Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thổng tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 79)

- Khi thấy người khác xả rác bừa bãi em không

3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức

Thứ nhất, nhận thức đúng vị trí, vai trò gốc của đạo đức.

Đạo đức là gốc của con người. Mục đích của việc giáo dục đạo đức trong nhà trường nói chung là giúp cho việc hình thành nhân cách của học sinh ngày càng hoàn thiện hơn. Việc giáo dục đạo đức phải được thực hiện thường xuyên suốt từ tuổi ấu thơ cho đến khi trưởng thành.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc của con người, cũng như nguồn của sông, gốc của cây; đạo đức giúp con người biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đức và tài là hai yếu tố có quan hệ chặt chẻ với nhau. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nếu không nói là người vô dụng. Ngược lại có tài mà không có đức thì không thể đem tài đó phục vụ nhân dân, thậm chí còn có hại cho xã hội. Do vậy, tài năng phải được xây dựng trên nền tảng của đạo đức. Tài năng càng cao thì càng phải cũng cố trao dồi đạo đức. Phẩm chất đạo đức của mỗi người được thể hiện thông qua những hành vi trong cuộc sống, nên đạo đức của mỗi người cần phải được giáo dục, rèn luyện thì nhân cách mới hoàn thiện hơn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận học sinh trung học phổ thông ở An Giang hiện nay là do các lực lượng giáo dục lẫn bản thân đối tượng được giáo dục chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò gốc của đạo đức, quá chú trọng “dạy chữ”, “luyện tài” mà xem nhẹ việc “dạy người”, “rèn đức”. Vì thế, để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, trước hết phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức của các lực lượng giáo dục: Ban giám hiệu trường, đội ngũ thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, và cả đối tượng được giáo dục là học sinh. Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và quán triệt một cách sâu rộng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

trong trường học, mọi tầng lớp nhân dân; mở cuộc vận động học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, trong quá trình giáo dục đạo đức cần làm cho học sinh nhận thức đúng giá trị đạo đức mới và sự cần thiết phải phấn đấu trong học tập và rèn luyện.

Thứ hai, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường nói chung và trường trung học phổ thông nói riêng.

Theo Hồ Chí Minh, mục đích của giáo dục là đào tạo ra những công dân có ích cho xã hội, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục không chỉ có nhiệm vụ trang bị kiến thức, năng lực chuyên môn mà còn hình thành nhân cách cho người học. Vì vậy, phải giáo dục toàn diện trên tất cả các mặt: trí, đức, thể, mỹ, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Mức độ quan tâm, chú trọng được thể hiện rõ qua nội dung mà thời lượng mà ngành giáo dục dành cho công tác này. Hồ Chí Minh từng phê bình ngành giáo dục vì quá tập trung “dạy chữ” mà lơi lỏng việc “dạy người”. Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp để khắc phục hạn chế trên, Hồ Chí Minh đề xuất ý kiến: “Đạo đức phải là một ngành khoa học xã hội mà những người có trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa, phải trở thành một môn khoa học không thể thiếu được trong trường đại học và phổ thông” [23; 121].

Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông cần phải giúp các em xác định được nhiệm vụ của người học sinh, người đoàn viên trong trường học. Vì vậy, quá trình giáo dục giúp cho học sinh có quan niệm đúng, nhận thức đúng về giá trị đạo đức mới, thấy được sự cần thiết phải phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng, hình thành ở học sinh những hành vi, cách ứng xử hàng ngày của người có đạo đức. Giáo dục đạo đức phải đi đôi với tự giáo dục đạo đức, nghĩa là giúp các em tự ý thức được trách nhiệm của bản thân, cần nỗ lực

nâng cao trình độ tri thức với nâng cao đạo đức. Thấy được ý nghĩa của việc phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện. Bản thân cần nỗ lực phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện. Có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Tích cực tham gia vào các hoạt động của trường, Đoàn và các hoạt động nhân đạo góp phần xây dựng quê hương ngày càng văn minh hơn.

Để đào tạo học sinh thành những người kế thừa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” đòi hỏi những người làm công tác giáo dục cần nhận thức lại quan điểm giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong những năm học vừa qua Sở Giáo dục An Giang lấy khẩu hiệu: “dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm- trung thực” làm chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh năm học 2014 - 2015, nhằm giáo dục cho học sinh biết, thích nghi nhanh hơn, biết sáng tạo trong học tập và mọi hoạt động trong nhà trường.

Nhưng trong thực tế việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở An Giang trong thời gian qua còn gặp không ít khó khăn, khiếm khuyết, xét từ mục tiêu, chương trình, nội dung. Đặc biệt là những phẩm chất cơ bản của đạo đức chưa được xác định cụ thể, thể hiện qua phân phối chương trình còn phân tán, thiếu tập trung, thiếu lôgíc. Những nội dung về giáo dục đạo đức, về pháp luật, về kỷ năng sống chưa được đề cập nhiều trong quá trình giáo dục. Bộ Giáo dục - Đào tạo cần ban hành các văn bản chỉ đạo để đưa môn đạo đức - giáo dục công dân trở thành môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông, là môn học chủ đạo trong hệ thống sư phạm. Có như vậy, học sinh có thêm động lực để học tập bộ môn một cách nghiêm túc, nắm vững kiến thức, hiểu đúng hơn vai trò của môn học để các em thể hiện hành vi của mình trong cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Thứ ba, cần nhận thức rõ giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, bền bỉ, kiên trì và nhẫn nại.

Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh trong trường phổ thông đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục trực tiếp là đội ngũ giáo viên giảng dạy môn đạo đức - giáo dục công dân. Mỗi thầy cô giáo cần nhận thức tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức mà tận tâm, tận lực, kiên trì, bền bỉ tìm ra những biện pháp phù hợp để giáo dục ngày càng có hiệu quả hơn.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống mà được hình thành thông qua con đường giáo dục, tự giáo dục và tự rèn luyện của mỗi người. Thực chất của việc giáo dục đạo đức, nhân cách là làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi. Vì thế, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình thường xuyên, liên tục, kiên trì, bền bỉ không được xem nhẹ.

Thứ tư, phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh.

Sự kết hợp giáo dục ở ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò rất quan trọng. Nhưng sự phối hợp có làm tốt đến đâu thì cũng không thể thay thế yếu tố tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh. Tự rèn luyện đạo đức là một quá trình mà học sinh tự hoàn thiện, tự biến đổi, tự thích nghi với môi trường và điều kiện sống, biết tuân theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội, kiên quyết tránh xa các thói hư tật xấu của bản thân, có ý chí, nghị lực, biết vuợt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Muốn tự giáo dục thành công đòi hỏi mỗi học sinh phải có ý thức tự giác cao, biết hối hận, xấu hổ với những việc làm sai trái và dám kiên quyết đấu tranh với những thói hư tật xấu của bản thân; biết biến những tri thức đã nhận thức được từ gia đình, nhà trường và xã hội thành sự hiểu biết của mình để thực hành trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thổng tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w