Thực trạng đạo đức thanh niên học sinh trung học phổ thông ở tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thổng tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 52)

ở tỉnh An Giang

Tính đến năm 2014 An Giang có 51 trường trung học phổ thông và gần 41.630 học sinh. Đây là lứa tuổi cần phải được quan tâm, cần được chăm sóc, giáo dục nhiều hơn nhằm giúp cho việc hình thành nên nhân cách thế hệ trẻ hoàn thiện hơn, tạo ra những công dân tốt góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Để đánh giá thực trạng đạo đức của thanh niên học sinh trung học phổ thông tỉnh An Giang, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng 300 phiếu trưng cầu ý kiến học sinh ở cả 3 khối 10 (100 phiếu), khối 11(100 phiếu), khối 12 (100) ở 4 điểm trường khác nhau gồm: Trường Phổ thông thực hành sư phạm (Thành phố Long Xuyên), Trường THPT Chu Văn An

(Huyện Phú Tân), Trường THPT Tân Châu (Thị xã Tân Châu), Trường THPT Tịnh Biên (Huyện Tịnh Biên).

Từ kết quả điều tra và qua báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng, chúng tôi xin nêu một số nhận xét sau:

2.2.1.1. Mặt tích cực trong đạo đức của thanh niên học sinh tỉnh An Giang

Trong những năm qua, An Giang đã tạo nên nhiều đột phá sáng tạo và phát triển có hiệu quả. Trong những thành tựu ấy có phần đóng góp to lớn của tuổi trẻ An Giang. Theo số liệu điều tra của Tỉnh Đoàn An Giang trong những năm gần đây cho thấy thanh niên độ tuổi từ 15 - 30 có khoảng 1 triệu người, chiếm gần 2/3 lực lượng trên địa bàn tỉnh, số thanh niên tiên tiến được kết nạp vào đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là 71694 thanh niên. Như vậy, đủ thấy thanh niên An Giang là nguồn lao động quý giá, đầy tiềm năng, lực lượng chủ yếu tham gia vào công cuộc xây dựng, phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội của tỉnh.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và đào tạo An Giang, năm học 2013 -2014 toàn tỉnh có 51 trường trung học phổ thông với 41.630 học sinh.

An Giang thực hiện đa dạng hóa trường trung học phổ thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng nhu cầu học văn hóa của học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Hàng năm Sở giáo dục An Giang đều tổ chức thi tuyển vào lớp 10. Những học sinh học giỏi được tuyển vào học những trường chất lượng cao như trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu, Trường THPT Long Xuyên, Trường THPT Chu Văn An, Trường PTTH Sư Phạm… Tùy kết quả thi tuyển mà các em được học ở những trường lớp phù hợp. An Giang ngày càng có nhiều trường dân lập, trường Quốc tế chiếm tỷ lệ 9,8% học sinh theo học. Giảng dạy và học tập ở những trường ngoài công lập luôn có sự giám sát của Sở Giáo dục - Đào tạo nên chất lượng dạy và học cũng đạt hiệu quả cao điển hình như trường Quốc tế GIS nhiều năm liền có tỷ lệ đậu tốt nghiệp 100%.

Chất lượng giáo dục ở An Giang trong những năm qua đạt quả tốt hơn so với các tỉnh thành phố trong khu vực. Kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2011 - 2012: 99,01%; năm học 2012 - 2013: 98,98% ; năm học 2013 – 2014 : 99,64%.

Theo báo cáo của sở Giáo dục- đào tạo An Giang hạnh kiểm, văn hóa, học sinh khối trung học phổ thông: 2011 - 2012; 2012 - 2013 và 2013 - 2014

Bảng 2.1: Xếp loại văn hóa khối THPT

Năm học Giỏi (%) Khá (%) Trung

bình (%) Yếu (%) Kém (%)

2011 – 2012 13,81 37,58 37,50 10,47 0,65

2012 – 2013 15,89 39,97 35,14 8,45 0,55

2013 – 2014 19,59 41,96 31,32 6,81 0,30

Nguồn: Số liệu do sở GD - ĐT An Giang cung cấp, tháng 2/2015. Bảng 2.2: Xếp loại hạnh kiểm khối THPT

Năm học Giỏi (%) Khá (%) bình (%)Trung Yếu (%) Kém (%)

2010 – 2011 80,88 14,92 4,47 0,73 /

2011 – 2012 83,06 12,61 3,52 0,81 /

2012 – 2013 84,79 11,30 3,20 0,71 /

2013 – 2014 86,71 9,58 2,91 0,72 /

Nguồn: Số liệu do sở GD -ĐT An Giang cung cấp, tháng 2/2015.

Mặt tích cực trong đạo đức của học sinh trung học phổ thông An Giang được thể hiện như sau:

Thứ nhất, học sinh trung học phổ thông An Giang có lòng yêu nước và tự hào dân tộc:

Yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc là một trong những truyền thống văn hóa và đạo đức quý báu của dân tộc. Yêu nước ngày nay là yêu chủ nghĩa xã hội, ra sức học tập góp phần xây dựng đất nước Việt Nam trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Thanh niên học sinh An Giang ngày nay năng động, nhạy bén, tiếp thu nhanh những tri thức mới. Nhận thức được tri thức và năng lực chuyên môn là nhân tố quyết định tới việc làm trong tương lai nghề nghiệp của mình, nên đa số học sinh xác định đúng động cơ, tích cực học tập, phấn đấu rèn luyện tốt hơn. Theo kết quả điều tra có đến 62,3% học sinh trung học phổ thông thừa nhận đi học vì tương lai của chính mình nên rất có ý thức học tập, số học sinh đạt loại giỏi và học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng nhiều.

