- Em có nói tục, chửi bậy
2.2.2. Thực trạng vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào giáo dục đạo đức học sinh các trường trung học phổ thông ở tỉnh An
giáo dục đạo đức học sinh các trường trung học phổ thông ở tỉnh An Giang
2.2.2.1. Ưu điểm
Giáo dục đạo đức thanh niên trường học nói chung và thanh niên học sinh THPT nói riêng nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người chủ tương lai của đất nước là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không riêng của các trường học. Do đó chúng tôi xem xét vấn đề trên ở cả 3 mặt:
- Về giáo dục đạo đức gia đình:
Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và giáo dục đạo đức cho học sinh. Một học sinh nếu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống, các thế hệ có quan hệ tốt với nhau, có tôn ti trật tự, được quan tâm, chăm sóc, ông bà cha mẹ thật sự là tấm gương sáng để con cháu noi theo thì học sinh đó có nền tảng đạo đức tốt, nhân cách tốt, hình thành ý thức trách nhiệm của một công dân.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống của từng gia đình đã được cải thiện, nâng cao hơn từ đó phụ huynh có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con em mình được tốt hơn. Phần lớn phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em mình, coi trọng việc học tập và tạo mọi điều kiện để con em được học thành danh. Việc giáo dục đạo đức cũng được chú trọng hơn. Trong gia đình giáo dục con biết sống có nghĩa, có nhân; rèn luyện từng hành vi, cử chỉ để con được phát triển toàn diện, gia đình đã nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con em.
Phần lớn phụ huynh hiện nay có trình độ học vấn, những kiến thức về giáo dục con theo từng lứa tuổi đã được các phụ huynh tìm hiểu qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng nên trong giáo dục đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tiến bộ. Lối giáo dục áp đặt, thiên về hình phạt hiện nay là kém hiệu quả trong giáo dục con cái được phụ huynh dần dần khắc phục. Giáo dục con không chỉ sự quan tâm nhiều hơn mà cha mẹ còn biết lắng nghe những ý kiến đề đạt từ con, tôn trọng, gần gũi con đã giúp phụ huynh hiểu rõ tâm tư, sở thích, các mối quan hệ của con để có biện pháp giáo dục cho phù hợp.
- Về giáo dục đạo đức của nhà trường:
Trường học là nơi hình thành đạo đức cơ bản của người công dân. Trong thời kỳ đổi mới, với tư duy năng động, sáng tạo, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng. Đảng khẳng định được chiến lược đúng đắn luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nguồn lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đang sống trong thời đại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bùng nổ về thông tin toàn cầu. Việc này đặt ra cho từng con người phải phấn đấu nỗ lực vươn lên trong cuộc sống để không lạc hậu với thời cuộc, từng bước theo kịp tốc độ phát triển của thời đại. Đối với thế hệ trẻ, trường học ngoài nhiệm vụ cung cấp tri thức còn quan tâm nhiều đến việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh. Nhận thức rõ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trường học chủ động thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Từng bước quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, khắc phục tình trạng thiên về “dạy chữ” lơi lỏng “dạy người”. Thực hiện phối hợp giáo dục trong hệ thống sư phạm gồm: Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, giám thị, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các tổ chức khác trong hệ thống sư phạm, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong trường phổ thông trung học là tổ chức đóng vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh. Tổ chức Đoàn là nền tảng đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên học sinh, là tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của học sinh. Hoạt động của Đoàn gắn liền với hoạt động vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu của thanh niên học sinh trong học tập và trong rèn luyện. Đoàn còn là cầu nối giữa chi bộ Đảng nhà trường với học sinh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn, tạo ra môi trường tốt nhất cho học sinh phấn đấu, rèn luyện trưởng thành.
Tổ chức Đoàn trong nhà trường thu hút học sinh tham gia những sinh hoạt mang tính giáo dục cao như: Tổ chức hội diễn văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao, tham quan các bảo tàng, hoạt động về nguồn, hoạt động nhân đạo từ thiện thu hút đông đảo học sinh tham gia.
