Những đề nghị với Bộ Tƣ pháp, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 107 - 110)

thành phố Hà Nội

Phát huy vai trò cơ quan thƣờng trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ƣơng để hƣớng dẫn thống nhất trong cả nƣớc những nội dung cụ thể.

- Phối hợp với Bộ Nội vụ: Đối với Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các quận, huyện, thị xã (thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, kể từ ngày 1/1/2013, không còn Hội đồng PHCT PBGDPL phƣờng, xã, thị trấn), do vậy, cần thiết xác định tiêu chuẩn và cơ chế chính sách cho cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là ở cơ sở.

- Phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Thông tin truyền thông xây dựng mạng thông tin phục vụ phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở.

- Chủ động xây dựng hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.

- Tăng cƣờng đầu tƣ sách báo, tạp chí, tài liệu tuyên truyền pháp luật phát hành miễn phí cho cán bộ, nhân dân ở cơ sở.

- Đề nghị Thành ủy, HĐND, UBND thành phố tiếp tục quan tâm lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền ở cơ sở thực hiện Chỉ thị 27/ CT – TU, các Quyết định, Chỉ thị và Chƣơng trình Quốc gia về phổ biến, giáo dục pháp luật.

+ Tạo cơ chế chính sách thuận lợi cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phƣơng, chỉ định ban hành kịp thời văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cƣờng phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phƣơng.

+ Định kỳ hàng năm kiểm điểm trách nhiệm thực hiện Chƣơng trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phƣơng.

KẾT LUẬN

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở xã, phƣờng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền cơ sở, có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của tầng lớp nhân dân những ngƣời làm chủ đất nƣớc, giáo dục họ phải biết sống và làm việc theo pháp luật, kiên quyết đấu tranh chống lại những hành vi phạm pháp, góp phần quan trọng vào việc xây dựng một xã hội lành mạnh, có kỷ cƣơng. Việc tổ chức, hoàn thiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở xã, phƣờng phải xuất phát từ các yếu tố đặc thù nói trên. Trong mấy năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở xã, phƣờng đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung, các phƣơng pháp, các hình thức cũng nhƣ huy động nhiều phƣơng tiện để đƣa đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đến tận ngƣời dân ở cơ sở và đã đƣợc một số kết quả nhất định. Song, do nhiều nguyên nhân (kể cả nguyên nhân khách quan và chủ quan) công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở xã, phƣờng chƣa đƣợc tiến hành một cách liên tục và đồng bộ; có những địa phƣơng, cơ sở chƣa quan tâm đến công tác này.Việc tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật một cách có tổ chức, có kế hoạch, bƣớc đầu chúng ta đã có Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thƣ, Chỉ thị 27- CT/TW của Thành uỷ Hà Nội, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Nghị định hƣớng dẫn thi hành thể hiện sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây chính là những định hƣớng cơ bản về mục tiêu, nội dung, các phƣơng pháp và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các cấp, các ngành từ Trung ƣơng đến cơ sở. Việc tổ chức, triển khai thực hiện các định hƣớng trên đến tận cơ sở là vấn đề cấp bách trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

Phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân là nhằm hình thành và nâng cao trình độ văn hoá pháp lý; trau dồi thái độ và bồi dƣỡng tình cảm, niềm tin đúng đắn đối với Hiến pháp, pháp luật; xây dựng động cơ và thói quen xử sự tích cực, hợp pháp của mọi công dân. Một trong những mục tiêu của thành phố là tiếp tục xây dựng văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến, tạo bƣớc chuyển mới trong xây dựng văn hóa ngƣời Hà Nội văn minh thanh lịch, lối sống và làm việc theo pháp luật cho cán bộ, nhân dân, Thủ đô trật tự, kỷ cƣơng. Mỗi ngƣời dân ở Thủ đô nói riêng, mọi ngƣời Việt Nam nói chung nghiêm túc chấp hành Hiến pháp và pháp luật, làm tròn bổn phận công dân chính là động lực, là mục tiêu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta nhƣ Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 107 - 110)