Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 32 - 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Tác động tiêu cực

1.2.2.1. Tin tức xã hội và sự biến đổi của báo chí truyền thống

Báo chí truyền thống trong bối cảnh gần như giữ vai trò độc tôn trong việc cung cấp tin tức có quyền lựa chọn tin tức để đăng tải và làm chủ cuộc chơi truyền

29

thông. Báo chí truyền thống tạo ra sự khác biệt về giá trị tin tức bằng cách tập trung vào những vấn đề thời sự có tác động kinh tế - xã hội quan trọng và ít sa quá nhiều vào việc đưa tin về người nổi tiếng, giải trí, bạo lực, sinh hoạt cá nhân, địa phương hay còn được coi là “phi tin tức” (non-news).

Nhưng sự tham gia của mạng xã hội vào cảnh quan báo chí hiện đại đã làm thay đổi đáng kể cục diện này. Công chúng, với sự hậu thuẫn của trào lưu mạng xã hội đã có thêm những lựa chọn mới. Trên môi trường mạng xã hội, những loại mà báo chí gọi là “phi tin” đang trở thành một làn sóng mới về nhu cầu tin tức, chi phối sự lựa chọn biên tập và xuất bản của tòa soạn. Thông qua kết nối, phát tán thông tin trên diện rộng qua Internet, cộng với tăng cường khả năng theo dõi và giám sát mọi hoạt động xã hội trên phạm vi toàn cầu nhờ các thiết bị di động, mạng xã hội còn tạo ra khối lượng các tin tức khổng lồ được chia sẻ mà phần lớn trong số đó là những tin tức kiểu “phi tin” mà giờ đây được gọi với tên là tin tức xã hội (social news).

Các tin tức xã hội có một số đặc tính cơ bản như: Được phát hiện ngẫu nhiên bởi các cá nhân

Được đăng tải tự do trong môi trường truyền thông xã hội

Thường tập trung vào những chủ đề mang tính giải trí, sinh hoạt cá nhân của giới ngôi sao, các tai nạn, sự cố, vụ án nhỏ lẻ trong đời sống thường ngày.

Thường đính kèm các thông tin cảm xúc và đánh giá chủ quan của người đăng.

Thường được viết bằng văn phong sinh hoạt, ngẫu hứng, lệch chuẩn.

Các tin tức xã hội có hai lợi thế mà tin tức báo chí truyền thống không thể và cũng không muốn có đó là: đăng ngay tức thời và biên tập hậu kiểm.

Trước sự phát triển rầm rộ của tin tức xã hội, báo chí truyền thống cũng được hưởng nhiều lợi ích, đó là nhờ tốc độ truyền tải và số lượng thành viên đông đảo mà tin tức xã hội đem đến cho báo chí truyền thống một nguồn tin đa dạng và nhanh nhạy. Mặt khác, sự thay đổi nhu cầu thông tin của người đọc trong bối cảnh truyền thông mới cũng tạo nên sự cạnh tranh, yêu cầu báo chí truyền thống phải vận động, chuyển mình. Nhiều tin tức xã hội được đăng tải dưới các vỏ bọc ẩn

30

danh, nặc danh mà người đăng không phải chịu trách nhiệm về đạo đức truyền thông, trách nhiệm pháp lý, cũng không bị cản trở bởi một hàng rào biên tập nào còn báo chí truyền thống thì ngược lại. Điều này đang tạo một áp lực lên báo chí truyền thống và là nguyên nhân dẫn đến việc báo chí truyền thống lợi dùng truyền thông xã hội để đăng tải các tin tức thiếu trách nhiệm thông qua một vài cách xử lý như: “Blogger X đã viết..”, “Facebooker cho biết…”. Đây là một cách làm “tự sát” của báo chí truyền thống khi báo chí truyền thống tự đánh mất chỗ đứng danh giá của mình và tự xóa nhòa đi ranh giới giá trị của báo chí.

