Xu hướng sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 109 - 151)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Xu hướng sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử

Việt Nam

Mạng xã hội đang ngày càng phát triển mạnh với 1,86 tỷ người sử dụng Facebook, 340.000.000 tweet được gửi trên Twitter mỗi ngày, 2 tỷ video được xem mỗi ngày trên Youtube…[39, tr.45]. Trích dẫn Những con số đó cho thấy sức mạnh lan truyền mạnh mẽ của mạng xã hội. Và với khả năng liên kết mạnh mẽ, mạng xã hội đã, đang và sẽ góp phần quảng bá thông tin từ báo chí, nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí.

106

Một bài báo có những thông tin được công chúng quan tâm, khi cập nhật, lan truyền trên mạng xã hội sẽ tạo ra sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều lần so với việc nó được phát hành trên các sạp báo. Các thành viên của mạng xã hội tạo ra những cuộc thảo luận, bình luận xung quanh nội dung của bài báo, có người còn cung cấp thêm những thông tin liên quan. Điều này lại có tác dụng phản hồi trở lại với mỗi người cầm bút, và cơ quan báo chí.

Xu hướng người dùng tiếp cận những thông tin, nội dung có giá trị, họ quan tâm tới những thông tin liên quan, nội dung phù hợp với đúng nhu cầu. Vậy báo chí cần phải có những xu hướng khai thác, sử dụng nguồn tin ra sao để phù hợp và đem lại những giá trị thông tin cho công chúng và tạo được niềm tin với họ. Việc khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội đã được rất nhiều báo điện tử triển khai nhằm cung cấp những những thông tin quan trọng.

Phóng viên Võ Văn Trường Giang (Ban Thời sự - Báo VietNamnet) cho rằng: “Xu hướng sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung tin bài đã, đang diễn ra hàng ngày đối với các báo điện tử. Và đây cũng sẽ là xu hướng phát triển của 10 năm tới, vì vậy cần thiết phải đào tạo ra một hệ thống biên tập viên cao cấp, có ít nhất 5 năm làm nghề để có đủ kiến thức “lọc” tin và đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin đối với độc giả trước khi đưa tin”.

Mạng xã hội có lợi thế tương tác cao và có cộng đồng người dùng lớn. Các báo điện tử đã tận dụng các kênh social media trong chiến lược khai thác, sử dụng và quảng bá thông tin. Mỗi một cơ qua báo chí lại có những cách khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội khác nhau. Cập nhật liên tục nội dung thông tin mạng xã hội đối với phóng viên là điều cần thiết. Nhưng phóng viên, nhà báo cần phải xác định rõ những nội dung cập nhật và có 1 kế hoạch nội dung rõ ràng. Cần định hình rõ đối tượng công chúng mục tiêu của mình là ai, họ cần gì để đưa ra những nội dung phù hợp và có ích họ. Các tòa soạn báo điện tử hiện nay đã, đang và sẽ khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội theo hai xu hướng đó là: “Thứ nhất, những tờ báo coi trọng số lượng người đọc, lượng hít, đặt tính “giật gân” câu

107

khách lên cao thì họ sẽ ủng hộ, cho phép hoặc tạo điều kiện hoặc chấp nhận cho khai thác thông tin từ Internet và mạng xã hội càng nhiều càng tốt - giật gân càng nhiều càng tốt. Ngược lại xu hướng thứ hai, những tòa soạn các quan điểm suy nghĩ của họ khác quan điểm thứ nhất thì thái độ của họ với nguồn tin từ Internet, mạng xã hội rất thận trọng, rất ngại ngùng thậm chí hơi sợ hãi. Họ đang nhìn nhận đó như là một nguy cơ, một chỗ dễ mắc sai lầm và gặp “tai nạn”. Sức lan tỏa của thông tin trên mạng xã hội quá nhanh, nên đôi lúc trở thành nguy cơ cho các tòa soạn nhưng không có nghĩa bản chất là xấu mà nó chỉ là do cách xử lý”. Phóng viên Thanh Tùng (Ban Thời sự – Báo điện tử VnExpress.net) [21, tr.43].

