làm việc riêng khác Số lượng 68 108 111 13 300
Tỉ lệ 22,6 36 37 4,3 100%
Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra , tháng 2/2015.
Thứ ba, học sinh trung học phổ thông An Giang thích nghi nhanh với những biến đổi nhiều mặt của đất nước, tiếp thu cái mới nhanh, biết hướng mọi hoạt động về tương lai tốt đẹp.
Tình hình kinh tế - xã hội ở An Giang có nhiều chuyển biến tích cực, tiến bộ vượt bậc, thanh niên học sinh tỉnh nhà là lớp người đang độ tuổi trưởng thành, được học tập, rèn luyện để vươn lên hội nhập, họ có điều kiện hơn trong việc tiếp thu những tiến bộ khoa học, công nghệ, tinh hoa văn hóa của dân tộc và thời đại. Họ sẽ là những người lao động có trình độ tay nghề cao trong tương lai góp phần xây dựng quê hương An Giang ngày càng văn minh hơn. Nhận thức điều này, học sinh An Giang kịp thời chuyển hướng phấn đấu của mình theo những yêu cầu mà xã hội đặt ra. Qua điều tra thấy được phần đông học sinh đã ý thức được những phẩm chất cần có ở người lao động Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là các phẩm chất trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn không nói dối cha mẹ, thầy cô, bạn bè 75,4% học sinh được điều tra trả lời luôn hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ, biết quan tâm người khác khi hoạn nạn, (55,2%) có ý thức bảo vệ môi trường sống, biết chấp hành pháp luật trong cuộc sống.
Ý thức hòa nhập cộng đồng của học sinh được thể hiện rõ thông qua các hoạt động xã hội như: “Mùa hè xanh” hay “Mùa hoa phượng đỏ”, thu hút khoảng 32.418 học sinh tham gia. Ngoài ra học sinh còn tham gia vào công tác
giữ gìn trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự, làm sạch môi trường, chống tệ nạn xã hội… trên địa bàn cư trú của học sinh.
Theo chúng tôi, các biểu hiện tích cực trong học tập, rèn luyện của học sinh trong thời gian qua là kết quả của những nguyên nhân sau:
+ Môi trường học tập văn hóa, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc học tập, rèn luyện và phát triển hoàn thiện nhân cách của học sinh.
+ Gia đình, nhà trường và xã hội thấy được vai trò của đạo đức trong việc hình thành phát triển nhân cách của thế hệ trẻ nên quan tâm hơn chăm lo sự nghiệp “trồng người” để đào tạo ra những công dân tốt cho đất nước.
+ Đại bộ phận học sinh ở các trung tâm của Tỉnh đều thể hiện được tính năng động, tích cực trong học tập, biết chủ động trong học tập, làm việc có kế hoạch, có khả năng tự điều chỉnh bản thân, thích ứng nhanh với môi trường mới, có khả năng giao tiếp, sống có trách nhiệm, tích cực trong lao động, có tính kỷ luật cao, biết tiết kiệm sẽ hình thành nên người lao động trong tương lai có đủ phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu mới xã hội phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
+ Được sự quan tâm của toàn xã hội nên các hoạt động tuyên truyền cho giáo dục đạo đức được thường xuyên thực hiện. Hàng năm các tổ chức Đoàn thể đều tổ chức các hoạt động như hội thi phòng chống ma túy trong học đường, tuyên truyền luật giao thông, tổ chức các hội trại, hội thi văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao, các phong trào đền ơn đáp nghĩa… trong học sinh. Những buổi giao lưu sinh hoạt được đông đảo học sinh tham gia hưởng ứng, tạo ra các sân chơi lành mạnh, bổ ích mang tính giáo dục cao, giúp cho học sinh có được môi trường vừa học, vừa chơi, vừa rèn luyện để trở thành công dân có nhân cách tốt.
