Cách thức tăng tương tác, khai thác thông tin trên mạng xã hội để

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 94 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Cách thức tăng tương tác, khai thác thông tin trên mạng xã hội để

báo điện tử Việt Nam hiệu quả

3.1.1. Cách thức tăng tương tác, khai thác thông tin trên mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử phát triển nội dung báo điện tử

“Có bột mới gột nên hồ”. Bởi vậy, trong việc sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử, nếu muốn có tác phẩm hay thì một yếu tố quan trọng là “chất liệu” phải tốt. Để nội dung bài báo được phát triển từ mạng xã hội tốt hơn cả về số lượng và chất lượng, các tòa soạn báo điện tử cần sử dụng nhiều giải pháp. Trong đó, có phương thức tăng tương tác với độc giả, giúp họ cung cấp thông tin nóng, mới, có chiều sâu.

Thứ nhất, mỗi tờ báo cần tăng tương tác với lượng Fan của mình trên mạng xã hội. Theo Socialbakers.com, đối với mạng xã hội của các tờ báo, hãng thông tấn, số bài đăng phù hợp nhất là 12 bài/ngày (khoảng 30 phút/1 bài) thì lượt tương tác với độc giả sẽ cao hơn nhiều. Và tất nhiên, họ sẽ có cơ hội để tiếp nhận cũng như cung cấp tin tức mới cho tòa soạn. Mặt khác, chú trọng phát triển đồng thời tất cả các mạng xã hội của tờ báo, chứ không chỉ tập trung vào Facebook hay Youtube.

Trên các báo mạng điện tử, nên thiết kế ô để nhúng đường dẫn trang mạng xã hội của tờ báo, ví dụ như Fanpage, Youtube, Google +… Việc này sẽ giúp cho độc giả vào đọc trang báo điện tử hàng ngày dễ dàng tương tác (like/chat) với người quản trị và cung cấp thông tin qua mạng xã hội cho tòa soạn.

91

Thứ hai, các tờ báo nên có chính sách “nhuận bút” để khuyến khích người dùng mạng xã hội gửi video clip, hình ảnh về sự kiện để tăng tính chân thực của thông tin. Từ đó, nhà báo có thêm dữ liệu để chọn lọc, khai thác vấn đề sâu sắc hơn. Về một vấn đề “nóng”, toà soạn có thể đăng trước lên mạng xã hội dòng trạng thái để thăm dò/khai thác thông tin từ độc giả. Sau đó lựa chọn chủ đề từ những bình luận của độc giả, tương tác lại với họ, thẩm định thông tin… và phát triển nội dung các tác phẩm báo chí.

Thứ ba, tòa soạn nên tối ưu hóa các tính năng của mạng xã hội khi chia sẻ bài báo. Ví dụ như chức năng sử dụng hashtag, chức năng live stream. Hashtag (các ký tự liên tiếp nhau được đặt sau dấu “thăng” #) sẽ giúp cho nội dung các bài báo dễ dàng tới được với những người có chung mối quan tâm về một chủ đề (ví dụ: #Trịnh_Xuân_Thanh, #VnExpress), từ đó họ cung cấp những thông tin hữu ích cho nhà báo về chủ đề này, và nhà báo có thể sử dụng để phát triển nội dung bài báo mới.

Live stream là quay và phát video trực tiếp. Các tòa soạn báo điện tử có thể khuyến khích độc giả live stream lại sự việc và gửi cho báo; Tòa soạn cập nhật ứng dụng live stream cho trang mạng xã hội của mình, và nên có một chuyên mục live stream trên mạng xã hội cũng như trên trang báo điện tử, thường xuyên tổ chức live stream phỏng vấn trực tiếp chuyên gia/cán bộ cấp cao về một vấn đề “nóng” đang được công chúng quan tâm (vấn đề y tế, biển Đông,…). Việc này vừa thu hút được công chúng quan tâm, vừa kích thích họ bình luận, cung cấp thông tin, từ đó nhà báo sẽ có thêm ý tưởng để phát triển nội dung.

Bên cạnh đó, để nội dung chất lượng, thu hút độc giả, báo điện tử nên khai thác sâu hơn các bài viết phân tích, bình luận. Bên cạnh đó, cần tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm bằng cách đặt siêu liên kết vào các từ khóa, dẫn đến các bài viết cùng chủ đề để độc giả dễ dàng theo dõi, tìm kiếm thông tin.

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)