Bảng 2.3: Nhận định của học sinh về lý do đi học

Nguồn: Tác giả điều tra, tháng 2/2015.

Trong điều kiện hiện nay, đại đa số học sinh phổ thông quan tâm đến việc học tập, xem việc học tập là nhu cầu để phát triển tài năng của tương lai. Từ việc xác định động cơ học tập, nên việc chấp hành kỷ luật trong học tập của học sinh ngày càng tốt hơn. Học sinh học tập tốt không chỉ vì tương lai của bản thân mà còn mong muốn góp một phần công sức của mình vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai. Đa số học sinh chấp hành kỷ luật học tập tốt, có 57% học sinh thường xuyên tự giác thực hiện tốt nội quy của nhà trường; vấn đề trốn học, bỏ học giữa giờ có 248/ 300 học sinh đồng tình không trốn học hay bỏ học giữa giờ.

Bảng 2.4: Ý thức chấp hành kỷ luật học tập của học sinh

Tiêu chí Rất thường xuyên Thường xuyên thoảngThỉnh Không có Tổng

- Đi học muộn Số lượng 4 103 193 300

Tỉ lệ 1,3% 34,3% 64,4% 100%

- Trốn tiết học Số lượng 3 2 47 248 300

Số lượng Tỷ lệ

Đi học để làm vui lòng cha mẹ 12 4%

Vì tương lai chính mình 187 62,3%

Để sau này giúp đỡ gia đình 101 33,7%

Tỉ lệ 1% 0,7% 15,7% 82,7% 100% - Tự giác thực hiện

nội quy nhà trường

Số lượng 70 171 47 12 300

Tỉ lệ 23,4% 57% 15,7% 4% 100%

Nguồn: Tác giả điều tra , tháng 2/2015.

Trên cơ sở nhận thức vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong trường học, bảo vệ lợi ích chính đáng của học sinh trong nhà trường nên đa số học sinh các trường trung học phổ thông ở An Giang ra sức phấn đấu để được đứng vào hàng ngũ của Đoàn để có điều kiện phấn đấu rèn luyện, phát triển nhân cách ngày càng tốt hơn. Theo kết quả điều tra của Tỉnh Đoàn An Giang trong năm học 2012 - 2013 có đến 62% học sinh trung học phổ thông có nguyện vọng trở thành Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì học sinh đã ý thức trách nhiệm của người thanh niên đối với đất nước. Thực tiễn cho thấy Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường đã góp phần quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, hình thành những phẩm chất đạo đức cách mạng thông qua các hoạt động, các phong trào để giáo dục cho học sinh về truyền thống yêu nước, truyền thống “ tôn sư trọng đạo”, phát động phong trào thực hiện hai không trong trường học: “không làm mất vệ sinh nơi công cộng, không vi phạm luật giao thông đường bộ” và giáo dục tám phẩm chất của người đoàn viên “yêu nước, hiếu thảo, kính thầy, thương người, hiếu học, trung thực, kỷ luật, tiết kiệm” để góp phần hình thành nhân cách thế hệ trẻ An Giang “vừa hồng, vừa chuyên”.

Lòng yêu nước và tự hào dân tộc của học sinh trung học phổ thông ở An Giang cũng quan tâm đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. So với các vấn đề khác thời sự trong nước và quốc tế cũng được nhiều học sinh quan tâm. Theo điều tra của chúng tôi có 128/300 học sinh được hỏi và cho rằng có quan tâm đến vấn đề thời sự trong nước và quốc tế. Điều này chứng tỏ học sinh phổ thông trung học ngoài

học tập, vui chơi các em bước đầu ý thức được trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc. Với thành quả của công cuộc đổi mới đất nước, học sinh càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự đổi mới của Đảng. Những chuyển biến tích cực về mọi mặt của đời sống xã hội đã tác động tích cực đến tâm lý và quá trình hình thành nhân cách của học sinh An Giang.

Thứ hai, học sinh trung học phổ thông đã nhận thức rõ vai trò của học vấn, rèn luyện đạo đức vì ngày mai lập nghiệp

Học sinh An Giang rất tích cực trong học tập, rèn luyện đạo đức, trang bị cho mình những tri thức cần thiết để lập thân, lập nghiệp và cống hiến nhiều hơn cho Tổ quốc. Ngày nay, khoa học công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức rõ điều này, học sinh An Giang rất tích cực trong học tập. Ngoài giờ học trên lớp, học sinh còn dành thời gian cho việc tự học, tự nghiên cứu, biết sắp xếp thời gian cho việc học tập, tự xem các sách báo, tài liệu khác phục vụ cho học tập một cách hợp lý. Theo điều tra của chúng tôi có 129/300 học sinh được điều tra, đồng tình có sắp xếp thời gian trong học tập. Bên cạnh việc học những kiến thức trong chương trình quy định chung, học sinh còn tự trang bị thêm cho mình những tri thức cần thiết khác như tin học, ngoại ngữ…nâng cao sự hiểu biết của bản thân. Nhiều học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, biết tự vượt qua mọi khó khăn trở thành những tấm gương sáng trong học tập. Đặc biệt xuất hiện ngày càng nhiều học sinh nghèo cùng lúc đậu hai trường đại học hoặc đạt giải xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh được tuyên dương.

Bảng 2.5: Việc phân bố thời gian học tập

Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Tổng -Có thành tích rồi vẫn tiếp tục cố gắng Số lượng 117 100 70 13 300 Tỉ lệ 39% 33,4 23,3 4,3 100%

thời gian biểu một cách hợp lý

Tỉ lệ 8,3 28,3 50,4 13 100%

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thổng tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w