Những hạn chế, khiếm khuyết và nguyên nhân của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 88 - 93)

- Trước hết, ý thức pháp luật của nhân dân chưa đồng đều, chưa đáp

ứng được nhu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới, của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Sự hiểu biết pháp luật, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: Trình độ dân trí, điều kiện và vị trí xã hội, đặc điểm về giới tính, lứa tuổi, kinh nghiệm cá nhân. Thực tế là dân cƣ tại những quận nội thành thuộc Hà Nội cũ, quận Hà Đông có tỷ lệ dân trí cao, đều hơn so với các huyện ngoại thành của Hà Tây trƣớc đây. Tuy nhiên, có nghịch lý rằng, dân trí càng cao thì khiếu kiện phức tạp càng nhiều, ngƣời dân ở cơ sở - phƣờng, thị trấn thƣờng có tâm lý coi thƣờng trình độ của cán bộ cơ sở, thƣờng khiếu kiện vƣợt cấp, kéo dài.

Từ sự khác nhau đó mà sự hiểu biết pháp luật của từng ngƣời không giống nhau, công tác PB,GDPL ở cơ sở xã phƣờng chƣa đƣợc quan tâm, coi trọng đúng mức đối với từng loại đối tƣợng, từng địa bàn khác nhau. Theo khảo sát trong công tác PB, GDPL về giao thông đƣờng bộ cho thấy, hậu quả xấu là số ngƣời có nhận thức pháp luật trung bình thì ý thức kém, số còn lại hoặc có ý thức pháp luật, hoặc ý thức kém thì “ vô tƣ " vi phạm. Theo khảo sát mới đây nhất đối với 1500 ngƣời đƣợc hỏi (có biểu đính kèm), khi đƣợc

hỏi về nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật (câu 8), số ngƣời đƣợc hỏi trả lời nhƣ sau:

Hỏi: Tình trạng vi phạm pháp luật do nguyên nhân nào?

Trả lời:

- Không đƣợc phổ biến, quán triệt: 372/ 1500 phiếu - Nhân dân ít quan tâm: 645/1500 phiếu - Do không hiểu biết chế độ chính sách: 538/ 1500 phiếu

- Do các chế độ chính sách và các quy định không đồng bộ: 560/1500 phiếu. - Do công tác quản lý yếu kém: 453/1500 phiếu

- Do cố tình vi phạm: 520/1500 phiếu - Do không xử lý nghiêm các vi phạm: 780/1500 phiếu - Do ít hiểu biết về pháp luật: 707/1500 phiếu

Có thế thấy ý thức pháp luật của nhân dân chƣa cao khi các cấp cơ sở tiến hành phổ biến giáo dục pháp luật, thậm chí việc “cố tình” vi phạm vẫn xảy ra cả trong những đối tƣợng có trình độ, nhận thức hiểu biết về pháp luật cao, nhu cầu tìm hiểu các văn bản chính sách của Nhà nƣớc là nhu cầu lớn nhất của nhân dân khi tiến hành khảo sát đối với 1.500 ngƣời dân tại khu dân cƣ. Trong phần phụ lục có đính kèm phiếu khảo sát và tổng hợp kết quả.

- Thứ hai, nội dung phổ biến giáo dục pháp luật còn nghèo nàn, khô cứng, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thực sự đổi mới nên chưa hấp dẫn người dân.

Kể từ năm 1998, khi mô hình Hội đồng PHCT PBGDPL đƣợc triển khai tại 3 cấp ở Hà Nội, sau nhiều năm hoạt động, mô hình hoạt động kiểu Hội đồng chƣa thực sự hiệu quả. Thành viên Hội đồng PHCT PBGDPL các địa phƣơng với thành phần là đại diện cơ quan Đảng (Thành ủy, Huyện ủy, Quận ủy), Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh… nên chỉ tham gia ở mức độ đại diện, phong trào, hình thức, hoạt động theo kỳ cuộc và chƣa

có chuyên môn sâu. Hoạt động của Hội đồng từ khâu xây dựng kế hoạch, triển khai vẫn chủ yếu dựa vào cơ quan Thƣờng trực là Sở Tƣ pháp. Thêm nữa, nội dung tuyên truyền còn nghèo nàn, vẫn chủ yếu tuyên truyền những văn bản cấp trên, chƣa tuyên truyền sâu, theo chuyên đề những nội dung văn bản của Trung ƣơng, thành phố đang quan tâm nhƣ giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuyên truyền những văn bản pháp luật chuyên sâu về kinh tế… Hình thức tuyên truyền vẫn “tĩnh”, chủ yếu là thông qua sách, báo, tờ rơi, tờ gấp, chƣa triển khai những đợt vận động sâu rộng, tuyên truyền trên các trang mạng đông đảo ngƣời xem nhƣ các báo VnExpress, Dân trí,…

- Thứ ba, việc xây dựng, ban hành các văn bản nhằm triển khai công

tác tuyên truyền chưa kịp thời

Chƣa ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng sau hợp nhất (1/8/2008), các thành viên của Hội đồng là lãnh đạo các sở, ngành hoạt động kiêm nhiệm, do bận công tác nên việc bố trí thời gian tham gia hoạt động Hội đồng theo chức năng, nhiệm vụ còn rất hạn chế. Hiện nay, khối lƣợng luật đƣợc ban hành, sửa đổi nhiều, hệ thống các văn bản pháp luật dƣới luật nhƣ Nghị định, Thông tƣ lại rất nhiều, có thể nói rằng hầu hết các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội đƣợc điều chỉnh bởi luật. Tuy nhiên, khi triển khai tuyên truyền, từ việc “chọn luật”, ban hành các kế hoạch triển khai, xây dựng các tài liệu tuyên truyền nhƣ tờ rơi, sách hỏi – đáp lại rất chậm, chƣa kịp thời nên đã làm hạn chế việc phổ biến tới ngƣời dân, hay nói cách khác, đến khi văn bản tài liệu đƣợc chuyển đến thì đã hết tính thời sự, ngƣời dân đã tìm hiểu nội dung văn bản thông qua các phƣơng tiện khác rồi.

