Giáo dục lòng nhân ái, biết quý trọng lao động

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thổng tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 74)

- Khi thấy người khác xả rác bừa bãi em không

3.1.3. Giáo dục lòng nhân ái, biết quý trọng lao động

Nhân ái, bao dung, trọng nhân nghĩa là những nét đẹp trong văn hóa, lối sống của dân tộc Việt Nam mà thanh niên học sinh ngày nay cần học tập, rèn luyện. Sống nhân ái, trọng nhân nghĩa là lối sống đề cao tình người, không nên xem trọng của cải vật chất, tiền bạc. Trong cuộc sống tiền của tuy thật cần thiết nhưng không phải là tất cả. Tiền của không phải là mục đích của cuộc sống mà đơn thuần chỉ là phương tiện nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Ngộ nhận điều này con người sẽ bị thao túng và trở thành nô lệ của đồng tiền. Sống vì tiền, con người tự đánh mất điều quý nhất của mình đó là tình người. Sống nhân ái, trọng tình nghĩa học sinh phải biết yêu thương, quý trọng con người. Trước hết là biết quan tâm, giúp đỡ mọi người, luôn cảm thông, chia sẽ khó khăn với người khác nghĩa là biết sống vì mọi

người. Mặt khác, các em còn biết phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm trước những khổ đau bất hạnh của người khác, biết đấu tranh chống lại các hành vi chà đạp lên nhân phẩm của con người. Giáo dục, rèn luyện lối sống nhân ái, trọng tình nghĩa là cách tốt nhất giúp học sinh xa rời lối sống cá nhân ích kỷ, thực dụng, chạy theo đồng tiền.

Giáo dục cho học sinh biết yêu lao động, biết quý trọng lao động. Lao động và sản phẩm của lao động đóng góp cho xã hội giá trị đạo đức cao nhất, là thước đo tài năng của con người. Là người chủ tương lai của xã hội, nên mỗi học sinh phải có nhiệm vụ học tập tốt, lao động tốt. Học tập là quá trình trang bị kiến thức và kỷ năng cần thiết cho công việc sẽ đảm nhận trong tương lai. Vì thế, học tập tốt hôm nay là tiền đề để lao động tốt ngày mai. Học tập, là một hình thức lao động. Đối với học sinh, yêu lao động là hiếu học. Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà học sinh cần kế thừa và phát huy. Tinh thần hiếu học còn thể hiện ở sự khiêm tốn, thấy được sự thiếu hụt kiến thức của mình mà chăm chỉ học tập, học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi người và cần tự học để nâng cao trình độ

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thổng tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w