Những tồn tại trong năng lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC (Trang 52 - 54)

2.2.2. Những tồn tại trong năng lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. cho các doanh nghiệp.

Thứ nhất, thị phần về cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp của ngân hàng An Bình nói chung và chi nhánh ABBANK Hà Nội nói riêng còn thấp so với một số các ngân hàng khác.

9.1

90.9

AB B ANK HN

Nh ữ ng NHTMC P khác

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2009 – ABBANK Hà Nội)

Hình 2.4: Thị phần của ABBANK Hà Nội trong cung cấp dịch vụ cho các DN trong số những NHTMCP tại Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009

Tính đến hết tháng 12/2009, Hà Nội có tới 1500 điếm giao dịch của các ngân hàng, trong đó có 143 trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh. Đây quả thật là một con số ấn tượng, chính điều này đã làm cho thị phần của hầu hết các ngân hàng trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp bị giảm sút do phải chia sẻ. Khi so sánh thị phần của ABBANK Hà Nội với những NHTMCP tại Hà Nội có vốn điều lệ thuộc top 10 Việt Nam, ta nhận thấy thị phần còn quá thấp. Những ngân hàng có thị phần lớn như: Vietcombank, Vietinbank, ACB, Techcombank.

Thứ hai, mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng doanh nghiệp chưa cao, là điểm yếu trong năng lực cạnh tranh. Hiện nay ABBANK Hà Nội đưa ra danh mục các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp, hầu như ngân hàng nào cũng đưa ra danh mục tương tự vì những sản phẩm này rất dề bắt chước. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên, chuyên viên quan hệ khách hàng đều là những người trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết một số những phát sinh trong quá trình đáp ứng yêu cầu khách hàng.

Thứ ba, chất lượng dịch vụ ngân hàng của ABBANK Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Do có ít phòng giao dịch tại Hà Nội của ABBank khiến doanh

nghiệp bất tiện khi thực hiện giao dịch với ngân hàng…Việc chăm sóc thông tin về dịch vụ và giải đáp những thắc mắc của doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Các ngân hàng như VCB, Sacombank và ACB trên website ngoài giới thiệu về dịch vụ đều có thông tin cụ thể về biểu phí, hồ sơ và giải đáp một số các thắc mắc chính của các doanh nghiệp về dịch vụ. ACB còn cho phép khách hàng tạo cuộc hẹn với nhân viên của mình qua mạng. Trong khi đó, trên website của ABBank thì chỉ giới thiệu qua về các sản phẩm dịch vụ nhưng không đưa ra mức biểu phí để khách hàng có thể nắm rõ hơn.

Thứ tư, dịch vụ tài trợ cho các doanh nghiệp lớn của ngân hàng có năng lực cạnh tranh chưa cao. Những doanh nghiệp này thường có những hợp đồng, giao dịch có giá trị rất lớn mà ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn. Tuy nhiên có một số doanh nghiệp lớn muốn hợp tác với ABBANK Hà Nội, nhưng đôi khi chi nhánh không đáp ứng được yêu cầu của họ như: bảo lãnh dự thầu với gói thầu rất lớn, tiềm lực tài chính của ABBANK không cho phép, hoặc như hoạt động thanh toán quốc tế, ABBANK đã hợp tác với một số ngân hàng trên thế giới như Maybank (Malaysia), Bank of china (Trung Quốc),..Nhưng những nước khác thì ABBANK chưa vươn tới. Do đó khi khách hàng doanh nghiệp muốn ngân hàng xác nhận, bảo lãnh thì rất khó khăn, không thực hiện được. Điều này khiến cho chi nhánh mất đi những khách hàng lớn, tiềm năng và là một yếu điểm rõ ràng của ABBANK Hà Nội trong năng lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w