Nhóm giải pháp thực tiễn

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thổng tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 86)

- Khi thấy người khác xả rác bừa bãi em không

3.2.2. Nhóm giải pháp thực tiễn

Thứ nhất, cần giáo dục cho học sinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục lòng tin vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước

Theo Hồ Chí Minh, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên không phải là nói những điều lý thuyết chung chung. Người yêu cầu đạo đức cách mạng phải được thể hiện trong hành động cách mạng của thanh niên. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là làm cho thanh niên thắm nhuần những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội mới; phải biến những quy tắc, chuẩn mực đó thành niềm tin, thành hành động cách mạng trong thực tiễn.

Giáo dục cho học sinh truyền thống lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở mọi người, nhất là thanh niên phải tích cực học tập lịch sử truyền thống của ông cha. Người nhận xét: Sau ngày nước nhà được độc lập, có một bộ phận thanh niên dường như sao nhãng việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử dân tộc, không hiểu rõ về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông. Người quan niệm, việc kế thừa, phát huy truyền thống trước hết phải dựa trên sự hiểu biết về lịch sử đất nước và con người Việt Nam.

Kế thừa và phát triển quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục truyền thống cho thanh niên, văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng nêu rõ:

Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí lực, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khuyến khích thanh niên tự lực, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm [12; 120].

Thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế để giáo dục truyền thống dân tộc và đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ đổi mới; cần giáo dục cho thanh niên học sinh trường học có ý thức để nhận biết các thủ đoạn lôi kéo, mua chuộc của các lực lượng phản động trong và ngoài nước đang tìm mọi cách phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh là một yêu cầu tất yếu khách quan nhằm giúp học sinh hiểu và tự hào về truyền thống của dân tộc

Việt Nam. Đó là một điểm tựa tinh thần vững chắc giúp cho thế hệ thanh niên hiện nay biết vượt qua khó khăn, thử thách, sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong thực tế, bên cạnh một bộ phận học sinh đã thật sự cố gắng trong học tập, tích cực tu dưỡng rèn luyện đạo đức vì tương lai của bản thân vì tiền đồ của đất nước thì vẫn còn một bộ phận thanh niên học sinh khác rất mơ hồ hoặc hiểu rất ít về truyền thống của dân tộc, có tư tưởng hướng ngoại, lai căng lối sống của phương Tây. An Giang là nơi cũng có nhiều khu di tích, khu lưu niệm hơn so với các nơi khác, chúng ta cần tận dụng khai thác để tổ chức giáo dục truyền thống cho học sinh.

Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn chăm lo giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho cán bộ, cho thế hệ trẻ. Trong nhiệm vụ “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” công tác giáo dục truyền thống giữ vị trí quan trọng. Lịch sử dân tộc Việt Nam phải vượt qua biết bao khó khăn, thử thách của thiên tai, phải đấu tranh chống lại nhiều thế lực ngoại bang xâm lược và đô hộ. Sự trường tồn của đất nước ta ngày nay đã tỏ rõ sức sống, bản lĩnh và những phẩm giá của dân tộc. Trong đó, nổi lên truyền thống yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, sống nhân nghĩa, cần cù, sáng tạo trong lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo… Những truyền thống đó được kết tinh và mãi mãi lưu truyền cho các thế hệ con cháu mai sau. Mỗi thế hệ đi sau đều phải kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại mà các thế hệ cha ông đã tạo lập và truyền lại cho các thế hệ sau. Có như vậy, trong dòng phát triển của lịch sử, các thế hệ đi sau kế thừa và sáng tạo những di sản quý báu của cha ông mà tiến lên.

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với quá trình đổi mới, kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập đất nước có nhiều thay đổi tích cực, sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Muốn cho học sinh tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cần

phải tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giúp các em hiểu, nhận thức và đặt trọn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng từ đó tiếp thêm sức mạnh để các em vững bước trong học tập và rèn luyện.

Thứ hai, tăng cường và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

Sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động tích cực đến quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Hồ Chí Minh chỉ rõ:

Trẻ em như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng không tốt đối với trẻ em và kết quả cũng không tốt. Cho nên muốn giáo dục các cháu thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp chặt chẻ với nhau [38; 76- 77].

