Về nội dung phổ biến, giáo dục phápluật

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 38 - 44)

Luật PBGDPL quy định các nội dung nhƣ: quy định Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trƣờng….Nội dung PB, GDPL nói chung, ở cơ sở nói riêng thì mục đích cuối cùng là tập trung phổ biến tới con ngƣời, tới công dân. Do vậy, nội dung phổ biến xuyên suốt là các quy định của pháp luật tại Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực trong cuộc sống, liên quan đến quyền con ngƣời, quyền đƣợc tự bảo vệ, giới hạn các quyền đó đến đâu. Ví dụ, quyền tự do tín ngƣỡng, cụ thể hóa có Pháp lệnh tôn giáo, các văn bản của Trung ƣơng và Thành phố quy định về vấn đề này.

Tuy nhiên, do đối tƣợng tại xã, phƣờng có những đặc thù riêng nên nội dung PB,GDPL ở cơ sở xã, phƣờng cũng là một phƣơng thức đặc thù với đối tƣợng là các tầng lớp nhân dân ở cơ sở xã, phƣờng mà chủ yếu là học sinh tiểu học, trung học cơ sở, thanh niên, phụ nữ, nông dân, nhân dân, thành thị, ngƣời lao động trong các doanh nghiệp nhỏ lao động tự do. Vì thế, việc xác định nội dung cơ bản của PB, GDPL ở cơ sở xã, phƣờng trƣớc hết căn cứ vào

đối tƣợng, mục tiêu PB, GDPL cho đối tƣợng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, đặc điểm của đối tƣợng. Nội dung đó có thể phân thành các mức độ theo các yêu cầu sau đây:

Một là, yêu cầu tối thiểu về nội dung PB, GDPL cho mọi công dân (có thể

gọi là pháp luật phổ thông). Để mỗi công dân “sống và làm việc theo pháp luật”, họ phải có những hiểu biết tối thiểu về pháp luật và những kỹ năng tối thiểu để sử dụng pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cũng nhƣ thực hiện các nghĩa vụ của mình trƣớc gia đình, trƣớc Nhà nƣớc, trƣớc xã hội. ở đây, các nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thƣờng phải gắn với các khía cạnh đạo đức, tâm lý, với các cơ sở kinh tế - xã hội của quy định pháp luật để tạo nên nhận thức đúng, tâm lý sẵn sàng và thiện chí để thực hiện ngay các quyền và nghĩa vụ công dân mà tình huống pháp lý cụ thể đòi hỏi họ. Nội dung này bao gồm:

- Một số hiểu biết, thông tin cơ bản về tổ chức bộ máy Nhà nƣớc thực thi pháp luật, đặc biệt là cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;

- Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân do Hiến pháp và một số đạo luật quy định;

- Một số thủ tục, trình tự pháp lý để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện các nghĩa vụ của công dân.

- Các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và gián tiếp của công dân... Ở mức độ này, giáo dục pháp luật là yếu tố quan trọng giúp cho mỗi công dân ý thức đƣợc vị trí công dân của mình trong quan hệ với Nhà nƣớc và với công dân khác, biết mình có những quyền gì, nghĩa vụ gì và khi cần thì biết mình phải đến đâu, làm gì, làm nhƣ thế nào để bảo vệ các quyền đó.

Hai là, yêu cầu riêng về PB,GDPL cho mỗi loại đối tƣợng. Mỗi công

dân trong từng địa vị, điều kiện, hoàn cảnh và ở mỗi địa bàn khác nhau lại có những nhu cầu hiểu biết pháp luật khác nhau. Do đó, nội dung PB, GDPL ở đây cũng phải cụ thể, phù hợp với từng loại đối tƣợng. Theo Quyết định số 03/QĐ-

TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật ban hành ngày 07/1/1998 thì đối với tất cả các tầng lớp nhân dân nói chung, cần phải phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền tham gia quản lý Nhà nƣớc, giám sát hoạt động của cơ quan, công chức Nhà nƣớc, quyền bầu cử, ứng cử, quyền lao động, tự do kinh doanh, nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản toàn dân, lợi ích cộng đồng, nghĩa vụ đóng thuế, lao động công ích và các quyền, nghĩa vụ cơ bản khác của công dân. Ngoài ra, đối với từng đối tƣợng còn có thêm các nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khác nhau.

Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở: Đây là lớp ngƣời đang

trong quá trình học tập và rèn luyện trong nhà trƣờng, đồng thời đang ở độ tuổi hình thành nhân cách. Những hiểu biết về thế giới xung quanh cũng nhƣ những quan niệm về đời sống xã hội còn đang đƣợc bồi đắp, định hình thông qua hoạt động học tập và giao tiếp xã hội. Một đặc điểm riêng đối với lớp học sinh này là nội dung giáo dục pháp luật không tách rời nội dung đào tạo. Mục tiêu giáo dục đào tạo nƣớc ta đã đƣợc xác định rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VII là nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, đào tạo những con ngƣời có kiến thức văn hoá, khoa học... trong đó có "mục tiêu phát triển cụ thể các bậc học: xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, xây dựng trung học mới, mở rộng bậc đại học và sau đại học, xây dựng hệ thống trung tâm chất lƣợng cao" [2, tr.127]. Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, nội dung cơ bản của quá trình giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa cho học sinh bao gồm nội dung thuộc các lĩnh vực: “trí dục, đức dục, giáo dục lao động, thể dục và mỹ dục”. Giáo dục pháp luật cũng nhƣ các giáo dục khác đƣợc ghép vào 5 lĩnh vực trên. Trƣớc đây, giáo dục pháp luật trong trƣờng phổ thông đã ghép vào lĩnh

vực đức dục, và đến nay, giáo dục pháp luật đƣợc ghép trong môn giáo dục công dân cùng với giáo dục chính trị và đạo đức. Nhƣ vậy, nội dung của giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng là một bộ phận của nội dung giáo dục nói chung, phải tuân thủ mục tiêu giáo dục nói chung. Song, nội dung giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng có tính hệ thống nhƣng ít đƣợc bổ sung, sửa đổi để phù hợp với trạng thái động của các thông tin cơ bản trong hệ thống pháp luật thực định. Do đó, cần đƣợc hỗ trợ bằng các chƣơng trình mang tính cập nhật cao nhƣ giáo dục pháp luật qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tăng cƣờng các hoạt động ngoại khoá nhƣ nghe nói chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật đồng thời phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Những nội dung pháp luật cần giáo dục cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở là:

Đối với học sinh tiểu học: Tiến hành nghiên cứu, khảo sát, xây dựng nội dung pháp luật phù hợp cho giáo dục tiểu học, gắn chặt với giáo dục đạo đức; phổ cập một số kiến thức pháp luật sơ đẳng nhất gắn với cuộc sống, học tập của các em, với những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực hành vi thƣờng ngày trong gia đình, ngoài đƣờng phố, trong trƣờng học.

Đối với học sinh trung học cơ sở: Ngoài việc phổ cập kiến thức pháp luật đã có trong chƣơng trình, cần nghiên cứu, khảo sát để sửa đổi, bổ sung về nội dung cho phù hợp với lứa tuổi và pháp luật hiện hành (dân sự, lao động...) đồng thời gắn với những vấn đề thời sự về pháp luật nhƣ phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trƣờng...

Đối với thanh niên: Phần lớn thanh niên ở cơ sở xã, phƣờng nƣớc ta là

những ngƣời đã học hết bậc tiểu học, trung học cơ sở hoặc phổ thông trung học (chỉ có một số ít là không đi học). Vì thế, họ đã có một trình độ văn hoá nhất định để đủ khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội ở địa phƣơng mình. Thông thƣờng, thanh niên ở cơ sở xã, phƣờng tham gia vào tổ chức Đoàn thanh niên nên có điều kiện tham gia và các buổi sinh hoạt của Câu lạc

bộ pháp luật do tổ chức Đoàn thanh niên thành lập. Dù làm nghề gì thì họ vẫn là những ngƣời làm chủ nông thôn từ đồng bằng đến miền núi; họ cũng phải thực hiện nghĩa vụ mà Tổ quốc giao phó - đó là nghĩa vụ quân sự; rồi họ sẽ là những ngƣời chủ của mỗi gia đình, là những ngƣời bố, ngƣời mẹ trong gia đình. Đối với xã hội, họ có thể tham gia vào việc bảo vệ trật tự, an ninh cho thôn, xóm mình nhƣ làm dân quân tự vệ... Gắn với mỗi hoạt động mà họ tham gia và mỗi nghĩa vụ mà họ gánh vác thì những nội dung pháp luật cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục riêng đối với họ là các kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình; nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; nghĩa vụ quân sự; phòng chống các tệ nạn xã hội; an toàn giao thông; tội phạm hình sự, biện pháp ngăn ngừa, phòng chống tội phạm; trách nhiệm hành chính.