2.2.1.2. Mặt hạn chế trong đạo đức của học sinh trung học phổ thông tỉnh An Giang hiện nay
Theo báo cáo của Sở Giáo dục - Đào tạo An Giang, đạo đức - hạnh kiểm trong trường phổ thông được đánh giá là khá, tốt đạt tỉ lệ trên 90%. Tuy nhiên, kết quả này có đúng với tình hình thực tế không? Việc xếp loại đạo đức cho học sinh chủ yếu căn cứ vào kết quả học tập đây là vấn đề cần phải xem xét. Bởi lẽ, hiện nay đạo đức học sinh đang là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, đánh giá và phê phán rất gay gắt. Từ báo cáo xếp loại hạnh kiểm những năm qua cho thấy tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức yếu rất ít. Trong năm học 2011 - 2012 số học sinh có hạnh kiểm yếu tăng lên đây là vấn đề có nhiều trăn trở, buộc chúng ta phải suy nghĩ, phối hợp tìm ra giải pháp để làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, hình thành nhân cách mới của người chủ tương lai đất nước là một việc làm quan trọng của ngành Giáo dục - Đào tạo An Giang.
Thứ nhất, một bộ phận học sinh có động cơ học tập không đúng, vi phạm kỷ luật học tập, thiếu tôn trọng thầy cô.
Học tập là nhiệm vụ cơ bản của học sinh, mọi hoạt động khác đều xoay quanh trục đó. Thông qua học tập, chúng ta có thể đánh giá được phẩm chất, đạo đức của từng học sinh.
Bên cạnh hàng triệu học sinh đang hăng say học tập, rèn luyện đạo đức thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh niên học sinh phổ thông lười học, sa sút về đạo đức như: Vô lễ với thầy cô giáo, trốn học, bỏ học, lập băng nhóm quậy phá, nói tục, gây gỗ đánh nhau, nghiện hút ma túy, phạm tội … Tiêm nhiễm văn hóa phẩm không lành mạnh du nhập vào nước ta mang nội dung đồi trụy, phản động, khác lạ với truyền thống văn hóa của dân tộc.
Một bộ phận không nhỏ học sinh trung học phổ thông có tinh thần thái độ học tập chưa đúng. Những hành vi sai trái trong học tập, thi cử diễn ra ngày càng nhiều, hiện tượng không học bài, không làm bài khi đến lớp, giở tập sách
khi kiểm tra, photo tài liệu làm phao trong những ngày thi cử. Có 49% học sinh khẳng định có quay cóp trong kiểm tra. Điều này cho thấy còn nhiều học sinh chưa dám đấu tranh với những sai trái của bản thân và của bạn bè. Tìm hiểu thái độ của học sinh trước những biểu hiện tiêu cực của học sinh, chúng tôi thu được kết quả sau.
Bảng 2.6: Nhận định về hiện tượng quay cóp của học sinh trung học phổ thông An Giang
Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra, tháng 2/2015.
Thứ hai, một số học sinh chưa có ý chí phấn đấu, ít tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động chính tri - xã hội, chưa nhận thức được giá trị đích thực của cuộc sống.
Một bộ phận thanh niên học sinh không có lý tưởng rõ ràng, tiếp thu không có chọn lọc nền văn hóa của các nước, tiếp thu mặt xấu của văn hóa, lối sống của phương Tây, không dành thời gian cho việc học tập, nâng cao kiến thức mà thích dùng tiền bạc của gia đình để trang trải cho những cuộc vui, cho những trang phục đắt tiền mà cuộc sống tinh thần thì sáo rỗng, sống không có mục đích cụ thể cho tương lai của mình. Các trường trung học phổ thông trên địa bàn An Giang hiện nay xuất hiện tình trạng học sinh thần tượng bạn nào đi xe xịn, ăn mặc model, xài hàng hiệu, chứ không khâm phục những học sinh học tập, công tác tốt ở lớp, ở trường. Học sinh ít đọc những tác phẩm văn học hay những cuốn sách truyền thống lịch sử dân tộc ta, nhưng lại sẵn sàng bỏ cả ngày để “chát” trước màn hình mong tìm kiếm các mối quan hệ
Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ
- Mong thầy cô phát hiện, để bảo đảm sự công bằng 22 7,3%
- Nhắc bạn không nên quay cóp 91 30,3%
- Cảm thấy khó chịu vì hành vi không trung thực của bạn 40 13,4%
- Cho đó là hiện tượng bình thường, không quan tâm 147 49%
chóng vánh, để xem phim hành động bạo lực với những tình tiết gay cấn. Những học sinh này thường không hòa nhập với tập thể, trốn tránh trách nhiệm, chỉ thích tham gia những hoạt động gì có lợi cho bản thân.