Theo ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập VietnamPlus: “Việc theo dõi mạng xã hội và sử dụng mạng xã hội trong hoạt động tác nghiệp báo chí đã trở thành một phần không thể tách rời trong hoạt động chung của một tòa soạn. Ngay cả việc theo dõi những bình luận của độc giả khi đăng bài trên mạng xã hội cũng giúp phóng viên nắm thêm được nhiều thông tin, thậm chí là phát hiện những góc nhìn mới. Trong tương lai, các tòa soạn thậm chí còn phối hợp với một đối tác công nghệ để sử dụng công cụ social listening (lắng nghe mạng xã hội), giúp theo dõi các xu hướng thảo luận trên báo chí và mạng xã hội, từ đó nắm bắt mối quan tâm của người dùng và phát triển nội dung theo hướng đó. VietnamPlus chúng tôi cũng có những công cụ giúp theo dõi hàng loạt Fanpage nổi bật - từ vấn đề được thảo luận nhiều, chủ đề nào được đề cập nhiều (cả tích cực và tiêu cực), cá nhân nào đăng tải nhiều nội dung, cá nhân nào tương tác nhiều… bằng công nghệ hiện đại và tiện lợi, thay vì cách làm thủ công là truy cập từng trang”. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển nội dung báo điện tử trong tương lai.

Bên cạnh đó, xu hướng tối ưu hóa các tính năng mới của mạng xã hội như live stream (livestreaming), hashtag… để tăng tương tác với độc giả, giúp họ dễ dàng cung cấp thông tin ngày càng trở nên phổ biến. Theo Andrew Swindlehurst, Giám đốc Điều hành tiếp cận cộng đồng, Piccana, @Piccana.Ltd: Livestreaming đã được nhiều tên tuổi lớn trong giới truyền thông sử dụng. Một tờ báo muốn thương

108

hiệu của mình trở nên gần gũi hơn với độc giả, chắc chắn nên có kế hoạch cho các chiến lược livestreaming. Chẳng hạn nếu có một hoạt động kết nối tập thể thì hãy thử livestreaming đến độc giả để họ cũng cảm thấy mình là một phần trong hoạt động đó và không ngừng cung cấp thông tin thú vị cho nhà báo.

Như vậy dưới áp lực của thời đại công nghệ số đòi hỏi thông tin nhanh, nóng hổi có thể nói rằng xu hướng khai thác, sử dụng thông tin từ mạng xã hội đặc biệt đối với các báo điện tử là điều tất yếu. Tuy nhiên, xu thế này cũng sẽ khiến cho việc quản lý thông tin trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Đồng thời cũng đòi hỏi những quy định chặt chẽ hơn về đạo đức, trách nhiệm của nhà báo trong việc khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội. Các tòa soạn báo điện tử ngày đòi hỏi quy trình tác nghiệp của các phóng viên, biên tập viên trong việc khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội buộc phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về yêu cầu thẩm định thông tin.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và mạng Internet như hiện nay, mạng xã hội được dự báo sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ. Thực tế này đặt ra những vấn đề, thách thức mới trong việc khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội để phát triển nội dung đối với các trang báo điện tử.

Ở chương 3, tác giả đã chỉ ra những thách thức mà các cơ quan báo điện tử có thể gặp phải khi khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội để phát triển nội dung. Vấn đề đặt ra là làm thế nào các báo điện tử có thể khai thác được nguồn tin này một cách chính xác, khách quan, chân thực nhất để đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, nhiều chiều của công chúng? Để làm được điều này, đòi hỏi cơ quan quản lý báo chí cần có quy định chặt chẽ, có những văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và chế tài nghiêm minh, đủ sức răn đe những cá nhân, cơ quan báo chí, nhà báo cố tình cung cấp những thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến tổ chức xã hội nói riêng và hình ảnh quốc gia, dân tộc nói chung.

