Tuyên truyền giáo dục thông qua các tấm gương sáng, gương điển hình

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thổng tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 86 - 88)

- Khi thấy người khác xả rác bừa bãi em không

3.2.3. Tuyên truyền giáo dục thông qua các tấm gương sáng, gương điển hình

điển hình

Thứ nhất, giáo dục tấm gương sáng về đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh là tấm gương sáng chói về con người mới với đạo đức mẫu mực trong sáng. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng. Độc lập cho dân tộc; tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; hòa bình, dân chủ, tiến bộ cho nhân loại là mục tiêu cao nhất của người chiến sĩ cộng sản. Giáo dục tấm gương sáng về đạo đức cách mạng là một giải pháp quan trọng nhằm giúp cho học sinh hiểu, học tập theo tấm gương của Người để ra sức phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.

Cuộc vận động giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là phương hướng và giải pháp chiến lược để xây dựng đạo đức xã hội mới. Trong đó giáo dục đạo đức cách mạng cho đông đảo tầng lớp thanh niên là việc làm hết sức cần thiết. Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã quyết định triển khai chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, học sinh. Nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Đối với học sinh trung học phổ thông những bài học Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Văn học và các sách báo, tài liệu khác giúp các em có thể hiểu cụ thể, sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Những lý tưởng và quyết tâm của Bác trở thành hiện thực trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Toàn Đảng, toàn dân ta phải chăm lo đào tạo thế hệ thanh niên kế tục sự nghiệp các mạng của dân tộc. Vì vậy, trong sự nghiệp giáo dục, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, cần tuyên truyền sâu rộng tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làm cho các em tự giác tiếp thu sự giáo dục, khơi dậy ở các em nguyện vọng phấn đấu trở thành người con ngoan, trò giỏi.

Thứ hai, nêu cao những tấm gương sáng, những việc làm tốt, người tốt trong trường học.

Giáo dục đạo đức trong hệ thống giáo dục phổ thông có vai trò to lớn đối với sự phát triển về phương diện đạo đức của thanh niên qua từng thế hệ. Nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh ở Việt Nam, các giá trị đạo đức và phản giá trị đạo đức trong xã hội còn đang xen lẫn nhau, thì giáo dục đạo đức trong nhà trường càng trở nên cấp thiết. Có nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong đó phương pháp nêu gương người tốt, việc tốt được nhiều trường học quan tâm thực hiện. Bác Hồ nhiều lần nói rõ: “Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp”. Hồ Chí Minh quan niệm, giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong xã hội, mỗi người vừa là chủ thể vừa là đối tượng của giáo dục đạo đức. Do đó, ai cũng có thể

và cần phải nêu gương đạo đức. Việc nêu gương tốt, việc tốt của mọi người góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tiến bộ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh rèn luyện nhân cách. Tuy nhiên, cần thấy rằng nhân cách của những người trực tiếp làm công tác giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đối với người được giáo dục. Vì thế, ông bà, cha mẹ, thầy cô phải thật sự là tấm gương sáng về đạo đức để học sinh noi theo. Nêu gương trong giáo dục đạo đức đòi hỏi các lực lượng tham gia giáo dục phải tuân thủ nguyên tắc nói đi đôi với làm. Mọi lời rao giảng về đạo đức đều trở nên vô ích nếu dạy một đằng nhưng làm một nẻo. Ngược đãi ông bà, cha mẹ thì không thể khuyên con cái lễ phép với mình. Sống ích kỷ, không đúng mực thì thầy cô không thể dạy học sinh sống lành mạnh, hòa nhập sống vì mọi người. Nguyên tắc nói đi đôi với làm đòi hỏi người làm công tác giáo dục cũng phải được giáo dục, không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình để trở thành tấm gương sáng về mọi mặt cho học sinh noi theo.

Bên cạnh việc nêu những tấm gương sáng, gương tốt để học sinh noi theo, hiệu quả giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao khi biết kết hợp với việc chỉ ra và phê phán những gương xấu. Đặc biệt là cần lên án và cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời những biểu hiện suy thoái về đạo đức của cán bộ đảng viên nhằm cũng cố niềm tin của học sinh vào lý tưởng đạo đức xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, cần tổ chức cho học sinh giao lưu với những người mắc sai lầm khuyết điểm nhưng biết ăn năn hối hận làm lại cuộc đời, có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Chính tiếng nói của những người trong cuộc là lời cảnh tỉnh cho các em, giúp các em tránh đi vào vết xe đỗ của người trước.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thổng tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w