- Thứ tư, việc thực thi công tác tuyên truyền còn hình thức, một số cấp

uỷ Đảng còn chưa quan tâm. Một số cán bộ lãnh đạo Cấp ủy Đảng, chính

kinh phí..) đã dẫn đến tình trạng ở một số địa phƣơng, đơn vị còn thụ động hoặc triển khai công tác tuyên truyền tại các xã, phƣờng, thị trấn một cách hình thức, không có chất lƣợng. Các phƣờng trong nội thành của Hà Nội trƣớc đây, do nguồn kinh phí ổn định, nên việc đầu tƣ ngân sách cho công tác này khá lớn. Nhiều huyện, xã, vùng sâu, vùng xa khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì việc đầu tƣ kinh phí hạn chế, do vậy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Nhiều quận, huyện, thị xã còn tâm lý trông chờ triển khai, hỗ trợ kinh phí của Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố, do vậy, rất khó triển khai “đều tay” công tác này trên địa bàn toàn thành phố.

- Thứ năm, Công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ chưa thường xuyên.

Hầu hết các đơn vị chƣa thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thông tin định kỳ về công tác PBGDPL với UBND thành phố và cơ quan thƣờng trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục thành phố đã ảnh hƣởng đến tiến độ báo cáo với cấp trên, thông tin không kịp thời, triển khai tiến độ công việc chậm.

- Thứ sáu, việc không ổn định của đội ngũ những người làm công tác

tuyên truyền. Hội đồng hoạt động chủ yếu phụ thuộc vào sự tham mưu của cơ

quan Thường trực (cấp Thành phố, cấp quận, huyện), và cán bộ Tư pháp (cấp phường, xã). Phụ cấp trách nhiệm hàng tháng của thành viên Hội đồng còn

thấp, hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Thành viên Hội

đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Thông thƣờng, đồng chí Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn xã là Chủ tịch Hội đồng, Tƣ pháp là thƣờng trực, các thành viên khác nhƣ đại diện Sở Tài chính, Sở Giáo dục, các đoàn thể nhƣ Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... Tại các xã, phƣờng, thị trấn, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật đƣợc thành lập theo cơ chế tƣơng tự. Chính vì hoạt

động theo chế độ kiêm nhiệm nên các thành viên của Hội đồng hoạt động không ổn định (do sự luân chuyển cán bộ, về hƣu, chuyển công tác khác..) đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của Hội đồng.

Số lƣợng báo cáo viên, tuyên truyền viên luôn thay đổi. Đội ngũ báo cáo viên ở quận, huyện vẫn chƣa đảm nhận đƣợc nhiệm vụ truyền đạt các văn bản pháp luật mới đƣợc Nhà nƣớc ban hành ở địa phƣơng. Lực lƣợng báo cáo viên chủ yếu hiện nay vẫn tập trung vào một số đồng chí có uy tín, kinh nghiệm của Bộ Tƣ pháp, Thanh tra Chính phủ, Trƣờng Đại học Luật, Sở Tƣ pháp, Thanh tra thành phố, Hội Luật gia...Nguyên nhân do quận, huyện chọn báo cáo viên, thƣờng mời các đồng chí có vị trí, học vị của Trung ƣơng và thành phố. Vẫn còn tình trạng phổ biến là ở phƣờng, xã tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật nhƣng vẫn còn có nguyện vọng mời báo cáo viên cấp thành phố, do đó rất khó đáp ứng yêu cầu.

- Thứ bảy, sự hạn chế về kinh phí và phương tiện, ở các quận, huyện,

phƣờng, xã, tùy theo nhận thức của Lãnh đạo UBND mà việc bố trí kinh phí dành cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật từng nơi có khác nhau. Không ít nơi, việc bố trí kinh phí cho hoạt động của Hội đồng PHCT PBGDPL đƣợc gộp chung vào nguồn kinh phí của văn phòng HĐND - UBND. Kinh phí dành cho công tác tuyên truyền PBGDPL còn hạn hẹp đặc biệt ở phƣờng, xã, thị trấn.

Nhiều đơn vị chƣa chủ động dự trù kinh phí dành cho công tác PBGDPL nên không triển khai đƣợc mặc dù đã có văn bản hƣớng dẫn của Sở Tài chính. Điều kiện vật chất phục vụ cho công tác hòa giải ở cơ sở còn hạn chế. Kinh phí dành cho công tác hòa giải ở cơ sở còn hạn hẹp, chƣa tạo sự động viên khích lệ thỏa đáng cho các hòa giải viên tham gia vào các hoạt động xã hội. Hoạt động của các Chi nhánh trợ giúp pháp lý còn chƣa đồng bộ và hiệu quả do khó khăn về vật chất, trụ sở làm việc.

2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 88 - 93)