Đối với phụ nữ: Trong thời đại ngày nay, phụ nữ hoàn toàn bình đẳng

với nam giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và cả trong gia đình. Song, do gánh nặng trách nhiệm của một ngƣời phụ nữ trong gia đình, trách nhiệm làm vợ, đặc biệt trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con cái đã có phần hạn chế việc tham gia hoạt động xã hội của ngƣời phụ nữ. Mặc dù vậy, họ vẫn phải hoàn thành mọi công việc trong gia đình, vừa phải lo tham gia lao động sản xuất, công tác trên mọi lĩnh vực. Phần lớn phụ nữ ở nông thôn, miền núi nƣớc ta đều có trình độ văn hoá thấp và ít quan tâm đến tình hình chính trị, xã hội. Nếu họ không có sự hiểu biết nhất định về pháp luật thì khi quyền và lợi ích bị xâm phạm, họ rất khó tự đứng ra bảo vệ mình. Do đó, Nhà nƣớc cần có sự quan tâm đặc biệt để bảo vệ quyền lợi của ngƣời phụ nữ, ở các xã, phƣờng nƣớc ta đều có Hội phụ nữ. Đây là một tổ chức mà mọi ngƣời phụ nữ đều có thể tham gia sinh hoạt. Ở đó, họ có thể bày tỏ tâm tƣ, nguyện vọng cũng nhƣ sẽ đƣợc giải đáp những vƣớng mắc trong cuộc sống. Vì thế, nội dung PB,GDPL cho riêng ngƣời phụ nữ ở cơ sở xã, phƣờng phải gắn với công việc, với trách nhiệm của họ cũng nhƣ quyền lợi của họ từ trong

gia đình đến xã hội. Đó là những kiến thức pháp luật về hôn nhân gia đình; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quyền bình đẳng nam - nữ trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.

Đối với nông dân: Nhƣ chúng ta đã biết, nông dân là lực lƣợng chiếm

đa số ở xã, phƣờng, đặc biệt là ở nông thôn, đồng bằng và miền núi. Đối tƣợng nông dân tăng lên sau khi Hà Nội thực hiện hợp nhất với tỉnh Hà Tây. Một đặc điểm đặc trƣng của ngƣời nông dân là gắn bó với đất đai, ruộng vƣờn. Vì thế, đối với họ, những hiểu biết về các quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất, thuế nông nghiệp, các chính sách về nông thôn mới, đồn điền đổi thửa…. là hết sức cần thiết. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao dân trí đồng thời hạn chế các nhƣợc điểm còn tồn tại ở nông dân? Hiện nay, ở các xã, phƣờng nƣớc ta đã thành lập các tổ chức mà ngƣời nông dân có thể tham gia nhƣ: Hội nông dân, các tổ hoà giải cơ sở. Đó là những nơi mà ngƣời nông dân có điều kiện trao đổi với nhau về kinh nghiệm sản xuất cũng nhƣ các vấn đề vƣớng mắc trong cuộc sống, trong các mối quan hệ làng, bản, xóm, thôn... Đó cũng là nơi họ có thể tiếp nhận đƣợc những thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đối với nông dân (ngoài việc nghe thông tin từ loa truyền thanh của xã, phƣờng). Vì thế, những nội dung cần thiết để PBGDPL cho ngƣời nông dân là các kiến thức pháp luật về: quyền sử dụng đất, thuế nông nghiệp, giao dịch dân sự trong cuộc sống cộng đồng; hôn nhân gia đình, đăng ký hộ tịch; chống tệ nạn cờ bạc, hủ tục lạc hậu.

Đối với nhân dân phường, xã, thị trấn, cần đƣợc phổ biến thêm kiến

thức pháp luật về: quy tắc sinh hoạt cộng đồng ở các đô thị; bảo vệ môi trƣờng; quyền kinh doanh và quản lý hoạt động kinh doanh; an toàn giao thông; trật tự, an toàn xã hội; quy tắc xây dựng công trình, quyền sử dụng, sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở, bảo vệ công trình công cộng...

phổ biến thêm kiến thức pháp luật về: hợp đồng lao động, thoả ƣớc lao động tập thể; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; kỷ luật lao động, bảo hiểm lao động; trách nhiệm vật chất khi vi phạm kỷ luật lao động; tổ chức hoạt động của Công đoàn; thủ tục giải quyết tranh chấp lao động.

Từ việc xác định phạm vi, đặc điểm và các mức độ yêu cầu về nội dung PB, GDPL, có thể thấy rằng khó có một hình thức hay một chủ thể PB, GDPL riêng biệt nào có thể đáp ứng đƣợc việc truyền tải toàn bộ các yêu cầu, phạm vi nội dung để đạt tới mục tiêu giáo dục pháp luật đặt ra cho mỗi đối tƣợng. Do đó, cần phải suy nghĩ, nghiên cứu các phƣơng thức, phối hợp nhiều hình thức, phƣơng tiện PB, GDPL và phối hợp các chƣơng trình, mục tiêu PB, GDPL của các chủ thể khác nhau để bổ sung, hỗ trợ những mặt mạnh, giảm bớt những hạn chế của từng hình thức, phƣơng tiện.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 38 - 44)