Mỗi môi trường giáo dục đều có thế mạnh có thuận lợi riêng và ưu thế đó có thể phát huy khi có sự kết hợp nhau:

Gia đình là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người và còn là môi trường giáo dục đầu tiên rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách lối sống có văn hóa cho mỗi người. Giáo dục gia đình luôn có thế mạnh sự hiểu biết, tình thương yêu và trách nhiệm giữa những người thân với nhau. Điều này tạo nên sức mạnh cảm hóa to lớn mà nhà trường và xã hội không thể có được. Để công tác giáo dục có hiệu quả các bậc phụ huynh cần được trang bị kiến thức về giáo dục và phải có phương pháp giáo dục phù hợp, tránh dùng những hình phạt cũng như quá nuông chiều con cái hoặc phó thác hết cho nhà trường, xã hội hoặc có thái độ khắc khe với con cái đều có tác dụng phản giáo dục. Do đó, gia đình phải có phương pháp giáo dục thích hợp, nhất là về tác phong, lối sống, thị hiếu, cách ứng xử để đem đến hiệu quả giáo dục cao. Cha mẹ phải gần gũi, quan tâm, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của con trên cơ sở đó có biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời uốn nắn những lệch lạc sai trái

trong nhận thức và trong hành vi của con em mình. Sự tiến bộ của con cái là niềm hạnh phúc của các bậc phụ huynh.

Các bậc cha mẹ phải thể hiện trách nhiệm trong việc giáo dục con, không ngừng nâng cao kiến thức, những hiểu biết cần thiết về giáo dục con theo từng lứa tuổi. Giúp con nhận thức đúng về cái đẹp, biết sống trung thực, tự trọng, nhân ái, biết kiềm chế và tránh xa mọi sự cám dỗ. Giúp các con tự định hướng trong quan hệ đối với người xung quanh, chống thói ích kỷ, vô tình, thô bạo. Giáo dục và rèn luyện cho con những thói quen cần cù trong học tập, kiên trì vượt khó, biết chia sẽ, giúp đỡ người khác.

Nhà trường, gia đình và xã hội phải kết hợp chặt chẽ trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Thế hệ trẻ ngày nay chịu sự giáo dục từ nhà trường rất sớm ngay tuổi ấu thơ . Nhà trường giữ vị trí chủ đạo trong việc xây dựng phẩm chất đạo đức cho học sinh. Để đào tạo cho thế hệ trẻ, một thế hệ hoàn thiện về đạo đức, trí tuệ, tinh thần và thể chất chuẩn bị cho các em trở thành người chủ tương lai của đất nước. Nhà trường, gia đình và xã hội phải phối hợp chặt chẻ, tạo mọi điều kiện để các em học tập văn hóa, vui chơi lành mạnh, quan tâm về vật chất và tinh thần. Có như vậy, mới có thể ngăn ngừa được các tệ nạn xã hội đang xâm nhập thanh niên học sinh. Sự thống nhất biện chứng giữa giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội là yếu tố quyết định quá trình hình thành đạo đức nhân cách cho học sinh.

Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là sự phối hợp dựa trên cơ sở thực hiện thống nhất quan điểm, chủ trương, mục đích trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Xây dựng mối quan hệ chặt chẻ giữa ba môi trường giáo dục nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện, trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Thiết lập kỷ cương, kỷ luật học tập trong nhà trường bắt đầu từ việc xây dựng nề nếp học tập đến việc thực hiện nội quy nhà trường. Cần khắc phục các hiện tượng bỏ học, lười học không chú tâm trong học tập. Nhà trường cần có

những hình thức kỷ luật nghiêm đối với học sinh vi phạm kỷ cương để ngăn chặn tình trạng học sinh xem thường kỷ luật mà tiếp tục vi phạm.

