2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế, xã hội tỉnh an giang an giang
An Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 104km, trải dài qua 5 huyện và 17 xã; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang; phía Đông Nam giáp tỉnh Cần Thơ. Diện tích tự nhiên là 3.531km2. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 8 huyện.
Nằm ở vị trí tận cùng phía Tây- Nam của Tổ quốc, An Giang là vùng đất mới, được khai phá cuối cùng trong tiến trình mở mang bờ cõi của dân tộc Việt, là vùng xa các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của khu vực và cả nước. Phần lớn dân cư là người lao động, mặt bằng dân trí còn thấp. Đồng thời, là vùng đồng bằng có hệ thống kênh rạch chằng chịt, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt, nhất là những năm gần đây. Giao thông chính của tỉnh là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông liên vùng của quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương. Đó là lợi thế cho quá trình mở cửa, phát triển và hội nhập nền kinh tế An Giang với các tỉnh trong và ngoài nước, nhất là khu vực Đông Nam Á.
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình của năm khoảng 270C, lượng mưa khoảng 1.130mm; độ ẩm trung bình từ 80% - 85% và có sự dao động theo mùa. Khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Dân số đứng thứ ba trong khu vực ĐBSCL, năm 2011 là trên 2,2 triệu người, mật độ dân số 608 người/km2. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là 0,08% thấp hơn cả nước nhưng cao hơn khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện nay An Giang vẫn có trên 70% dân số sống ở vùng nông thôn.
Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp là chính, bên cạnh đó các ngành trồng trọt và chăn nuôi vẫn là thế mạng của An Giang.
Giáo dục của An Giang đang trên đà phát triển là nơi có Trường Đại học, Cao đẳng và các trường Trung cấp nghề để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu của tỉnh nhà. Mảnh đất này còn tự hào là cái nôi rèn luyện và tạo dựng các thế hệ trí thức của thời đại như: Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ung Văn Khiêm, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Văn Hưởng…... Các thế hệ đó đã bồi đắp cho An GIang ngày càng thực sự tiêu biểu cho nền giáo dục của quê hương.