Thầy cô giáo đóng vai trò rất lớn trong giáo dục đạo đức học sinh. Đa số giáo viên là những người yêu nghề, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có năng lực phẩm chất, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh học tập noi theo đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Thông qua sự phối hợp chặt chẻ thường xuyên giữa các lực lượng trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được tình hình của từng học sinh, kịp thời đề ra những giải pháp để chấn chỉnh những học sinh có biểu hiện lơ là trong học tập và rèn luyện. Sự quan tâm giáo dục kịp thời của giáo viên chủ nhiệm có tác dụng tích cực góp phần định hướng nhân cách cho học sinh. Đội ngũ giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân, Văn học, Lịch sử cũng góp phần to lớn trong việc giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, lý tưởng cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Qua đó khơi dậy lý tưởng, khát vọng sống có ích cho cộng đồng, cho đất nước trong học sinh trung học phổ thông An Giang.
Bên cạnh giáo dục gia đình, nhà trường thì môi trường giáo dục xã hội cũng có tác động rất nhiều đến quá trình hình thành đạo đức cho học sinh. An Giang đã huy động sức mạnh của toàn xã hội chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, nhất là học sinh trung học phổ thông. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Tỉnh tạo điều kiện để học sinh học tập tốt, tham gia vào các hoạt động văn hóa, nhiều hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, tích cực tham gia vào các hoạt động nhân đạo như: cứu trợ đồng bào lũ lụt, thăm viếng bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ các bạn nghèo vượt khó…đây là những hoạt động có ích cho quá trình tự rèn luyện của học sinh.
Những phẩm chất đạo đức truyền thống cần được tôn trọng và giữ gìn. Sống có nghĩa, hiếu thảo, trung thực, học tập để có tri thức trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết đối với lứa tuổi cấp sách đến trường. Giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh hiện nay không thể tách rời giáo dục tri thức khoa học kỹ thuật. “Dạy chữ, dạy người, dạy nghề” là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của xã hội ta. Trong thời kỳ đổi mới, sự phân hóa thành phần kinh tế dẫn đến sự phân hóa mọi mặt trong đời sống xã hội, nên việc nâng cao giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông là một yêu cầu cấp thiết. Nhiệm vụ của nhà trường, tổ chức Đoàn cần tập trung việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách con người mới, đáp ứng yêu cầu cho việc xây dựng xã hội mới. Đồng thời phát huy truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam nhân ái, cần cù, tận trung với nước, tận hiếu với dân, đoàn kết thân ái, yêu gia đình, hòa nhã với bạn bè… Xuất phát từ thực tế trên, Tỉnh ủy đã tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề “Giáo dục vì sự nghiệp trăm năm”. Nội dung của buổi tọa đàm đi sâu vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, giáo dục công dân trong nhà trường, nâng cao chất lượng “dạy người” song song “dạy chữ”.
Tỉnh ủy An Giang phối hợp với các ngành thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ giáo, học sinh trong trường học nói chung và của học sinh THPT nói riêng. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo con người Hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã cụ thể hóa bằng văn kiện mang ý nghĩa chỉ đạo sâu sắc: “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện, đức dục, trí dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành”.
Về giáo dục thanh niên, Nghị quyết Đại hội X của Đảng khẳng định: “Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện…”.
Đến Đại hội toàn quốc lần thứ XI (năm 2011), Đảng ta khẳng định: “Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống… Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [12; 242, 243].
Thấm nhuần quan điểm đó, trường học đã coi việc giáo dục đạo đức cho học sinh trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trong giai đoạn mới, giáo dục đạo đức nhân cách mới là nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của sự nghiệp giáo dục đào tạo. Giáo dục nhân cách mới mà thời đại mới đang đòi hỏi phải giáo dục cho học sinh, sinh viên lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh vững vàng, có tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi, có chí học tập, rèn luyện để lập thân, lập nghiệp vững vàng, tiếp bước các thế hệ đi trước góp phần đưa đất nước tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
Những năm qua, nhìn chung các trường THPT ở An Giang thường xuyên chăm lo công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, pháp luật cho
học sinh, nâng cao giác ngộ chính trị, cảnh giác trước âm mưu diễn biến của các thế lực thù địch tìm cách lôi kéo thanh niên, phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội. Cán bộ công chức và học sinh luôn có ý thức chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, Nghị quyết, chỉ thị, quy định của ngành, của địa phương. Do đó, trong trường học không có đối tượng cơ hội chính trị, luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng.
