Đƣợc áp dụng phần lớn là Hội nghị quán triệt, tập huấn, Hội thảo, Toạ đàm; thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông tin cổ động trực quan, niêm yết trên các bảng, trạm tin và hệ thống loa đài phƣờng xã, thị trấn; phát hành tài liệu, tờ gấp hỏi - đáp pháp luật; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật; Hoà giải ở cơ sở; sử dụng và khai thác Tủ sách pháp luật. Trong 5 năm 2008 – 2012, Thành phố đã tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các phƣơng tiện truyền thông nhƣ Internet, các Cổng thông tin điện tử, trang thông tin của các sở, ban, ngành của thành phố.
- UBND Thành phố đã tổ chức 120 Hội nghị quán triệt các văn bản của Trung ƣơng và thành phố về công tác PB, GDPL và các Chỉ thị, Kế hoạch triển khai tuyên truyền, thực hiện các văn bản pháp luật quan trọng nhƣ: Bộ
luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Dân sự, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí v.v.... Các quận, huyện, phƣờng, xã, thị trấn tổ chức hơn 24.000 hội nghị bồi dƣỡng kiến thức pháp luật cho hơn 250.000 lƣợt cán bộ, nhân dân tham dự.
- Hệ thống Toà án nhân dân các Quận, huyện: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trƣng, Ba Đình, Đống Đa, Mỹ Đức, Chƣơng Mỹ... đã tổ chức hàng trăm phiên toà xét xử lƣu động các bị cáo phạm tội buôn bán, tàng trữ sử dụng các chất ma tuý, đánh bạc, môi giới mại dâm, trộm cắp, chống ngƣời thi hành công vụ, đua xe, mất trật tự công cộng v.v... có tác dụng tuyên truyền pháp luật và giáo dục phòng ngừa chung.
- Biên soạn và phát hành tài liệu: Hội đồng PHCT PBGDPL Thành phố đã biên soạn, in, phát hành trên 800.000 tờ gấp; 400.000 cuốn sách hỏi-đáp pháp luật, tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật dành cho các tầng lớp cán bộ, nhân dân Thủ đô; 6.000 cuốn tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ hoà giải ở cơ sở để phát hành đến cán bộ, nhân dân và các hoà giải viên ở cơ sở. Hội đồng PHCT PBGDPL các quận, huyện đã phát hành trên 1.000.000 tờ gấp và trên 50.000 cuốn sách hỏi - đáp pháp luật. Hội đồng PHCT PBGDPL các phƣờng, xã đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền, phát hành tài liệu tới từng cụm dân cƣ, tổ dân phố, hộ gia đình, tuyên truyền hàng vạn giờ phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở. Đây là một hình thức tuyên truyền có hiệu quả, thông qua hình thức này, các quy định của pháp luật đƣợc tuyên truyền rộng rãi đến nhiều đối tƣợng.
- Công tác PB, GDPL thông qua việc khai thác tủ sách pháp luật luôn
được Thành phố quan tâm chỉ đạo kịp thời (UBND thành phố đã ban hành Kế
hoạch về xây dựng quản lý và khai thác tủ sách pháp luật trong đó yêu cầu các cấp, các ngành triển khai việc xây dựng tủ sách pháp luật tại các cơ sở thuộc cấp, ngành mình bằng nhiều biện pháp, phƣơng pháp thích hợp). Sách pháp luật là
nguồn cung cấp thông tin pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc của các cán bộ lãnh đạo, giúp cán bộ công chức tiếp cận, tra cứu, vận dụng đúng chủ chƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc vào việc giải quyết công việc hàng ngày, giúp ngƣời dân ở cơ sở hiểu các quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình... do đó việc xây dựng, sử dụng và khai thác tủ sách pháp luật là rất cần thiết. Thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố, ngành Giáo dục, ngành Công an, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành Công nghiệp và khối Liên đoàn lao động Thành phố đã triển khai xây dựng tủ sách pháp luật ở các đơn vị, các trƣờng học và các đơn vị sản xuất kinh doanh, công an phƣờng trên địa bàn Hà Nội. Việc khai thác tủ sách pháp luật ở các đơn vị này đã có hiệu quả rất thiết thực. Đến nay, 100% quận, huyện, phƣờng, xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đều có tủ sách pháp luật đặt tại trụ sở UBND, cá biệt có nhiều phƣờng, xã đã xây dựng thêm một số tủ sách pháp luật đặt tại thƣ viện, nhà văn hoá, cụm dân cƣ, tổ dân phố v.v... Hình thức đƣa tủ sách pháp luật đến với ngƣời dân cũng rất phong phú nhƣ: Luân phiên túi sách pháp luật giữa các cụm dân cƣ, các khu phố.... Hàng năm, các phƣờng, xã, thị trấn đều quan tâm đầu tƣ kinh phí (từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ) để mua bổ sung đầu sách mới (theo hƣớng dẫn của Sở Tƣ pháp và phòng Tƣ pháp quận, huyện) cho tủ sách pháp luật và đặt ở những nơi thuận tiện phục vụ việc tra cứu của cán bộ cũng nhƣ nhân dân trên địa bàn có nhu cầu. Những đơn vị làm tốt công tác xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật nhƣ: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Trì, Chƣơng Mỹ, Quốc Oai…
