dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập WTO
Thứ nhất, gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế, tức là mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.
Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp của ABBANK Hà Nội thì đây là sự cạnh tranh giữa dịch vụ của chi nhánh với dịch vụ của cả ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. Khi hội nhập kinh tế quốc, hàng rào bảo hộ từ Nhà Nước bị xóa bỏ, tất cả các ngân hàng trong và ngoài nước đều tham gia trên một thị trường bình đẳng. Sự thay đổi về các yếu tố vĩ mô và vi mô trong nền kinh tế như giá nguyên liệu, chính sách, công nghệ, sự đóng băng của thị trường bất động sản... đang là yếu tố cản trở sự phát triển và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ABBANK Hà Nội từ đó là thách thức trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại đây. Có thể nói, hệ thống NHVN nói chung và ABBANK Hà Nội nói riêng đang ở mức độ thấp về công nghệ, trình độ tổ chức chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó thị trường tài chính chưa thực sự phát triển, cơ chế quản lý giám sát chưa hoàn thiện, chưa có chính sách thống nhất để quản lý hiệu quả hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trong khi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam hậu WTO sẽ ngày càng mở rộng và phát triển. Các ngân hàng nước ngoài có năng lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm quản trị rủi ro tốt và đặc biệt có qui trình nghiệp vụ chuẩn mực tiên tiến, công nghệ hiện đại hơn hẳn các ABBANK sẽ là thách thức lớn đối với ABBANK Hà Nội trong việc giữ vững thị trường hoạt động trong nước và mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Như vậy, đòi hỏi ABBANK nói chung và ABBANK Hà Nội nói riêng phải nỗ lực về mọi mặt để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thứ hai, cạnh tranh, chia sẻ thị phần làm tăng rủi ro trong hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại ABBANK Hà Nội. Vì để có thể chiếm lĩnh thị trường, tranh giành thị phần với các ngân hàng khác, ABBANK nói chung và ABBANK Hà Nội nói riêng phải giảm lãi suất cho vay, đưa ra mức biểu phí dịch vụ thấp, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao công nghệ,… Những việc làm này dẫn tới rủi ro tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực
cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. Do đó đặt ra thách thức đối với ABBANK trong việc giám sát, giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thứ ba, thị trường càng mở cửa, những chiêu thức lừa đảo càng nhiều, đó có thể là những công ty ma, xuất hiện nợ xấu,…Đây có thể không chỉ là những công ty Việt Nam mà cả nước ngoài. Do đó nếu hợp tác với những công ty này ngân hàng cũng gặp rắc rối. Một vấn đề đặt ra là ABBANK cần hiểu đối tác một cách rõ ràng và có sự hiểu biết pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế.