Kỹ thuật, công nghệ, cơ sở hạ tầng mạng Internet

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 103 - 106)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.6. Kỹ thuật, công nghệ, cơ sở hạ tầng mạng Internet

Mỗi nhà báo nói riêng và tòa soạn nói chung cần phải nắm rõ và sở hữu những công nghệ, đường truyền Internet, máy tính, máy quay, máy ảnh, điện thoại thông minh để thường xuyên cập những thông tin mới nhất mà độc giả chia sẻ trên mạng xã hội của báo.

Ngày 4/12/2013 tại sự kiện Ngày Internet 2013 với chủ đề "Tương lai của nền kinh tế Internet Việt Nam" diễn ra ở Hà Nội ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam đã chia sẻ về "bức tranh" toàn cảnh Internet Việt Nam 2013, dẫn một loạt số liệu khảo sát của InfoQ cho biết, thời gian sử dụng Internet của người dùng ở Việt Nam ngày càng tăng, năm 2013 tính trung bình có tới 62% người dùng sử dụng Internet trên 3h/ngày; 22% dùng từ 1,5 - 3h/ngày, 14% dùng từ 30 phút - 1,5h/ngày và chỉ có 2% dùng dưới 30 phút/ngày. Độ tuổi truy nhập Internet nhiều nhất từ 25 -35 tuổi. Công cụ sử dụng để dùng Internet nhiều nhất là điện thoại di động và máy tính cá nhân. Địa điểm truy nhập Internet

100

chủ yếu là tại nhà (88,25% người sử dụng) và tại nơi làm việc (58,76%). Có tới 94% số người sử dụng Internet là để tìm kiếm thông tin; 61% người dùng mạng xã hội có kết nối và theo dõi thông tin các trang Fanpage trên mạng xã hội.

Ông Vũ Hoàng Liên cũng dẫn nguồn từ Cục Viễn thông, Bộ Thông tin &Truyền thông cho thấy các nhà cung cấp dịch vụ OTT đang phát triển mạnh mẽ và làm thay đổi đáng kể tương quan giữa các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và nhà cung cấp nội dung (CP). Đáng chú ý, tỷ lệ sử dụng các dịch vụ OTT qua smartphone đang tăng dần từ 24,7% trong năm 2012 lên 33,8% vào năm 2013. Dự kiến 3 năm 2014 - 2015 - 2016 sẽ tiếp tục đạt được các mức 41% - 44,2% - 45,5% [18, tr.55].

Tuy nhiên quá trình đầu tư phát triển hạ tầng Internet các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải chú ý phương thức quản lý, kiểm soát, đưa ra những nguyên tắc chặt chẽ trong việc cung cấp ứng dụng, sử dụng các dịch vụ trên Internet. Đồng thời cần đưa ra những quy định chặt chẽ hơn trong việc thiết lập các trang mạng xã hội, các trang thông tin điện tử.

3.1.7. Nâng cao an ninh mạng và kiểm soát

Hiện nay, tội phạm công nghệ cao ngày càng phổ biến, với những mức độ phạm tội nguy hiểm và tinh vi. TS Vũ Quốc Thành, Phó Chủ tịch - kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội An toàn thông tin cho biết: Theo nhận định của Bộ Công an số lượng tội phạm công nghệ cao gia tăng không phải theo cấp số cộng mà theo cấp số nhân. Một trong những hiểm họa về mất an toàn thông tin xuất xứ từ bên trong. Bên cạnh đó, không ít tòa soạn báo chưa bảo đảm an toàn thông tin, tạo nên nhiều kẽ hở để các hacker lợi dụng, khai thác gây tổn hại đến uy tín hoặc tài chính. Trước đây, trong tháng 10 năm 2011, chỉ trong vòng một ngày đã có hơn 150 website tên miền .vn, .com, .net bị đánh sập, trong đó có VietNamnet.vn.

Theo thống kê của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), hơn 134.000 sự cố an ninh mạng đã xảy ra trong năm 2016, tăng gấp 4 lần so với năm trước 2015. Kết quả này cho thấy thời gian qua các vụ tấn công

101

mạng, tội phạm sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông ở Việt Nam gia tăng về số vụ với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Nhiều hành vi tội phạm xâm phạm an toàn mạng máy tính, hệ thống tài chính ngân hàng, thương mại điện tử, viễn thông...

Trước thực trạng này, Thứ Trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân cần nâng cao nhận thức, kỹ năng đảm bảo an ninh mạng, chủ động tìm kiếm các giải pháp an ninh mạng hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng an ninh mạng, các tập đoàn, quốc gia nước ngoài... để xử lý khi xảy ra các nguy cơ, sự cố.

Với báo điện tử, đặc điểm là hoạt động chủ yếu trên Internet, nên càng cần có hàng rào bảo vệ thông tin vững chắc hơn. Cụ thể:

- Thiết kế tổng thể: Bất kỳ một hệ thống thông tin nào cũng cần phải thiết kế tổng thể từ đầu với sự tính toán đến vấn đề bảo mật.

- Triển khai bảo mật mạng: Cần thiết kế, cấu hình hệ thống bảo mật mạng trên phạm vi toàn quốc và các giải pháp mã nguồn mở để đảm bảo rằng hệ thống mạng của tòa soạn hoạt động thông suốt, hiệu quả. Người quản trị có thể dễ dàng theo dõi, phát hiện những hình thức tấn công và cách tự vệ cơ bản. Đồng thời, thường xuyên cập nhật bản sửa chữa, vá lỗi để nâng cao hiệu quả bảo mật.

- Bảo mật đầu cuối: Sử dụng đối tác thiết kế, triển khai hệ thống phần mềm bảo mật như Symantec, TrendMicro, RSA, Entrust… kết hợp với công nghệ Network Admission Control tiên tiến, cho phép quản trị sâu sát đến tận từng máy tính trên phạm vi rộng với thời gian ngắn nhất, hiệu quả cao nhất.

Sử dụng, cài đặt các phần mềm phát hiện và tiêu diệt virus nhanh chóng, mạnh mẽ. Thường xuyên cập nhật phần mềm mới, tính năng mới và các loại virus chứa mã độc mới, để từ đó chủ động xử lý khi gặp sự cố tin tặc tấn công.

Đối mặt với tính phức tạp của hệ thống, của người dùng, của sự phát triển các hình thức và phương tiện tấn công, các tòa soạn báo điện tử không chỉ cần

102

trang bị phần mềm, phần cứng mà còn phải trang bị cả về con người. Đó là việc đào tạo nhân lực để bảo vệ thông tin của tổ chức, xây dựng các chính sách, quy định để đảm bảo tính bảo mật trên toàn hệ thống, cùng với các cơ chế, điều luật, thiết bị chuyên dụng để đảm bảo các chính sách, quy định đó được thực hiện đúng. Đồng thời, cần định kỳ đánh giá, cập nhật, hiệu chỉnh lại chính sách, quy tắc bảo mật cho phù hợp với điều kiện mới.

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)