Một bộ phận thanh niên hầu như không quan tâm đến việc sinh hoạt chính trị. Họ lơ là với các nghị quyết, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thờ ơ với công cuộc đổi mới của đất nước. Chính sự nhận thức nông cạn, hời hợt đối với những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước cũng như thế giới làm cho thanh niên dễ hoang mang dao động trước các luận điểm xuyên tạc của kẻ thù, không xác định đúng lý tưởng cần phấn đấu. Sự lệch lạc này sẽ làm cho bộ phận thanh niên trở nên thụ động, không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của tuổi trẻ cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới, ít nhiều gây ảnh hưởng không tốt tới sự phấn đấu của đội ngũ thanh niên.
Thứ ba, một số ít học sinh có biểu hiện xa rời truyền thống dân tộc, có hành vi vi phạm pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội.
Bên cạnh nhiều gương tốt về đạo đức của tuổi học trò còn có không ít nhân cách đạo đức của học sinh bị suy thoái, thậm chí dẫn đến hiện tượng đánh thầy cô giáo hoặc chạy theo lối sống bản năng, đua đòi ăn chơi, nói tục, chửi thề, ma túy trong trường học... Báo chí thay mặt cho dư luận xã hội đã báo động nhiều về những hiện tượng nói trên, nhưng nhìn chung nhà trường, ngành giáo dục và xã hội chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
Một điều đáng quan tâm hơn đối với học sinh trung học hiện nay là hiện tượng xói mòn đạo đức truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Những biểu hiện lệch lạc trong hành vi đạo đức ở lứa tuổi vị thành niên ngày càng nhiều và đang gia tăng theo tỉ lệ thuận với lứa tuổi và bậc học. Báo chí gần đây đã lên tiếng nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức của tuổi teen cụ thể báo Tuổi trẻ ra ngày 10/3/2015 với bài “Nữ sinh bị đánh vì không nghe lời lớp trưởng” trong học đường. Từ đầu năm 2010 đến nay
công an đã bắt giữ 1.828 đối tượng là thanh thiếu niên phạm pháp và có khoảng 4.000 thanh thiếu niên có biểu hiện nghi vấn phạm tội trong đó có học sinh phổ thông trung học.
Trong tình yêu, tình bạn còn một số học sinh quan niệm chưa đúng, có xu hướng thực dụng, có tình trạng học sinh yêu nhau rủ nhau bỏ học hoặc tranh giành người yêu dẫn đến đánh nhau trong trường học. Nguyên nhân do giáo dục giới tính trong trường phổ thông vẫn bị xem nhẹ, các em ít được giáo viên giáo viên giảng dạy hay tư vấn về tình yêu, tình bạn hay các phương pháp đúng đắn để tự bảo vệ mình, mặc dù các em đã có tình cảm quyến luyến với người khác giới ở tuổi vị thành niên.
Không ít học sinh có xu hướng xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc do tiếp nhận văn hóa không lành mạnh du nhập từ bên ngoài, nhất là sách báo, ảnh, văn hóa phẩm đồi trụy. Những bộ phim mang tính lịch sử hình như đang trở thành xa lạ với các em.
