Nguyên nhân từ phía ABBANK Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC (Trang 54 - 57)

Thứ nhất, ABBANK Hà Nội thành lập năm 2006, thương hiệu đang dần được khẳng định nhưng vẫn chưa so sánh được với một số Ngân hàng uy tín như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Techcombank,…Hiện tại, khối Marketing của ABBANK hoạt động chưa thật hiệu quả, một số doanh nghiệp vẫn chưa biết

đến, chưa tin tưởng ABBANK đặc biệt là những doanh nghiệp nước ngoài, mới đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, có thể nói thương hiệu của ABBANK Hà Nội chưa được biết đến nhiều do chưa có bộ phận Marketing, PR riêng để có thể quảng bá thương hiệu tới những khách hàng tiềm năng. Mà chỉ có những chuyên viên quan hệ khách hàng tự tìm đến khách hàng doanh nghiệp để tự giới thiệu, quảng bá về ABBANK Hà Nội. Do đó thiếu đi sự chuyên nghiệp, đồng bộ trong việc đưa hình ảnh của ABBANK Hà Nội tới với khách hàng. Hiện nay, công tác marketing chủ yếu chỉ mang tính chất giới thiệu sản phẩm, chứ chưa thực sự đi sâu vào nhu cầu của doanh nghiệp nên hạn chế số lượng doanh nghiệp tìm đến với Ngân hàng. Các hoạt động quảng bá tên tuổi và hình ảnh của ABBANK Hà Nội còn hạn chế và thiếu chuyên nghiệp. Hầu như, các dịch vụ mới, các chương trình khuyến mại của ABBANK chủ yếu tập trung giới thiệu với các doanh nghiệp qua báo chí, băng rôn; các hình thức truyền thông hiện đại như website, truyền hình là rất ít.

Thứ hai, ABBANK Hà Nội chưa có nhiều mối quan hệ với các ngân hàng trên thế giới do đó dẫn tới việc khó thực hiện một số hoạt động thanh toán quốc tế , hạn chế giao dịch với khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ, do đó ít doanh nghiệp tìm tới và năng lực cạnh tranh bị hạn chế.

Thứ ba, Tiềm lực tài chính của ngân hàng đang dần được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn chưa đủ để có thể đáp ứng được những giao dịch có giá trị rất lớn. Mặc dù vốn điều lệ của ngân hàng không ngừng gia tăng và cho đến cuối năm 2009 vốn điều lệ của ngân hàng đã là 3.482 tỷ VND. Nhưng con số này còn rất nhỏ so với các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần khác và các ngân hàng thương mại nhà nước chứ chưa nói đến các chi nhánh ngân hàng nước ngoài vốn có tiềm lực tài chính rất mạnh.

Thứ tư, ABBANK Hà Nội thành lập chưa lâu, từ năm 2006, hàng năm vẫn tiếp tục khai trương thêm những PGD mới nhưng vẫn chưa đủ để có mặt ở các

quận, huyện Hà Nội. Số chi nhánh và phòng giao dịch của ABBANK tại Hà Nội ít hơn nhiều so với các ngân hàng TMCP khác, chưa kể các ngân hàng thương mại nhà nước với quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh có mạng lưới chi nhánh rộng khắp.

Bảng 2.3: Danh sách chi nhánh, PGD của ABBANK tại Hà Nội (Tính đến hết năm 2009)

STT Tên PGD Địa chỉ Thời gian

thành lập

1 CN Hà Nội 101 Láng Hạ, Q. Ba Đình 02/2006

2 Lò Đúc 126 Lò Đúc, Q. Hai Bà Trưng 06/ 2006 3 Đinh Tiên Hoàng 9Đinh Tiên Hoàng,Q. Hoàn Kiếm 11/2006 4 Trần Khát Chân 288Trần Khát Chân,Q.Hai Bà Trưng 11/2006 5 Nguyễn Văn Cừ 453 Nguyễn Văn Cừ, Q.Long Biên 05/2007 6 Tôn Đức Thắng 141Tôn Đức Thắng, Q. Đống Đa 06/2007 7 Trần Đăng Ninh 109Trần Đăng Ninh,Q. Cầu Giấy 06/ 2007 8 Quán Thánh 188 Quán Thánh, Q. Ba Đình 07/2007 9 Lê Trọng Tấn 30 Lê Trọng Tấn,Q. Thanh Xuân 08/2007

10 Hà Đông 1 Trần Phú, Q. Thanh Xuân 11/2007

11 Phố Huế 48-50 Phố Huế, Q. Hoàn Kiếm, 12/ 2007

12 Đông Anh 12 Cao Lợi, H. Đông Anh 03/2008

13 Đội Cấn 279A Đội Cấn, Q. Ba Đình 06/2008

14 Hàng Nón 02 Hàng Gai, Q. Hoàn Kiếm 07/2008

15 Đào Tấn 33 Đào Tấn, Q. Ba Đình, 06/2009

16 Đại Kim C8 KĐT Đại Kim, Q. Hoàng Mai 06/2009 17 Hồ Tùng Mậu 42 Hồ Tùng Mậu, H. Từ Liêm 11/2009

(Nguồn: Website www.abbank.vn)

Hiện nay, Hà Nội đã mở rộng bao gồm 10 quận, 1 thị xã, 18 huyện. Trong khi đó, ABBANK Hà Nội mới chỉ xuất hiện ở 8 quận và 2 huyện. Đó là những quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Long Biên, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai và huyện Đông Anh, Từ Liêm. Các PGD chủ yếu tập trung ở các quận Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm là những quận trung tâm của Thành phố. Tuy nhiên những quận đang phát triển, là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp mới như cầu Giấy, huyện Từ Liêm, huyện Đông Anh thì mỗi quận,

huyện lại mới chỉ có 1 PGD. Ngoài ra, những huyện còn lại thì chưa có một PGD nào, mặc dù tại đây cũng có những doanh nghiệp hoạt động đang rất phát triển. Đây là một vấn đề mà ABBANK Hà Nội cần xem xét để mở thêm và mở mới những PGD ở các quận, huyện này.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w