Những điểm nổi bật trên nhờ sự phối hợp thường xuyên giữa ba môi trường: gia đình - nhà trường - xã hội nên chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ngày càng được nâng cao, nhất là giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông.
2.2.2.2. Hạn chế của công tác giáo dục đạo đức học sinh các trường trung học phổ thông tỉnh An Giang
Cùng với những ưu điểm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông còn không ít khó khăn, yếu kém cần khắc phục:
Trong gia đình lẫn ngoài xã hội nhiều bậc ông bà, cha mẹ chưa thật sự là tấm gương sáng cho con trẻ noi theo, không ít phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục trong gia đình ít quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con cái. Những gia đình khá giả con cái luôn được nuông chiều, quen hưởng thụ, biến các em các trở thành những nô lệ của đồng tiền, những gia đình có mức sống thấp, lo kiếm sống hàng ngày ít quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con em, giao phó hết trách nhiệm giáo dục cho nhà trường. Thế nhưng khi con họ hư hỏng, lại đỗ lỗi cho nhà trường, cho xã hội. Cá biệt còn một số phụ huynh chỉ quan tâm đầu tư cho con học chữ, coi thường việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho con em họ, nên một số học sinh dễ bị nhiễm các thói hư tật xấu ngoài xã hội.
Tình trạng thiên về “dạy chữ”, lơi lỏng “dạy người” còn khá phổ biến ở các trường trung học phổ thông ở An Giang. Việc giảng dạy môn đạo đức - giáo dục công dân nhiều trường còn xem nhẹ. Trong một thời gian dài, hệ
thống trường học của ta bỏ quên, hoặc xem nhẹ bộ môn đạo đức - giáo dục công dân. Ai cũng hiểu vị trí tầm quan trọng của môn Giáo dục công dân môn học “dạy làm người”, nhưng thực tế chỉ được coi là môn học phụ. Nhận thức như vậy trách sao các em ít đầu tư nhiều cho môn học. Có nhiều phụ huynh còn tỏ vẽ ái ngại, lo lắng khi biết con mình được xếp vào lớp có giáo viên giảng dạy môn GDCD làm công tác chủ nhiệm - với cách nhìn nhận của người lớn như thế thì các em còn nghĩ gì hơn. Trong trường học vẫn còn một số giáo viên chưa xác định rõ ý nghĩa, trách nhiệm của mình trong công tác phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh, phó thác việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cho nhà trường, cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy môn GDCD.
Sự tác động kinh tế thị trường mặt trái của nó có tác động không nhỏ tới một bộ phận học sinh hiện nay như: chạy theo lối sống thực dụng trước cuộc sống hiện tại, không xác định được lý tưởng sống, không làm chủ được bản thân đều có tác động không nhỏ đến nhận thức và hành vi của học sinh.
Kỷ luật học tập trường học chưa được thực hiện nghiêm hiện tượng gây gỗ, đánh nhau còn phổ biến. Việc kết hợp giáo dục đạo đức trong bài giảng các môn học khác như Văn học, Địa lý, Lịch sử hiệu quả thấp. Hiện tượng học sinh học lệch, chỉ tập trung vào một số môn chính, quay cóp trong kiểm tra, thi cử, thiếu trung thực trong học tập ngày càng nhiều trong học sinh.
Trong chương trình học, bài học về giáo dục đạo đức còn rất ít, nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh về cách cư xử, lý tưởng sống còn gặp không ít khó khăn. Nhà trường thiếu phương tiện giảng dạy, chỉ học lý thuyết, thiếu thực hành nên chưa kích thích tinh thần tự học tập, tự tu dưỡng của học sinh.
Ý thức giữ gìn vệ sinh chung bảo vệ môi trường sống chưa được học sinh thực hiện nghiêm còn xả rác ngay trong lớp học ăn quà vặt trong lớp. Chúng tôi tiến hành khảo sát về ý thức bảo vệ môi trường có 55% học sinh đồng tình có xã rác bừa bãi đây là điều cần quan tâm hơn trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
Bảng 2.8: Ý thức về bảo vệ môi trường của học sinh:
Rất thường
xuyên
Thường