1.2.2.2. Mạng xã hội hậu thuẫn “tin tức ký sinh” và “báo chí nhái”

Cảnh quan báo chí Việt Nam hiện nay còn ghi nhận một thực tế mà nguyên nhân cũng có liên quan đến sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến báo chí truyền thống. Đó là hiện tượng nhiều trang thông tin điện tử tổng hợp “lấn sân” sang lĩnh vực sản xuất tin tức nhưng lại thu hút hơn nhiều so với báo chí chính danh, cho dù thứ tin tức được sản xuất ở trang này là kiểu tin tức khai thác “ký sinh” từ tin tức báo chí [24, tr. 59].

Các trang thông tin điện tử tổng hợp không có chức năng báo chính danh (ví dụ: Kênh 14, 24h.com.vn…) đang ở giữa ranh giới của báo chí và mạng xã hội. Chúng vừa khai thác nguồn tin tự do từ mạng xã hội lại vừa khai thác nguồn thông tin từ báo chí chính thức để tạo các giá trị tin bài riêng cho mình.

Nhìn dưới góc độ báo chí thì những trang này là một loại “báo chí nhái” chuyên khai thác tin tức báo chí theo kiểu “ký sinh”, tạo ra một khu vực tin tức “thứ cấp” so với nguồn tin tức gốc từ báo chí. Thiếu tin tức gốc từ báo chí thì các trang này sẽ hụt tin bài trông thấy. Nhưng nghịch lý là nếu báo chí bị truy cứu trách nhiệm về tin gốc đến mức phải gỡ bỏ bài đã đăng hoặc phải đính chính, xin lỗi thì các trang này lại phải mặc nhiên không phải làm điều tương tự. Những nghịch lý như thế đã tạo nên một cạnh tranh không lành mạnh và làm thiệt hại đáng kể cho báo chí truyền thống. Đây là một thách thức thiếu công bằng đối với

31

báo chí chính danh vốn phải đầu tư nhiều nguồn lực, công sức để làm tin tức và phải chịu trách nhiệm về tin tức mình đăng.

“Báo chí nhái” không phải là một bộ phận của truyền thông xã hội, vì chủ thể truyền thông trong trường hợp này không phải cá nhân. Nhưng “báo chí nhái” đã dựa vào môi trường truyền thông xã hội để khai thác kiểu tin tức “ký sinh”. Trước hết là về nhân lực, “báo chí nhái” đã sử dụng một đội ngũ làm tin tức nghiệp dư trong mạng lưới truyền thông xã hội để làm việc cho họ như những phóng viên, biên tập viên – nhưng là những phóng viên, biên tập viên không chính danh về nghề nghiệp. Họ có thể và cũng nên bị xem là “trá hình”, dù có thể là trá hình bất tự giác do bị lợi dụng bởi các cơ quan “báo chí nhái”. Thậm chí trong đội ngũ này không ít những người còn thuộc độ tuổi trẻ em đã tham gia làm tin tức mà nhận thức về trách nhiệm xã hội và đạo đức đưa tin còn chưa được đầy đủ. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên “trá hình” này là một trong những nhân tố làm cho sự thuần nhất về giá trị xã hội của đội ngũ nhà báo bị đe dọa – và đó là một nguy cơ tiềm ẩn của nghề báo chính danh về lâu dài. [24, tr. 63]

Thứ hai là về nguồn tin, “báo chí nhái” vừa sử dụng những nguồn tin tức báo chí chính thức lại vừa trộn chúng với các nguồn tin từ môi trường truyền thông xã hội. Ranh giới tin đồn – dư luận xã hội – tin được kiểm chứng trở nên khó xác định và làm cho độ tin cậy báo chí – một chỗ dựa xã hội quan trọng của báo chí truyền thống – bị lung lay một cách rõ ràng.

Một ảnh hưởng lớn nữa của truyền thông xã hội đối với báo chí truyền thống diễn ra ở địa hạt kinh tế. Quảng cáo và dịch vụ PR doanh nghiệp luôn là một nguồn thu sống còn của báo chí truyền thống. Tuy nhiên sự phát triển của Internet nói chung và truyền thông xã hội nói riêng đã đem lại những giải pháp quảng cáo và PR theo hướng “phi báo chí”, khiến thị trường quảng cáo và PR tái cấu trúc lại rất nhanh.

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)