Một số điểm đặc thù về công tác PB,GDPL ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 65 - 71)

2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở

CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

2.1.1. Một số điểm đặc thù về công tác PB, GDPL ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội bàn thành phố Hà Nội

Nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20053’ đến 21023’ vĩ độ Bắc và 105044’ đến 106002’ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Thành phố Hà Nội có 29 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã và 577 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 401 xã, 154 phƣờng, 22 thị trấn, diện tích 3.328,9 km2. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 ngƣời, trong đó có 2.632.087 cƣ dân thành thị, tƣơng đƣơng 41,1%, và 3.816.750 cƣ dân nông thôn tƣơng đƣơng 58,1%. Hàng năm có khoảng 2 vạn ngƣời lao động ngoại tỉnh về Hà Nội làm ăn sinh sống không đăng ký tạm trú. Thành phần dân cƣ đa dạng, mật độ dân cƣ đông đúc, không đều sau khi hợp nhất, chủ yếu tập trung tại các quận nội thành của Hà Nội. Cơ sở hạ tầng của thành phố những năm qua ngày càng đƣợc xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải thiện điều kiện sinh hoạt, lao động của nhân dân. Tuy nhiên, nhà ở, đƣờng xá, đặc biệt là giao thông công cộng, trật tự vệ sinh và văn minh đô thị nhiều nơi còn khó khăn, yếu kém. Tốc độ đô thị hóa nhanh cũng kéo theo nhiều bất cập trong việc giải tỏa, thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng và tranh chấp khiếu kiện của nhân dân.

Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng đƣợc tăng cƣờng và quan tâm về cơ chế, chính sách, đã và đang có những đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, giữ gìn bảo đảm ổn định, trật tự an toàn xã hội từ cơ sở. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ chính quyền cơ sở thoái hóa biến chất, vi phạm quy chế dân chủ, vi phạm pháp luật về đất đai, nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính, trì trệ né tránh trong xử lý đơn thƣ khiếu tố của dân... gây bức xúc trong dƣ luận nhân dân.

Nhận thức rõ vị trí Thủ đô, nhiều năm qua Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội thƣờng xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp cán bộ, nhân dân. Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phƣơng hƣớng phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội đã xác định thủ đô Hà Nội là “trái tim của cả nƣớc”, “trung tâm đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nƣớc”[38]. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền thành phố một mặt tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô, mở rộng dân chủ xã hội, mặt khác đặc biệt quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa, ý thức công dân, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật. Thành ủy, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản về công tác PBGDPL nhƣ: Quyết định số 1493/QĐ-UBND ngày 21/10/2008 về việc phê duyệt Chƣơng trình PBGDPL trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2012, Kế hoạch PBGDPL hàng năm (Kế hoạch số 09/KH-UBND năm 2009, Kế hoạch số 16/KH-UB năm 2010, Kế hoạch số 174/KH-UBND năm 2011, Kế hoạch số 09/KH-UBND năm 2012, Kế hoạch số 06/KH-UBND năm 2013…). Thành phố cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện Chƣơng trình hành động PBGDPL thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thƣ

Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng khóa IX trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2013- 2016.

UBND Thành phố cũng đã ban hành nhiều văn bản về PBGDPL ở cơ sở nhƣ các Chƣơng trình, Đề án: Quyết định số 587/QĐ-UBND ngày 2/2/2010 về ban hành Kế hoạch “Củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển

Thủ đô” giai đoạn 2010 – 2012; Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 20/7/2010 về

thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 26/1/2011 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số”

Về mô hình hoạt động: Thực hiện Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Thành phố Hà Nội và Tỉnh Hà Tây đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại 3 cấp (thành phố, cấp huyện, cấp xã). Thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về hợp nhất địa giới hành chính, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 16/10/2008 của UBND thành phố về thành lập Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố gồm 18 đồng chí, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm Chủ tịch Hội đồng và 29/29 quận, huyện, thị xã kiện toàn Hội đồng PHCT PBGDPL với tổng số trên 500 ngƣời; tính đến 31/12/2012, Hội đồng PHCT PBGDPL của 577 xã, phƣờng, thị trấn có gần 5000 ngƣời (từ ngày 1/1/2013, khi Luật PBGDPL có hiệu lực thì không có mô hình Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL cấp xã).

Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn Hà Nội. Xác

định đúng nội dung PB, GDPL là yêu cầu cơ bản để PB, GDPL có hiệu quả thiết thực. Với vị trí là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi

đặt trụ sở của các cơ quan trung ƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nƣớc, Hà Nội cũng là một trong những trung tâm có mặt bằng dân trí cao nhất của cả nƣớc. Kể từ ngày Hà Nội đƣợc giải phóng (10/10/1954) Đảng, Nhà nƣớc đã ban hành rất nhiều văn bản quan trọng về Thủ đô Hà Nội. Những văn bản này đã và đang có những tác động to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô. Cụ thể: Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 – 2010; Hiến pháp năm 1992 (điều 144); Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 (Điều 122, 138); Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 (điều 9); Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội năm 2000; Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội; Nghị định số 92/2005/NĐ-CP ngày 12/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội. Văn bản pháp lý mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Hà Nội là Luật Thủ đô, có hiệu lực từ ngày 1/7/2013.

Nội dung PB, GDPL ở cơ sở của Hà Nội cũng nằm chung trong những nội dung PB, GDPL chung của cả nƣớc. Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm chung thì hoạt động PB, GDPL ở cơ sở của Hà Nội có những đặc điểm riêng do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố với vị thế là Thủ đô quy định.