Trường học cần có tập thể sư phạm vừa có năng lực vừa có phẩm chất để làm tốt công tác giáo dục, luôn trong sáng, mẫu mực, yêu nghề, thương yêu học trò và có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Mỗi giáo viên cần chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, chú ý phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ các hoạt động của Đoàn như: tổ chức các hội trại, hội diễn văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu ngày thành lập Đảng, thành lập Đoàn, ... tổ chức thi đấu thể dục, thể thao, các hoạt động nhân đạo từ thiện. Các hoạt động này được đa số học sinh hưởng ứng và tham gia sôi nổi. Điều đó đã góp phần tích cực vào việc giáo dục đạo đức, xây dựng kỷ cương, nề nếp trong nhà trường. Có thể nói đây là một trong những giải pháp hết sức cơ bản không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức hiện nay trong các trường THPT ở An Giang.

Ngoài ra, dư luận xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ. Xã hội điều chỉnh các hành vi của con người chủ yếu bằng sức mạnh của dư luận. Điều đó biểu hiện thái độ của xã hội đối với hành vi đạo đức cá nhân. Dư luận xã hội phản đối, lên án thì tự cá nhân phải tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Những tiêu cực đang diễn ra trong một bộ phận học sinh như gian lận trong thi cử, lười biếng trong học tập, đua đòi ăn chơi, vô lễ, hành hung thầy cô giáo…đã và đang bị xã hội lên án. Điều này có tác dụng rất lớn, góp phần làm cho chúng không lây lan, từng bước giảm dần tình trạng vô đạo đức đang diễn ra trong một bộ phận học sinh trung học phổ thông.

Thứ ba, kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.

Trong giáo dục, Hồ Chí Minh đòi hỏi cả người dạy lẫn người học phải quán triệt phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.

Xuất phát từ mục đích của giáo dục cách mạng là đào tạo ra những công dân có các phẩm chất và năng lực cần thiết để “phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân làm cho dân giàu nước mạnh” Hồ Chí Minh quan niệm giáo dục không thể dừng lại ở việc truyền đạt tri thức mà phải tiến tới hình thành năng lực thực hành cho người học. Nghĩa là người học phải có khả năng vận dụng những tri thức đã tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống. Theo Hồ Chí Minh học là để hành còn hành là điều kiện để cũng cố, nâng cao kiến thức được tiếp thu, rèn luyện kỷ năng và hình thành những phẩm chất cần có của người lao động mới. Học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức gắn bó khăng khít với nhau. “Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” [32; 361]. Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức.

Thứ tư, xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí lành mạnh, những tụ điểm văn hóa cho thanh niên học sinh qua đó giúp cho học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội.

Gắn học tập với vui chơi, giải trí là một phương châm giáo dục độc đáo của Hồ Chí Minh trong giáo dục thanh niên. Với Hồ Chí Minh giáo dục là một khoa học và hình thức giáo dục thì rất phong phú đa dạng. Giáo dục không gói gọn ở hoạt động dạy và học mà còn thể hiện trong các hoạt động khác, kể cả vui chơi, giải trí. Hiểu rõ tâm lý thanh niên là hiếu động, thích sinh hoạt tập thể, ham tìm tòi khám phá qua vui chơi giải trí mà mà lồng ghép việc giáo dục đạo đức cho thanh niên. Mặt khác, Hồ Chí Minh còn nhắc nhở các lực lượng giáo dục cần quan tâm đến nhu cầu vui chơi giải trí của thanh niên Người yêu cầu phải biết gắn kết vui chơi với giáo dục. Nghĩa là trong vui chơi phải có sự định hướng của giáo dục

Vận dụng phương châm “gắn giáo dục với vui chơi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay, các cấp lãnh

đạo chính quyền địa phương có những chính sách và sự đầu tư thỏa đáng để tạo ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí cho thanh niên. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngày càng có nhiều học sinh mắc phải những thói hư tật xấu hay sa vào các tệ nạn xã hội do thiếu những hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh. Để thu hút học sinh sau những giờ học ở trường cần tạo cho các em nhiều hình thức giải trí, sinh hoạt phong phú để các em có thể tránh xa các tệ nạn xã hội, đồng thời còn tạo ra môi trường cho học sinh tự rèn luyện đạo đức cho mình.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thổng tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w