Cần phải đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thổng tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 90 - 95)

- Khi thấy người khác xả rác bừa bãi em không

3.2.5.Cần phải đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục

Về vấn đề đổi mới nội dung giáo dục: Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi

nguồn nhân lực có trình độ cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và từ thực tiễn giáo dục phổ thông trong những năm qua thì việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục là rất cần thiết.

Trước hết nội dung cần phải được chú trọng, tăng cường về mặt đạo đức

Xã hội Việt Nam đang trên bước đường phân hóa, cùng với những thành tựu vượt ngoài mong đợi trong quá trình phát triển kinh tế là sự xuất hiện những vấn nạn xã hội như sự suy thoái về đạo đức, khủng hoảng niềm tin, lý tưởng, nhất là trong giới trẻ ngày hôm nay. Trong khi trước đây Hồ Chủ tịch đã nhắc nhở trong việc giáo dục bồi dưỡng cho thế hệ trẻ phải chú ý đến cả hai yếu tố đạo đức và tài năng, trong đó lấy đạo đức làm gốc, Người nói: “dạy cũng như học phải chú trọng đạo đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng”.

Trong việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo cũng cần phải lồng dẫn các giá trị truyền thống, lịch sử hào hùng của dân tộc và nền văn hóa đầy bản sắc được gầy dựng hàng ngàn năm qua. Đồng thời cũng cần phải biết khắc

phục những hạn chế, lạc hậu của truyền thống đang cản trở quá trình hình thành nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Ngoài ra cũng cần phải gắn liền với việc học hỏi những tinh hoa của các nước tiên tiến trên thế giới nhằm đào tạo ra con người Việt Nam toàn vẹn phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Về vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục: Tuy Chủ tịch Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ thống lý luận về phương pháp giáo dục nhưng thông qua những việc làm thiết thực, những

bài viết ngắn gọn, súc tích của Người đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực. Người rất chú trọng phương pháp “học đi đôi với hành”. Trong khi đó phương pháp giáo dục hiện tại của chúng ta chủ yếu vẫn là độc thoại, thầy đọc trò chép, thiếu sự khảo nghiệm trong thực tế, ít bồi dưỡng sự sáng tạo cho tư duy hay sự phản biện vấn đề cần thiết. Do đó, đổi mới phương pháp giáo dục về thực chất là khắc phục lối truyền thụ một chiều, phải khơi gợi tinh thần, tính chủ động cũng như tiềm năng sáng tạo to lớn sẵn có của mỗi người, học và hành phải kết hợp với nhau.

Kết luận chương 3

Thực trạng đạo đức của học sinh đang đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là trong quá trình nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mới có phần mâu thuẫn với kinh tế thị trường, nó đang đặt ra những câu hỏi lớn yêu cầu cần phải được giải quyết để đất nước phát triển bền vững. Để làm được vấn đề đó, trước hết cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, làm lành mạnh hoá nền kinh tế thị trường, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, bồi dưỡng những giá trị nhân văn cao đẹp của chủ nghĩa cộng sản. Trên cơ sở đó, đổi mới về mặt nội dung, phương pháp trong giáo dục đạo đức hiện nay, coi công tác giáo dục đạo đức là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

C. KẾT LUẬN

Trường trung học phổ thông - nơi đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho đất nước. Thế hệ trẻ luôn được đánh giá là nhân tố chủ đạo, quyết định tương lai của dân tộc. Vận dụng tư tưởng Hồ chí Minh về đạo đức để giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Những tư tưởng chỉ dẫn của Người vẫn còn nguyên giá trị chỉ đạo thực tiễn, là tài sản vô giá mà toàn Đảng, toàn dân và thế hệ trẻ nước ta phải học tập noi theo.

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay, khi yếu tố con người được đặt biệt coi trọng thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong xã hội. Việc nâng chất lượng và cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp thiết trong nhà trường. Nhất là hiện nay, vấn đề đạo đức của thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một nước mà là vấn đề mang tính chất toàn cầu của thời đại là điều kiện quan trọng bảo vệ sự sống còn tương lai của loài người.

Mục tiêu giáo dục của chúng ta là đào tạo con người phát triển toàn diện, trong đó “đức dục, trí dục” là hai yếu tố cơ bản có tính chất nền tảng để hình thành cho các em thế giới quan, nhân sinh quan, quan điểm, lập trường, thói quen đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông An Giang trong những năm qua đã đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh có biểu hiện chưa ngoan, thiếu ý thức vươn lên trong học tập, sa vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật… Những hạn chế, bất cập trong công tác giáo dục đạo đức là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận học sinh trung học phổ thông ở An Giang. Đổi mới công tác giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh phổ thông nhằm đào tạo ra những công dân trẻ có đủ phẩm chất và năng lực cần

thiết đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trở thành nhiệm vụ hàng đầu của các trường THPT ở An Giang hiện nay. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức học sinh THPT An Giang hiện nay nhằm đào tạo những công dân có nhân cách phát triển toàn diện, đạo đức trong sáng, sống có lý tưởng là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài đòi hỏi phải có sự quan tâm của toàn xã hội, đào tạo ra các thế hệ học sinh có tri thức, kế thừa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Nền giáo dục Việt Nam kể từ ngày thống nhất đất nước, đã tạo ra một thế hệ tuổi trẻ, tuy chưa thật hoàn hảo nhưng cũng đủ khả năng kế thừa thế hệ cũ, đảm nhận trách nhiệm trong giai đoạn lịch sử mới: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Tuổi trẻ ngày nay thông minh, học giỏi, rất nhạy bén với cái mới, có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều khuyết điểm cần khắc phục. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy số thanh thiếu niên phạm tội ngày càng tăng, phần lớn là học sinh, sinh viên.

Qua thực tiễn giảng dạy môn giáo dục công dân trường phổ thông xin đề xuất những vấn đề sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, ý

thức tuân theo pháp luật cho thanh thiếu niên, coi trọng giáo dục những phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc trong cuộc sống hiện đại. Giáo dục kỷ năng sống để chuẩn bị cho học sinh khả năng thích ứng trong môi trường xã hội đầy phức tạp.

Thứ hai, cần đưa những mẩu chuyện, những gương đạo đức của Bác

Hồ vào chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông. Đó chính là đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh. Đặc biệt là trong thời kỳ Đảng phát động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đây vừa là nền tảng, vừa là động lực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức - công dân trong trường phổ thông.

Thứ ba, phải chú trọng và nâng cao hơn nữa công tác giáo dục học sinh cá biệt, xem đây là một hoạt động vô cùng quan trọng trong giáo dục đạo đức của nhà trường.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy và học môn giáo dục công dân, đảm bảo tính cân đối, hài hòa trong chương trình giáo dục toàn diện. Tùy theo lứa tuổi - bậc học mà biên soạn nội dung, chương trình cho phù hợp với nhận thức và lứa tuổi của học sinh, không áp đặt theo suy nghĩ của người lớn.

Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp “trồng người” vun trồng nhân cách cho thế hệ trẻ “ không có trẻ em hư mà chỉ có phương pháp giáo dục chưa đúng”. Với những giải pháp trên nếu được thực hiện tốt thì đạo đức học sinh ngày càng có sự chuyển biến tốt, mặc dù chưa được hoàn hảo như mong muốn. Nhưng đó là kết quả từ sự tâm huyết và lương tâm của nhà giáo với mục đích giáo dục đạo đức cho học sinh ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thổng tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 90 - 95)