- Công tác giáo dục pháp luật trong trường học trong những năm qua đã
đƣợc UBND thành phố quan tâm đƣa vào Kế hoạch PBGDPL hàng năm của thành phố. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tƣ pháp chỉ đạo 100% các trƣờng học xây dựng, củng cố tủ sách, ngăn sách pháp luật; vào dịp hè hàng năm tổ chức các lớp tập huấn bồi dƣỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên các trƣờng
phổ thông trung học và phổ thông cơ sở trên địa bàn thành phố về Luật Giao thông đƣờng bộ, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phòng, chống ma tuý, Luật Giáo dục, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng, chống mua bán ngƣời v.v...; Tổ chức các cuộc thi: Giáo viên dạy giỏi môn giáo dục công dân; học sinh Thủ đô thực hiện nếp sống văn minh đô thị (với nội dung chủ yếu là thi tìm hiểu Luật Giao thông đƣờng bộ, Luật phòng chống ma tuý, thi hát các ca khúc pháp luật….), tổ chức cho học sinh ký cam kết không sử dụng ma tuý, không vi phạm pháp luật v.v... duy trì và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng dạy và học pháp luật trong nhà trƣờng, triển khai phổ biến giáo dục pháp luật trong toàn ngành.
- Tuyên truyền PBGDPL thông qua công tác tư vấn, trợ giúp pháp lý
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho ngƣời
nghèo, đối tƣợng chính sách và trẻ em đã và đang đƣợc UBND các cấp trên địa bàn Hà Nội quan tâm. Trong những năm qua, đội ngũ chuyên viên, công tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nƣớc Thành phố Hà Nội thƣờng xuyên đƣợc Trung tâm tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn kỹ năng và các văn bản pháp luật mới có liên quan để trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách và nhân dân ở cơ sở. Thông qua đó, tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan cho các đối tƣợng đƣợc trợ giúp. Trong 5 năm (2008 đến 2012), Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nƣớc Thành phố Hà Nội thực hiện trợ giúp pháp lý tại Trung tâm, phối hợp với các quận, huyện trợ giúp pháp lý lƣu động và mời luật sƣ bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho hơn 12.000 đối tƣợng ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách và trẻ em. Các quận, huyện làm tốt công tác trợ giúp pháp lý trong 3 năm qua là: Đông Anh, Từ Liêm, Ba Vì, Sóc Sơn.
- Một trong những hình thức PB, GDPL có hiệu quả trong thời gian qua
trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã triển khai, hƣớng dẫn liên tịch số giữa Sở Tƣ pháp và Thƣờng trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố đến 29/29 quận, huyện; Chỉ đạo Tƣ pháp các quận, huyện tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ về công tác hoà giải ở cơ sở, sắp tới là Luật Hòa giải ở cơ sở, các văn bản chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố về công tác hoà giải trên địa bàn Hà Nội. Các cấp uỷ đảng, chính quyền ở quận, huyện quan tâm chỉ đạo tăng cƣờng công tác PBGDPL thông qua các hoạt động tƣ vấn, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, hoà giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ở cơ sở. Ngành Tƣ pháp - Thƣờng trực Hội đồng PHCT PBGDPL phƣờng, xã, thị trấn đã phối hợp với UBMTTQ, Hội phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân tham mƣu giúp UBND cùng cấp củng cố, kiện toàn đƣợc 5.750 tổ hoà giải với 33.400 hoà giải viên. 5 năm qua, các tổ hoà giải ở cơ sở đã hoà giải thành trên 30.000 vụ mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân ở cơ sở (đạt 83,5%). Thông qua công tác hoà giải, các hoà giải viên đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến các bên tranh chấp, giúp họ nắm đƣợc các quy định của pháp luật, vì tình làng, nghĩa xóm tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, góp phần giữ gìn ổn định trật tự an toàn xã hội ngay từ cơ sở. Hoà giải viên ở cơ sở đồng thời còn là tuyên truyền viên PBGDPL cho hàng ngàn lƣợt ngƣời dân, hộ gia đình chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Một số quận, huyện đạt tỷ lệ hoà giải thành cao nhƣ: Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn, Hai Bà Trƣng, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Cầu Giấy…
2.1.2.6. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cán bộ làm công tác phổ biến và giáo dục pháp luật