Những bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng mạng xã hội để phát

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 90 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Những bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng mạng xã hội để phát

còn rất rộng và tiềm năng, nhất là trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Tuy nhiên, thông tin trên mạng xã hội là thông tin nhiều chiều, nó tác động đến báo chí xấu hay tốt là ở việc khai thác và sử dụng thông tin của phóng viên, nhà báo cũng như cơ quan báo chí nói chung. Không phải vấn đề nào cũng có thể viết, và cũng không phải chủ đề nào cũng bám lâu, bám sâu được. Cái quan trọng là nhà báo phải nhận thức và hiểu rõ vấn đề, đồng thời phải ý thức được trách nhiệm và đạo đức của mình khi đưa tin.

2.3.4. Những bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử phát triển nội dung báo điện tử

Việc khai thác sử dụng thông tin trên mạng xã hội xảy ra ở hầu hết các cơ quan báo chí trên thế giới. Và ở bất cứ cơ quan báo chí nào cũng vậy, nếu không có sự kiểm chứng thông tin từ mạng xã hội trước khi đăng tải trên báo chí thì đều mang lại những hệ lụy, ảnh hưởng đến uy tín danh dự của tờ báo. Thậm chí còn kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Song song với việc học hỏi những kinh nghiệm từ các tòa soạn báo điện tử quốc tế thì các báo điện tử Việt Nam cũng cần phải chú ý những bài học kinh nghiệm nghề nghiệp như:

- Xác định đúng giá trị thông tin từ mạng xã hội

Trước hết, cần khẳng định thông tin trên mạng xã hội hoàn toàn không phải là báo chí. Những gì chúng ta đón nhận mỗi khi mở máy tính, truy cập Internet, chia sẻ với cộng đồng mạng chỉ đơn thuần là thông tin mang tính cá nhân mà thôi.

87

Nó có thể là những thông tin hay, chính xác, thông tin có giá trị nhưng cũng có thể là tin không chính xác, hay thậm chí không có thực, mà đơn giản chỉ là tin đồn. Nó có thể là sự nghiêm túc, cũng có thể là trò đùa hoặc sự ác ý. Nó có thể là nhìn nhận xã hội và con người một cách sắc sảo, hợp lý nhưng cũng có thể là góc nhìn quy chiếu hẹp, thiển cận. Nó có thể là thông tin “kim cương” hoặc chỉ là những thông tin thất thiệt, thiếu kiểm chứng. Và không loại trừ, trong số đó có cả bàn tay của những thế lực thù địch muốn lợi dụng phạm vi tác động lớn của mạng xã hội để chống phá quốc gia, dân tộc.

- Kiểm chứng thông tin, chính thống hóa thông tin từ mạng xã hội

Ở Việt Nam bên cạnh các trang mạng xã hội được cấp phép hoạt động thì cũng vẫn có một số thế lực thù địch lợi dụng Internet đã dùng thủ đoạn xây dựng các trang web, đặt máy chủ ở nước ngoài, lập tài khoản mạng xã hội ảo để đăng tải các thông tin, luận điệu phản động, sai trái, kích động, trái thuần phong mỹ tục… nhằm chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Những thế lực này, với tư cách thành viên của các trang mạng xã hội, họ bình luận, cung cấp không tin thiếu khách quan, hoặc thông tin bịa đặt, nhằm gây nhiễu loạn thông tin, bôi nhọ hình ảnh, nói xấu chế độ.

Do đó, bằng quá trình tác nghiệp cẩn trọng, tỉ mỉ, khách quan và chân thật, báo chí sẽ “chính thống hóa” những thông tin trên mạng xã hội theo hai hướng: Nếu thông tin người dùng mạng xã hội cung cấp là đúng, báo chí sẽ kịp thời ngợi khen ngợi, cổ vũ và khai thác tốt hơn. Còn ngược lại, khi thông tin từ mạng xã hội là sai, báo chí sẽ chấn chỉnh, phê phán và kịp thời định hướng bằng thông tin chính xác. Nhiều thông tin trên mạng xã hội mang tính chủ quan cá nhân, phạm vi thông tin dàn trải, vụn vặt, thiếu kiểm chứng và động cơ, mục đích không rõ ràng, thậm chí là với mục đích xuyên tạc, lừa đảo. Vì vậy, với vai trò tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng thông tin và chính thống hóa thông tin từ trang mạng xã hội của tờ báo, đòi hỏi cơ quan báo chí, nhà báo phải thận trọng chọn lọc có cân nhắc.

- Kỹ năng tác nghiệp trong quá trình khai thác, sử dụng, phát triển nội dung từ thông tin mạng xã hội

88

Kỹ năng tác nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng thông tin được khai thác. Dù nguồn tin có tốt đến đâu đi chăng nữa nhưng nếu kỹ năng tác nghiệp, xử lý thông tin của nhà báo yếu về nghiệp vụ và thiếu về kinh nghiệm sẽ dẫn đến hiệu quả thông tin không tốt.