109

Trước áp lực cạnh tranh thông tin, sự dễ dãi về nghiệp vụ, thậm chí “phớt lờ” nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp để “câu” views, like và lượng tương tác, đã dẫn đến tình trạng lạm dụng mạng xã hội, đăng tải nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật. Thực tế đã cho thấy, báo chí chính thống vẫn bị cuốn theo xu hướng “Facebook hóa” bài viết, “Facebook hóa” thông tin để tiếp cận bạn đọc. Ngoài ra, do hiện nay ở Việt Nam vẫn còn đang tồn tại thực tế là các báo điện từ vẫn có tình trạng âm thầm “gỡ” bài. Đây cũng là cách thức khiến cho nhiều nhà báo thiếu thận trọng khi làm tin, bởi sai thì gỡ. Điều này là không công bằng. Thông tin đưa lên sai thì phải có hình thức đính chính tương xứng chứ không phải cứ sai là gỡ.

Bên cạnh đó, luận văn đã khảo sát kinh nghiệm của báo chí nước ngoài trong việc sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung. Đồng thời, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để các báo điện tử có phương thức sử dụng mạng xã hội hiệu quả hơn trong việc phát triển nội dung tin bài trong tương lai.

110

KẾT LUẬN

Ngày nay chúng ta không thể phủ nhận thực tế rằng, loại hình báo điện tử đã, đang và sẽ trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của số đông các tầng lớp trong xã hội hiện đại. Báo điện tử với ưu điểm nhanh chóng và nội dung phong phú, cập nhật kịp thời mọi lĩnh vực, đã thu hút được hàng triệu lượt bạn đọc truy cập mỗi ngày. Chính sự phát triển đó đã góp phần tạo nên một thị trường báo chí đa dạng, mới mẻ với lượng thông tin “khổng lồ” cập nhật từng giây, từng phút được truyền tải tới độc giả.

Cùng với sự phát triển của báo điện tử ngày nay mạng xã hội cũng đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần hàng ngày của hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Kết quả nghiên cứu do hãng điều tra eMarketer công bố ngày 20/11/2013 cho biết: “Ước tính có khoảng 1,61 tỷ người, tương đương 22% dân số toàn cầu, đăng nhập vào các trang mạng xã hội ít nhất một lần mỗi tháng trong năm 2013. Nghiên cứu còn cho biết con số trên tăng 14,2% so với năm 2012 đồng thời dự báo số người tham gia các mạng xã hội sẽ còn tiếp tục tăng mạnh, có thể lên tới 2,33 tỷ người vào năm 2017”. [38, tr.23].

Đáng chú ý là thông tin trên mạng xã hội cập nhật từng giây, từng phút mà không cần phải qua các khâu kiểm duyệt khắt khe. Do đó, nếu để cạnh tranh về tốc độ thông tin thì báo điện tử không thể nhanh bằng mạng xã hội. Vì vậy, thách thức đặt ra đối với báo điện tử hiện nay là sự phát triển của công nghệ thông tin da dạng và nhiều chiều, có những khi các trang mạng xã hội đưa tin trước cả các báo điện tử chính thống. Nhưng điều đáng nói ở đây là trong khi hầu như các tờ báo điện tử chính thống có quan điểm rõ ràng, được xã hội ghi nhận thì vẫn có một số báo điện tử lại chạy theo xu hướng giật gân, câu khách, tiếp tay cho sự nổi tiếng với các chiêu trò lố lăng, phản cảm hay những thông tin sai lệch... Năm 2013, cơ quan quản lý đã xử lý 49 trường hợp, trong đó phạt tiền 34 trường hợp với số tiền 324 triệu đồng, cảnh cáo 1 trường hợp, nhắc nhở 14 trường hợp, thu hồi thẻ nhà báo 3 trường hợp, thu hồi 3 tên miền .vn, chủ yếu do thông tin sai sự thật [21, tr.15].