Thứ nhất, Hà Nội là địa bàn trọng điểm đƣợc tập trung đầu tƣ đặc biệt

các nguồn lực tài chính, ngân sách, nhân lực, khoa học - công nghệ và các nguồn lực khác, trung tâm kinh tế nên nội dung PB, GDPL ở cơ sở tại Hà Nội cũng tập trung trọng điểm phổ biến, giáo dục các văn bản pháp luật về kinh tế.

Tính đến tháng 12/2012, Hà Nội là thành phố có số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động đứng thứ 2 trên toàn quốc, là địa bàn đầu tƣ đầy tiềm năng của

nhiều quốc gia lãnh thổ và hàng trăm các tập đoàn, công ty nƣớc ngoài. Năm 2012, có 328 dự án ĐTNN đƣợc cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 1.277,8 triệu USD. Hiện có 2.540 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng số vốn đăng ký là 22,2 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 9,95 tỷ USD.

Thực hiện chủ trƣơng Nhà nƣớc thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách.. trong những năm qua thành phố Hà Nội đã tập trung PB, GDPL các văn bản pháp luật về kinh tế trên các lĩnh vực sau:

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về tổ chức, điều hành và quản lý doanh nghiệp của Hà Nội. Thành phố tập trung phổ biến Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài, các văn bản pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp…

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về địa vị pháp lý, quyền và các nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong quan hệ kinh doanh. Văn bản pháp luật quan trọng, hàng đầu trong lĩnh vực này là Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2005. Ngoài ra, thành phố cũng chủ trƣơng tập trung phổ biến Luật Đầu tƣ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh...

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về thƣơng mại, cạnh tranh, pháp luật về chứng khóan và thị trƣờng chứng khóan. Với đặc điểm là một trong hai trung tâm giao dịch chứng khóan (Hastc), Hà Nội đã trở thành trung tâm lớn về tài chính, chứng khóan, ngân hàng không những của cả nƣớc mà còn của cả khu vực. Thành phố tập trung phổ biến các văn bản pháp luật về các lĩnh vực này nhƣ Luật Chứng khoán, Luật thƣơng mại năm 2005, Luật Đầu tƣ, Luật Cạnh tranh.

Thứ hai, với diện tích 3.328,9 km2; dân số gần 6,5 triệu ngƣời, trung

bình hàng năm tăng thêm khoảng 500.000 ngƣời nhập cƣ từ nơi khác về sinh sống; dân cƣ tập trung chủ yếu ở nội thành, Hà Nội trở thành "điểm nóng" về đất đai, giải phóng mặt bằng. Nội dung thƣờng xuyên phổ biến, giáo dục pháp

luật ở cơ sở hàng năm là các văn bản pháp luật về đất đai, giải phóng mặt bằng. Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này mà thành phố thƣờng xuyên phổ biến là Luật Đất đai năm 1993; Luật Đất đai năm 2003; các Nghị định quy định về khung giá đất, các quyết định hàng năm của thành phố quy định về khung giá đất, đối tƣợng nộp thuế, quy trình, thủ tục hành chính về cấp sổ đỏ, Nghị định, quy định về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ…

Thứ ba, Hà Nội với những đặc điểm về kinh tế nêu trên cũng đã trở

thành một thị trường lao động đông đảo. Thông qua Liên đoàn lao động các

cấp, nhiều năm qua, Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố đã tiến hành phổ biến các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, của ngƣời sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động. Cụ thể thành phố luôn tập trung tuyên truyền Bộ luật lao động; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Công đoàn, các văn bản pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, đình công…

Thứ tư, cùng với tốc độ gia tăng các phƣơng tiện giao thông (ô tô, xe

máy), thực hiện Chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về kiềm chế tai nạn giao thông, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở thƣờng xuyên là các văn bản pháp luật về an toàn giao thông nhƣ Luật Giao thông đƣờng bộ, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ, Nghị định số 71/2012/NĐ- CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34…

* Hình thức, phương tiện và phương pháp phổ biến giáo dục pháp luật

ở cơ sởtrên địa bàn Hà Nội. Với mật độ dân cƣ đông, khối lƣợng các văn bản

pháp luật cần phổ biến lớn, ngoài việc "chọn luật" để phổ biến, Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố còn lựa chọn các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở sao cho phù hợp với Hà Nội. Cụ thể, hiện nay thành phố đang áp dụng 05 cách (hình thức) phổ biến hiệu quả nhất:

+ Thực hiện “Ngày pháp luật”: Đây là một trong những hình thức mới trong công tác PBGDPL có hiệu quả đƣợc áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. UBND Thành phố đã chỉ đạo Thủ trƣởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phƣơng, đơn vị quy định thống nhất mỗi tháng, có một ngày phổ biến giáo dục pháp luật gọi là “Ngày pháp luật”.

+ Phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp (tuyên truyền miệng). Tuyên

truyền miệng là hình thức tuyên truyền mà ngƣời nói trực tiếp nói với ngƣời nghe về một nội dung nào đó nhằm nâng cao nhận thức, niềm tin, ý thức cho ngƣời nghe và kích thích ngƣời nghe hành động theo mục đích của ngƣời tuyên truyền. Cách thức này dù "cổ điển" nhƣng vẫn đƣợc áp dụng vì đạt hiệu quả thông tin nhanh, báo cáo viên truyền đạt đƣợc hết các nội dung cơ bản của văn bản luật cần phổ biến. Là hình thức phổ biến đƣợc các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị áp dụng nhƣ: hội nghị tập huấn văn bản pháp luật mới hoặc lồng ghép nội dung phổ biến pháp luật vào các hội nghị khác của cơ quan, đơn vị, hội nghị chuyên đề, hội thảo, tọa đàm. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp thành phố và quận, huyện 5 năm qua (2008 – 2012) đã tổ chức

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)