- Thực hiện nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

Hiện nay, vấn đề đạo đức báo chí trong môi trường truyền thông xã hội đang là vấn đề thời sự nóng bỏng. Những khối lượng thông tin lớn được chuyển tải tức từng giây, phút qua mạng Internet, mạng xã hội khiến con người dường như không còn đủ khả năng kiểm soát thông tin. Hiện tượng phóng viên khi viết về một vấn đề nào đó, nhưng không đủ thông tin nên đã phải cắt - dán từ nhiều nguồn khác nhau để đưa vào vào bài viết của mình đã, đang trở nên phổ biến. Sự kiện này có thể thấy hàng ngày khi truy cập vào một vài tờ báo mạng điện tử, nếu để ý các bài viết cùng một chủ đề, sẽ thấy nhiều bài chỉ khác nhau về tít, còn nội dung thông tin thì hầu như không có sự khác nhau.

Đạo đức nghề nghiệp là một trong những vấn đề cốt lõi trong hoạt động nghề nghiệp của nhà báo. Tuy nhiên hiện nay, nhưng những quy ước, nguyên tắc cơ bản của đạo đức báo chí đang đứng trước nhiều thách thức trong bối cảnh truyền thông xã hội đang phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, trong thời đại công nghệ đang ngày một nở rộ hơn bao giờ hết, đạo đức nghề báo cần phải được đề cao, tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại

Hoạt động báo chí đòi hỏi phải có tính chuyên nghiệp cao, không phải chỉ đơn thuần các yếu tố kỹ thuật, mà còn bao hàm các yếu tố về tư tưởng, bản lĩnh chính trị, bản lĩnh ứng xử và kỹ năng hành nghề. Một tác phẩm báo chí độc đáo, mới mẻ, hoàn chỉnh và được xã hội thừa nhận bao giờ cũng chứa đựng một lượng thông tin thông tin chính xác nhất, trung thực nhất, tin cậy nhất, hấp dẫn nhất, kịp thời nhất, có hiệu quả, hiệu ứng xã hội cao nhất. Một người làm báo có tính chuyên nghiệp cao khi thể hiện tác phẩm đảm bảo tính trung thực đến mức không ai có thể tìm ra bất cứ một sự giả dối nào. Tính chuyên nghiệp được thể hiện ở việc tạo ra

89

các tác phẩm báo chí có tính phát hiện và cách thể hiện cao. Bởi thế cho nên, tác phẩm báo chí chất lượng cao chính là tiêu chí đánh giá mức độ chuyên nghiệp của người làm báo.

Tiểu kết chƣơng 2

Sự ra đời và tốc độ phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của các mạng xã hội như hiện nay đã tác động rất lớn đến phương thức khai thác nguồn tin của báo điện tử. Trong chương này, tác giả đã đi vào tìm hiểu phương thức sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung của 3 báo điện tử lớn là VietnamPlus, VietNamnet, VnExpress. Qua khảo sát, tác giả đã khái quát được vài điểm cơ bản trong phương thức khai thác nguồn tin. Từ đây, tác giả tiếp tục tìm hiểu quy trình xử lý nguồn tin và cách thức sử dụng nguồn tin của 3 tờ báo điện tử này. Tùy vào sự kiện, vấn đề, mỗi báo điện tử lại có những quy trình xử lý, cách thức sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội theo nhiều hướng khác nhau, từ đó phát triển nội dung bài báo cho những vấn đề “nóng”, thu hút sự quan tâm của công chúng và có giá trị nhất định trong đời sống xã hội.

Nguồn tin trên mạng xã hội rất phong phú, đa dạng nhưng lại rất khó kiểm chứng. Quá trình quá trình khai thác, sử dụng thông tin từ mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử sẽ không thể tránh khỏi những khó khăn, thách thức và việc làm này sẽ dẫn đến những hạn chế nhất định trong quá trình thu thập, xử lý thông tin. Do đó, khi báo điện tử xác định khai thác, sử dụng nguồn tin trên mạng xã hội thì cần phải thao tác và chú ý ngay vào khâu kiểm chứng thông tin.

Một vài bài học kinh nghiệm cũng đã được tác giả đề xuất cho việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội để phát triển nội dung. Trong những thông tin từ mạng xã hội của trang báo, các phóng viên cũng cần xác định, chọn lọc đâu là thông tin quan trọng mà công chúng cần biết, muốn biết và phải biết. Từ đó, sẽ phát triển được những nội dung bài báo sâu sắc, đa chiều, thông tin giá trị, có sức lôi cuốn, thu hút sự đón đọc của công chúng.

90

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN NỘI DUNG BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)