111

Theo ông Vũ Hoàng Liên – Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng: “Mạng xã hội đang có sức mạnh hơn cả các báo điện tử bởi một phần những giá trị chân thực của báo điện tử đang bị giảm sút. Báo điện tử và các nhà báo cần có trách nhiệm hơn nữa để mang lại những giá trị chân thực nhằm thu hút độc giả và hướng họ đến với những thông tin chính thống và đáng tin cậy hơn. Và hơn hết, chúng ta không nên dùng quan niệm xiết chặt quản lý, mà phải coi việc xử lý thông tin sai trái như là việc đáng làm hàng ngày. Điều này đòi hỏi các báo điện tử chính thống phải tự chuyển mình đổi mới, chủ động thông tin cho người dân những vấn đề được quan tâm, để cạnh tranh về sự nhanh nhạy, tính kịp thời, mới làm tròn sứ mệnh định hướng dư luận xã hội”.

Báo chí nói chung, đặc biệt báo điện tử cần phải thay đổi những phương thức khai thác và sử dụng thông tin theo hướng truyền thống; phải nhanh nhạy hơn trước xu thế thông tin mạng xã hội đang ngày một bành trướng. Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin gay gắt này, những người làm báo điện tử cần nhanh nhạy, tích cực và chủ động, hơn nữa. Mặt khác phải luôn đề cao đạo đức, trách nhiệm và tính chuyên nghiệp của người làm báo trong quá trình khai thác và sử dụng thông tin đặc biệt đối với thông tin từ mạng xã hội. Nhà báo khai thác, tận dụng các ưu thế của mạng xã hội lại là cần thiết nhưng không nêm để nó chi phối, cuốn theo dễ đưa tờ báo trở thành báo “lá cải”.

Mạng xã hội và báo điện tử đều có đặc trưng cơ bản là cực nhanh, cực rộng và có phạm vi tương tác đa chiều không phân biệt thời gian, không gian và phạm vi lãnh thổ. Cả hai đều đang tồn tại, phát triển song hành dựa trên mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên cả mạng xã hội và báo điện tử đều tự khẳng định giá trị của mình thông qua chất lượng thông tin mang đến cho công chúng. Mạng xã hội luôn tồn tại cả những mặt tích cực và tiêu cực; nhà báo và cơ quan báo chí cần tỉnh táo, đề ra những quy trình khai thác thông tin chặt chẽ để tận dụng tối đa ưu thế mang lại. Từ đó báo điện tử tiếp tục khẳng định vị trí, giá trị là “cái nôi” cung cấp thông tin chính thống, tin cậy của công chúng.

112

Ngoài ra, báo chí đặc biệt là các cơ quan báo điện tử cần tăng cường hơn các phương thức tạo sự tương tác với công chúng, với mạng xã hội góp phần thu hút công chúng phản hồi, đối thoại và chia sẻ với tác giả và cơ quan báo chí. Sự tương tác này vừa góp phần tạo mối quan hệ gắn kết giữa người cung cấp thông tin và người tiếp nhận thông tin, vừa góp phần nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí tạo ra những tác phẩm báo chí đúng, trúng nhu cầu của công chúng.

Luận văn này dựa trên những kết quả tổng hợp, phân tích, khảo sát thực tế, hy vọng sẽ góp phần định hướng việc khai thác và sử dụng thông tin từ mạng xã hội để phát triển nội dung tin bài một cách đúng đắn cho đội ngũ phóng viên, nhà báo, các cơ quan báo chí nói chung cũng như báo điện tử nói riêng./.

113

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Chỉ thị 52 – CT/TW, ngày 22/7/2005 của Ban Bí thư về Phát triển và quản

lý báo điện tử ở nước ta hiện nay.

2. Bùi Thị Bông (2014), Sử dụng truyền thông xã hội quảng bá thông tin cho

báo điện tử Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

3. Chính phủ (2013), Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử

dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

4. Chính phủ (2002), Nghị định số 51/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành

Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.

5. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, TS Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông lý

thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.13-14.

6. Nguyễn Hải Đăng (2014), Sự “bùng nổ” của Facebook và một số vấn đề

đặt ra, Báo Nhân Dân, (số ra ngày 6-2), tr.24-27

7. Đỗ Anh Đức (2005), Xu hướng truyền thông trong kỷ nguyên web, Báo chí

– Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 6,

tr. 78 – 85.

8. Đinh văn Hường (2013), Tổ chức và hoạt động toà soạn, NXB Đại học

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 109 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)