nƣớc hiện nay. Cụ thể là:

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bắt nguồn từ việc đề cao vai trò của pháp luật mà trƣớc hết là giáo dục quyền con ngƣời, lấy con ngƣời là trung tâm của giáo dục pháp luật, vai trò của pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, dân sự. Các đơn vị cơ sở mà đặc biệt là cơ sở xã, phƣờng làm địa bàn sinh sống, lao động sản xuất của mọi ngƣời dân cho dù họ làm nghề gì. Địa bàn cơ sở là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, trao đổi hàng hoá, giao lƣu dân sự, vì thế, rất cần sự quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật dƣới chủ nghĩa xã hội: là yếu tố điều tiết (quyết định) việc phân phối sản phẩm và phân phối lao động giữa các thành viên của xã hội. Trƣớc đây chúng ta đã chƣa nhận thức và đánh giá đầy đủ vai trò, giá trị xã hội của pháp luật, do vậy, đã không coi trọng vai trò của pháp luật nên ảnh hƣởng đến việc xây dựng pháp luật, giáo dục, phổ biến pháp luật và thi hành pháp luật.

- Đóng vai trò là phƣơng tiện hàng đầu của quản lý Nhà nƣớc đối với nền kinh tế trong cơ chế thị trƣờng, pháp luật xác định địa vị pháp lý bình đẳng của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo lập các hành lang, các “khung” pháp lý để cho các cá nhân, tổ chức đó hoạt động phù hợp với giá trị mà “xã hội có”, “xã hội cần”, “xã hội ủng hộ” [10, tr.72]. Đồng thời, với tƣ cách là chủ thể quản lý, Nhà nƣớc dựa vào các chuẩn mực đó mà điều khiển hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua pháp luật, Nhà nƣớc tạo ra “luật chơi” cho các chủ thể sản xuất kinh doanh và hƣớng dẫn, điều khiển “cách chơi” cho các nhà quản lý làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành có hiệu quả.

Pháp luật củng cố và bảo vệ những nguyên tắc vốn có của nền kinh tế thị trƣờng nhƣ: tính quy định của lợi ích, nhu cầu của ngƣời tiêu dùng đối với sản xuất, đảm bảo tôn trọng sự cạnh tranh, trách nhiệm cao của ngƣời sản xuất, kinh doanh. Nhà nƣớc tác động tới nền kinh tế thị trƣờng bằng kế hoạch, chính sách giá cả, tài chính, thuế, tín dụng... Sự tác động điều tiết vĩ mô đó cũng đƣợc thể hiện dƣới hình thức pháp luật. Bằng pháp luật, Nhà nƣớc giải quyết những vấn đề quan trọng nảy sinh trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣ: bảo vệ lợi ích của ngƣời tiêu dùng, bảo vệ mô trƣờng sinh thái, quy định các chính sách bảo hiểm xã hội đối với ngƣời về hƣu, ngƣời thất nghiệp, ngƣời già neo đơn...

Nhận thức đƣợc vai trò của pháp luật kinh tế, dân sự trong cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, mấy năm gần đây, Nhà nƣớc ta đã ban hành mới nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, dân sự làm cho hệ thống pháp luật của nƣớc ta không ngừng đƣợc đổi mới và hoàn thiện. Đặc biệt trong gần 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nƣớc, trong điều kiện mở rộng, phát triển các lĩnh vực kinh tế, dân sự, phát triển các quan hệ xã hội với nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, xu hƣớng cạnh tranh, phân hoá giàu nghèo phát triển.... chỉ có thể tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc bằng cơ chế, chính sách, pháp luật, tao ra “khuôn khổ pháp lý” cho các quan hệ cơ bản trong các lĩnh vực kinh tế, dân sự, xã hội mới có thể đảm bảo cho nền kinh tế thị trƣờng phát triển đúng định hƣớng chính trị, đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng...

Nhƣ vậy, cùng với sự đổi mới đất nƣớc mà trƣớc hết là đổi mới kinh tế, với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc ta đang đổi mới và hoàn thiện. Để pháp luật đi vào cuộc sống và mọi ngƣời dân thực sự “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, cần phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục

pháp luật. Đó là đòi hỏi khách quan, cấp bách đối với mọi đối tƣợng, trong đó có nhân dân ở cơ sở xã, phƣờng - những ngƣời làm chủ đất nƣớc.

Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở còn do nhu cầu, đòi hỏi của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền. Trong nhà nƣớc pháp quyền đòi hỏi phải đề cao vị trí, vai trò của pháp luật, đồng thời phải đề cao vị trí vai trò của công dân. Tham khảo và tiếp thu nhân tố tích cực, hợp lý của lý luận về Nhà nƣớc pháp quyền, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc, Đảng ta đã chủ trƣơng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Bộ máy Nhà nƣớc hoạt động trên cơ sở pháp luật; Hiến pháp và pháp luật ở vị trí chỉ đạo và hƣớng dẫn mọi hành vi quản lý của các cơ quan hành chính [8].

Khác với bản chất của Nhà nƣớc pháp quyền tƣ sản, Nhà nƣớc pháp quyền của ta theo nguyên tắc “dân làm chủ Nhà nƣớc”. Dân làm chủ Nhà nƣớc vừa là bản chất, vừa là tâm điểm định hƣớng toàn bộ hoạt động của Nhà nƣớc. Ngƣời công dân trong Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa đƣợc nắm trong tay tất cả quyền hành. Họ sử dụng quyền hành đó để tạo dựng nên kênh pháp lý đúng đắn, dân chủ và thuận tiện để có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng các hình thức và phƣơng pháp khác nhau thành lập nên Nhà nƣớc, tham gia và quyết định những việc quan trọng của quốc gia, giám sát chặt chẽ hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc.

Nhà nƣớc pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật, đề cao pháp luật, trƣớc hết là tính tối thƣợng của Hiến pháp. Trong lịch sử lập Hiến của Nhà nƣớc ta, từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992, quyền và nghĩa vụ của công dân luôn đƣợc thể hiện nhất quán, là một trong những nội dung cơ bản nhất của Hiến pháp. Với các ghi nhận ngày càng chính xác, các bản Hiến pháp đều khẳng định: ở nƣớc ta, toàn bộ quyền

lực thuộc về nhân dân. Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, nông dân và trí thức. Đó cũng là nguyên tắc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của ta. Vì vậy, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, trƣớc hết phải đề cao vai trò của pháp luật, đề cao tính tối thƣợng của Hiến pháp, tính hệ thống, đồng bộ, phù hợp và hoàn thiện của hệ thống pháp luật và đề cao vai trò của công dân.

Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, đòi hỏi Nhà nƣớc ta phải đổi mới và kiện toàn nhằm thiết lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Nghị quyết của Đảng đã nhấn mạnh: “Tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, trƣớc hết trong Đảng và cơ quan Nhà nƣớc, làm cho mọi ngƣời hiểu và làm theo pháp luật” [3, tr.126]. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng lại khẳng định:... Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật....

Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền nói chung, xây dựng Thủ đô trật tự, kỷ cƣơng, văn minh, thanh lịch là xây dựng một nền dân chủ thực sự, xây dựng một Nhà nƣớc thực sự của dân. Muốn vậy, đi đôi với việc đề cao vai trò của pháp luật, không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần phải tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật, đƣa pháp luật vào cuộc sống. Bởi vì nhƣ Lê-nin đã viết: “Nếu không có một bộ máy đủ sức cƣỡng bức ngƣời ta tuân theo những tiêu chuẩn của pháp quyền thì pháp quyền có cũng nhƣ không” [2, tr.121]. Trong Nhà nƣớc ta, pháp luật là thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân nên nhân dân tự giác tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, một văn bản pháp luật dù hoàn thiện đến mấy, tự nó không thể đi vào cuộc sống. Để nhân dân tự giác tuân theo pháp luật, điều trƣớc tiên phải làm cho nhân dân hiểu pháp luật, biến pháp luật, có ý thức pháp luật tốt. Đó là việc phải tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật. Trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, cần phải có một hệ thống giáo dục pháp luật và phổ cập pháp luật cho mọi đối

tƣợng, bằng mọi hình thức, trong đó có giáo dục pháp luật cho nhân dân ở cơ sở xã, phƣờng trên mọi miền đất nƣớc.

Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở còn do nhu cầu, đòi hỏi của chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững của đất nƣớc ta, mà Thủ đô Hà Nội phải là địa phƣơng đi đầu trong việc này. Việc giao lƣu, làm ăn với các đối tác nƣớc ngoài đòi hỏi không chỉ các tổ chức kinh tế mà mỗi ngƣời dân cũng cần có sự hiểu biết pháp luật cao hơn để hợp tác có hiệu quả và bảo vệ đƣợc lợi ích của bản thân, doanh nghiệp và đất nƣớc mình.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 93 - 97)