Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC (Trang 69 - 71)

Thứ nhất, Luật các Tổ chức tín dụng cần tăng tính tự chủ cho các ngân hàng hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Luật Các tổ chức Tín dụng được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/12/1997, có hiệu lực thi hành từ 01/07/1998 và được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004 và hiện nay đang được Quốc hội bàn bạc sửa đổi. Mục tiêu trong đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ là “Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế”. Tuy nhiên, Luật lại thiên về việc tăng cường, kiểm tra, giám sát

bảo đảm an toàn, chưa tạo được sự hài hòa giữa bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các quy định về quản lý nhà nước đối với tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng còn nặng về hành chính, cấp phép mà chưa thể hiện tư tưởng đổi mới quản lý các tổ chức tín dụng theo tinh thần Quyết định 112.

Nếu như Luật đảm bảo tính tự chủ cho các ngân hàng, định chế tài chính thì các ngân hàng, định chế tài chính mới có thể chủ động hơn trong các hoạt động, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ hai, Chính phủ, Bộ Tài Chínhtiếp tục đưa ra các Thông tư, chỉ thị nhằm giảm thuế nhập khẩu một cách thích hợp cho các doanh nghiệp trong nước

Điều này không chỉ có lợi cho các doanh nghiệp trong việc giảm chi phí nhập khẩu mà còn giúp hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp ở các ngân hàng sôi động hơn. Khi thuế nhập khẩu giảm, các doanh nghiệp nhập khẩu tăng lên, và sẽ dùng đến dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp của các ngân hàng như: chuyển tiền, thư tín dụng,vay nhập khẩu, …Ví dụ như đầu năm 2010, Bộ Tài Chính đưa ra Thông tư số 58/2010/TT-BTC về việc ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam giai đoạn 2010- 2012.

Thứ ba, Chính phủ nên tiếp tục yêu cầu NHNN hạ lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 2010, Chính phủ đã có chỉ đạo về vấn đề này. Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vận động, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay VND từ phổ biến trên 16%/năm xuống còn 13% - 15%/năm, đối với các khoản vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu… Tuy nhiên, theo chính sách tín dụng của hầu hết các ngân hàng hiện nay, những mức lãi suất thấp như 13% - 14%/năm chủ yếu chỉ áp dụng cho một số đối

tượng doanh nghiệp như xuất khẩu, hoặc hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chủ yếu ở các khoản vay ngắn hạn. Với chỉ đạo mới của Chính phủ, đặc biệt là ở yêu cầu “khẩn trương”, có thể các mức lãi suất nói trên sẽ sớm tiếp tục được điều chỉnh và mở rộng hơn ở các đối tượng doanh nghiệp vay vốn

Khi lãi suất cho vay giảm, các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bổ sung vốn lưu động sẽ tìm đến với các ngân hàng, từ đó dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp sẽ phát triển hơn và là cơ hội để các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp thông qua lãi suất vay cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w