Nguyên nhân của những hạn chế trong đạo đức của thanh niên học sinh là:
* Nguyên nhân khách quan
Trong nhiều thập kỷ qua, thế giới đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế và đưa khoa học kỹ thuật đạt đến một trình độ cao, của cải vật chất được sản xuất ra ồ ạt. Tuổi trẻ sinh ra trong môi trường cạnh tranh gay gắt, vật chất dồi dào, các giá trị nhân văn bị xem nhẹ, dẫn đến lối sống ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân có cơ hội phát triển, đạo đức xã hội bị suy thoái nghiêm trọng đã ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh
Cùng với sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, của toàn cầu hóa đã làm ảnh hưởng tới việc rèn luyện đạo đức nhân cách của học sinh. Lối sống thực dụng, ích kỷ, vụ lợi, chạy theo đồng tiền cùng với bạo lực, tội phạm diễn ra hàng ngày, hàng giờ nhưng chậm được xử lý hoặc không xử lý đến nơi đến chốn. Các gương xấu ngoài xã hội không phải là ít đã làm ảnh hưởng
nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Một số học sinh là con em các gia đình khá giả được nuông chiều, quen hưởng thụ lại không được giáo dục tốt rất dễ bị tiêm nhiễm các thói hư tật xấu ngoài xã hội. Nền tảng đạo đức của một bộ phận gia đình có sự lung lay không vững chắc. Có nhiều gia đình chưa thật sự quan tâm đến giáo dục đạo đức cho con em, chưa quan tâm đến mọi sinh hoạt của con em mình để kịp thời uốn nắn những sai trái mà giao phó hết cho nhà trường.
Nhà trường là chiếc nôi thứ hai sau gia đình góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. Quá trình học tập, rèn luyện trong nhà trường phổ thông là giai đoạn chuẩn bị những phẩm chất và năng lực cần thiết để học sinh thích ứng với cuộc sống sau này. Tuy nhiên, trường học còn một bộ phận học sinh phát triển lệch lạc về đạo đức, nhân cách. Do thiếu sự giáo dục đồng bộ, sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội, giữa Ban giám hiệu với các Đoàn thể trong nhà trường chưa chặt chẻ. Đặc biệt là Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh còn yếu, thiếu sự nhất quán trong phân công, phân nhiệm dẫn đến chồng chéo, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm. Chức năng của nhà trường là giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh, tuy nhiên các nhiệm vụ giáo dục toàn diện ở nhiều trường chưa được thực hiện đồng bộ, mới chỉ chú trọng “dạy chữ” mà xem nhẹ việc “dạy người”. Trường học mới chỉ làm được chức năng cung cấp tri thức qua sách vở cho học sinh, còn việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh còn nhiều bất cập. Thực tế một số trường THPT trên địa bàn, ngoài hoạt động dạy học trên lớp rất ít tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp hay tham quan ngoại khóa cho học sinh và nếu có tổ chức cũng nặng nề về hình thức nhất là các trường vùng nông thôn. Hiện nay học sinh các trường THPT đang quá tải về giờ học, ngoài giờ học chính khóa học sinh phải học thêm dưới nhiều hình thức khác nhau. Phần lớn thời gian học sinh phải dành cho việc học chữ, thời gian vui chơi giải trí còn rất
ít. Chính sự quá tải trong học tập đã khiến cho nhiều học sinh có học lực yếu hoặc trung bình dễ bi quan, nhàm chán, chây lười học tập, kết quả học tập sa sút dẫn đến bỏ học tạo xuất phát điểm cho những hành vi vi phạm pháp luật.
* Nguyên nhân chủ quan:
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi có nhiều biến đổi tâm lý đang từng bước trưởng thành và hoàn thiện nhân cách, trí tuệ. Đây là tuổi rất nhạy cảm với sự tác động của xã hội, gia đình, nhà trường. Trong đời sống hiện thực cái tốt và cái xấu đan xen nhau không phải học sinh nào cũng có bản lĩnh để lựa chọn cái đúng định hướng đúng cho tương lai.
- Trong học sinh còn một bộ phận không nhỏ không tự tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức cho bản thân.
Bảng 2.7: Mức độ học sinh sa vào các tệ nạn xã hội
Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Có Tổng