- Khi thấy người khác xả rác bừa bãi em không
3.1.4. Giáo dục tính trung thực, khiêm tốn, dũng cảm lời nói đi đôi với việc làm
với việc làm
Trung thực là phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong truyền thống đạo đức
của dân tộc mà chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy thanh niên học sinh. Trung thực là thật thà, ngay thẳng, không lừa dối người khác và không tự dối mình, không che dấu khuyết điểm của nhau. Tính trung thực biểu hiện ở thái độ khách quan khi xem xét đánh giá mọi sự vật, hiện tượng, luôn luôn trong sự thật, bảo vệ lẽ phải, không làm ngơ mà phải lên án đấu tranh với cái ác, cái xấu. Quan niệm “trung thực, thật thà thường thua thiệt” đang trở thành triết lý sống của giới trẻ hiện nay. Nhận thức lệch lạc trên cần phải kịp thời ngăn chặn, uốn nắn, sửa chữa thông qua giáo dục lòng trung thực ở cả ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh cần phải rèn luyện tính trung
thực. Trước hết là rèn luyện thói quen trung thực với chính bản thân. Bởi vì người nào không thành thật với bản thân thì sẽ không ngay thẳng với người khác. Trung thực với bản thân là học sinh phải biết nhận khuyết điểm và nghiêm túc sửa chữa khuyết điểm. Lừa thầy, dối bạn, gian lận trong thi cử là những biểu hiện trái với lòng trung thực mà học sinh cần phải tránh xa.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tính trung thực của con người đang bị xói mòn trước những biểu hiện vi phạm đạo đức ngoài xã hội và cả trong môi trường giáo dục sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình rèn luyện của học sinh. Do đó mỗi học sinh cần rèn luyện tính trung thực để trở thành những công dân tốt.
Khiêm tốn là phẩm chất đạo đức không thể thiếu trong quá trình rèn
luyện đạo đức của học sinh. Người khiêm tốn là không khoe khoang, không tự cao, tự đại, không cho mình là người tài giỏi. Mỗi học sinh cần thể hiện sự khiêm tốn của bản thân không ngừng học hỏi mọi người và xem việc học là việc làm suốt đời. Đức tính khiêm tốn là động lực giúp học sinh biết vươn lên trong học tâp, trong rèn luyện. Mỗi học sinh rèn luyện đức tính khiêm tốn sẽ khắc phục được mặc cảm, rụt rè, tự hạ thấp mình hay đề cao người khác nhằm mang lại lợi ích cho bản thân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy thanh niên học sinh đức tính Dũng
cảm. Dũng cảm là tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về việc
làm sai trái của mình và quyết tâm sửa chữa. Phải thường xuyên rèn luyện tinh thần dũng cảm trong học sinh để tự tránh xa các tệ nạn xã hội hay sa vào lối sống cá nhân ích kỷ. Mặt khác, học sinh cần nêu cao tinh thần dũng cảm trong học tập, đó là tinh thần vượt khó, dám đương đầu với khó khăn thử thách, quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra. Tinh thần dũng cảm trong học sinh ngày nay không thể thiếu, vấn đề là làm thế nào để học sinh hiểu và thực hành lòng dũng cảm cho đúng yêu cầu xã hội đặt ra.