Nguyên nhân từ phía Nhà nước:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC (Trang 57 - 60)

Thứ nhất, hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, nhất quán đặc biệt chưa có quy định điều chỉnh một số dịch vụ ngân hàng mới. Nhiều quy định hiện hành về nhận tiền gửi, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, dịch vụ thanh toán, hoạt động kinh doanh ngoại hối…tỏ ra không phù hợp với thông lệ quốc tế và không phù hợp với tinh thần của các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và đặc biệt chưa có quy định điều chỉnh một số dịch vụ ngân hàng mới.

Trong dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, mặc dù khả năng thanh toán đã được mở rộng so với trước đây nhưng vẫn còn nhiều hạn chế khác. Các quy định về séc du lịch, hối phiếu ngân hàng hoặc tiêu chuẩn an toàn trong thanh toán điện tử chưa được rõ, dẫn đến tâm lý ngại ngần của các ngân hàng khi mở rộng dịch vụ này.

Liên quan đến dịch vụ cho thuê tài chính, chính phủ đã có nhiều văn bản cho phép hoạt động này được mở rộng phát triển. Như trong nghị định 65/2005/NĐ- CP, hoạt động cho thuê vận hành đã được mở rộng cho các công ty cho thuê tài chính nhưng vẫn còn rất nhiều hoạt động dịch vụ cụ thể khác (cho thuê hợp vốn, mua lại tài sản của khách hàng sau đó cho thuê lại…) chưa làm được do thiếu văn bản chi tiết.

Các sản phẩm trên thị trường tiền tệ hiện cũng có những bất cập nhất định. Như chứng chỉ tiền gửi chưa có quy dịnh để được giao dịch trên thị trường thứ cấp; dẫn đến giao dịch còn nhiều hạn chế. Đối với các sản phẩm ngoại hối và

nghiệp vụ phát sinh, mặc dù một số ngân hàng đã thử nghiệm nhưng trên thực tế việc cung cấp rộng rãi dịch vụ này còn nhiều hạn chế do chưa có quy định cụ thể đối với công cụ phái sinh về tỉ giá và lãi suất.

Pháp luật ngân hàng Việt Nam còn thiếu nhiều quy định quan trọng, cần thiết và có tính chất nền tảng cho các hoạt động ngân hàng hiện đại. Hệ thống các vắn bản pháp lý liên quan đến việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ ứng dụng như Internet như: e-banking, home banking,…còn thiếu, chậm đổi mới và hoàn thiện so với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại và triển khai rộng rãi các dịch vụ ngân hàng hiện đại; chưa tạo cơ sở cho việc xử lý các tranh chấp, tạo ra tâm lý ngần ngại khi sử dụng và cung cấp các dịch vụ này.

Thiếu các quy định cụ thể về cho thuê tài chính đối với bất động sản, quy định về quyền bình đẳng trong việc gửi tiền tiết kiệm (bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ) tại tổ chức tín dụng của khách hàng là mọi tổ chức, cá nhân, kể cả các tổ chức kinh doanh và người không cư trú.

Thứ hai, chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá của Ngân Hàng Nhà Nước còn bất cập, chưa khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trên thị trường ngoại hối. Chính sách quản lý ngoại hối chậm được đổi mới theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai và nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn đối với việc cung ứng của các TCTD và các nhu cầu của các tổ chức, cá nhân về dịch vụ ngân hàng (thanh toán, chuyển tiền, tín dụng và đầu tư quốc tế). Hiệu lực chính sách quản lý ngoại hối chưa cao, chưa thu hút được một khối lượng đáng kể ngoại tệ đang trôi nổi trên thị trường, ngoài tầm quản lý, kiểm soát của ngân hàng. Cơ chế điều hành tỷ giá còn có những chỗ bất hợp lý, chưa mang tính thị trường cao làm tăng rủi ro tỷ giá cho các giao dịch ngoại hối, đầu tư và việc nắm giữ tài sản bằng ngoại tệ.

Thứ ba, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân Hàng nhà nước chủ trì tạo được điều kiện rất thuận lợi trong hoạt động thanh toán và có các ưu

điểm là nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, hệ thống này hiện chưa kết nối trên toàn quốc đã tạo ra những hạn chế nhất định trong hoạt động thanh toán của các ngân hàng. Bên cạnh đó, việc tập trung một số lượng lớn chứng từ vào giờ cao điểm vẫn còn tồn tại làm tăng thêm áp lực cho hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Tóm lại, chương 2 đã giúp ta tìm hiểu thực trạng cạnh tranh cũng như đánh giá năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại chi nhánh ABBANK Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009, đưa ra những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại để có thể đưa ra các giải pháp thích hợp ở chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w