Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 101 - 103)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.5. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo

Một nhà báo Mỹ đã nói “Trong thời đại của Facebook và Twitter, chúng ta chào đón các nhà báo trẻ tham gia cuộc chơi. Những phóng viên này thường chưa

98

trụ vững đủ lâu khi đối mặt với người biên tập. Họ còn thiếu kinh nghiệm và điều này khá nguy hiểm. Thế nhưng, đó là vấn đề của người đưa tin chứ không phải của các mạng xã hội” [28, tr.25].

Việc nhà báo khai thác, nắm bắt thông tin từ mạng xã hội hoàn toàn không phải là việc xấu, thậm chí là cần thiết và mạng xã hội thực sự sẽ là nơi mỗi người cầm bút có thể thu thập, phát hiện những vấn đề, phát hiện nhu cầu thông tin của công chúng một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, mỗi người cầm bút cần cẩn trọng và kỹ càng khi khai thác hoặc lấy thông tin từ mạng xã hội làm chất liệu cho bài báo của mình. Mỗi nhà báo, cơ quan báo chí phải thực sự trở thành “người gác cổng thông tin”. Có như vậy mới tạo nên tác phẩm báo chí có giá trị, góp phần định hướng cho người đọc.

Các nhà báo và tòa soạn báo cần tự xây dựng cho mình phương thức xác định sự thật từ những thông tin trên mạng xã hội. Vấn đề là kiểm chứng thông tin chứ không phải là e ngại thông tin từ mạng xã hội. Phía cơ quan quản lý cũng phải nghiên cứu thấu đáo, tạo môi trường lành mạnh để mặt tích cực của mạng xã hội phát triển. Nhà báo phải khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật. Mọi thông tin đưa ra công luận phải phản ánh đúng bản chất sự thật khách quan trong bối cảnh xã hội của nó, tuyệt đối không được xuyên tạc hoặc cường điều sự việc, sự kiện.

Hơn ai hết, chính những người cầm bút cần nâng cao trách nhiệm, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp của mình. Việc nắm bắt nhu cầu công chúng, sàng lọc, kiểm chứng, xác minh độ tin cậy của thông tin cũng như mở rộng phân tích theo chủ đề là việc làm tối cần thiết đối với mỗi nhà báo. Chính họ sẽ là “bộ lọc” đầu tiên và cùng với bộ máy của tòa soạn trở thành “người gác cổng thông tin”. Tránh xu hướng một số phóng viên chỉ chăm chăm lướt web, khai thác các “tin nóng” từ các mạng xã hội rồi cắt dán ý kiến của người nọ người kia để tạo ra những sản phẩm báo chí. Mỗi người cầm bút luôn nhớ một điều: “Báo chí đòi hỏi tính khách quan, chân thật và tính thẩm mỹ cao”. Để làm được điều đó đòi hỏi người phỏng viên cần phải có các yếu tố sau:

99

Thứ nhất, phóng viên, nhà báo phải “có nghề”, nghĩa là phải được đào tạo bài bản, được học nghề viết báo một cách chính quy. Người không được học nghề báo có thể vẫn phát hiện được những vấn đề, tình huống phức tạp nhưng khó có thể xử lý thông tin một cách sắc sảo, hiệu quả và chuyên nghiệp.

Thứ hai, nhà báo cần có nhãn quan chính trị, nhạy cảm chính trị và tư duy chính trị. Người làm báo cần thiết phải có lập trường chính trị vững vàng, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu đội ngũ những người làm báo “phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng. Cho nên, các báo chí của chúng ta đều phải có đường lối chính trị đúng”.

Thứ ba, phóng viên cần có phẩm chất nghề nghiệp. Bởi báo chí có tính chính trị, xã hội rộng lớn, bất kỳ thông tin nào được đăng tải trên báo chí cũng có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý, đời sống, kinh tế … của các thành viên trong xã hội và toàn bộ đời sống chính trị - xã hội.

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)