Môi trường chính trị luật pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC (Trang 29 - 30)

Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), do đó môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ dành cho các khách hàng doanh nghiệp đã và đang càng ngày càng hoàn thiện, phù hợp với luật pháp quốc tế. Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) đã được đưa ra và bổ sung, sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/08/2003 và 01/10/2004. Chiến lựợc phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010 đã được Thống đốc NHNN phê duyệt ngày 19/08/2005 đã góp phần hoàn thiện khuôn khổ thế chế về dịch vụ ngân hàng, nhằm định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng và góp phần điều chỉnh phù hợp với hành vi các chủ thể tham gia trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó còn có một loạt các văn bản dưới Luật đối với từng lĩnh vực được ban hành như Quyết định 291/2006/QĐ-TTg về “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 & định hướng đến năm 2020”, Quyết định 20/2007/QĐ- NHNN ngày 15/05/2007 thay thế cho quyết định 371/199/QĐ-NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động

thẻ ngân hàng. Chỉ thị 20/2007/CT-Tg ngày 27/08/2007 về việc trả lương cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước,…

Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống các văn bản liên quan đến dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp nói riêng nhưng hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, chưa bao quát hết các vấn đề có thể phát sinh, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử, …Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Lao động còn nhiều điểm bất cập, chưa phù hợp với luật pháp thế giới, chưa tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho hoạt động của NHNN, các tổ chức tín dụng và trong nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng Việt Nam. Một số dịch vụ ngân hàng dự kiến, định hướng sẽ phát triển ở Việt Nam theo Hiệp định

thương mại Việt – Mỹ và cam kết với WTO như thanh toán quốc tế, môi giới tiền tệ,… chưa được thể chế hóa phù hợp. Do đó khi ngân hàng muốn mở rộng các dịch vụ mới này ngần ngại hoặc chưa thực hiện tốt do thiếu quy định, quy định chưa đầy đủ, không phù hợp với tình hình thị trường cũng như thông lệ quốc tế.

Hiện nay, Luật quốc tế về lĩnh vực tài chính - ngân hàng khuyến khích sáp nhập các Ngân hàng nhỏ và ở Việt Nam cũng đang có Nghị định 141 về việc đòi hỏi các ngân hàng nhỏ có vốn điều lệ chưa đạt mức 3.000 tỷ đồng thì phải sáp nhập lại. Khi đó các ngân hàng nhỏ, yếu sẽ mất đi, thay vào đó sẽ là những ngân hàng lớn có sức mạnh về tài chính. các ngân hàng này sẽ là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp tới ABBANK trong tương lai không xa, gây ảnh hưởng bất lợi tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp của ABBANK.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w