Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 30 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Tác động tích cực

1.2.1.1.Mạng xã hội là đối tác tích cực của báo chí truyền thống

Bên cạnh những thông tin sai hoặc ít giá trị, mạng xã hội có nhiều thông tin hữu ích có thể trở thành thông tin cho báo chí. Nếu nhà báo sử dụng truyền mạng xã hội như một nguồn tin nghiêm túc (có kiểm chứng trước khi khai thác) thì đây thực sự là môi trường lý tưởng cung cấp thông tin, gợi ý đề tài và nguồn dữ liệu để người làm báo có thể nhận diện, thu thập, tiếp cận và phát hiện thêm nhiều đề tài mới, nóng. Thực tế, nhiều người hoạt động báo chí thường xuyên sử dụng mạng xã hội để phục vụ công việc, cập nhật tin tức.

Từ mạng xã hội, với những thao tác, kỹ năng nghiệp vụ, các nhà báo nhận diện được những tin tức nào, vấn đề nào tạo ra được sự gắn bó với người đọc có thời gian tồn tại lâu hơn để tiếp tục cung cấp các tin tức khác liên quan cho độc giả. Một chuyên gia nước ngoài đã thống kê, có tới 75% phóng viên thấy blog hữu ích để phát triển ý tưởng, giúp họ nhìn nhận đa chiều và sâu sắc hơn, 21% trong số họ bỏ ra mỗi ngày 1 tiếng để đọc blog và 16% trong số họ có trang blog riêng.

Không chỉ đề tài, nội dung của nhiều bài viết cũng dựa trên những thông tin từ mạng xã hội khi có nhiều bài viết chứa các cụm từ như: “cư dân mạng chia sẻ”, “blogger X cho biết”, Facebooker Y bày tỏ”… xuất hiện ngày càng nhiều trên báo chí truyền thống.

1.2.1.2. Góp phần quảng bá thông tin báo chí

Mạng xã hội là một công cụ giúp báo chí “nối dài” cánh tay. Rất nhiều công chúng có thói quen là sau khi tiếp nhận thông tin từ báo chí, nếu thấy thông tin hay, hấp dẫn sẽ nhanh chóng chia sẻ những thông tin ấy trên mạng xã hội. Với

27

lượng người dùng khổng lồ, mạng xã hội là kênh hiệu quả để lan truyền, phổ biến thông tin báo chí, quảng bá hình ảnh tòa soạn đến công chúng.

Rất nhiều cơ quan báo chí đặc biệt là các tờ báo điện tử đang thực hiện những chiến lược nhằm khai thác mạng xã hội để thu hút, gia tăng lượng người truy cập. Các tờ báo như VietNamnet, VnExpress, VietnamPlus,… đã tích hợp thêm các công cụ (nút) hỗ trợ độc giả các hoạt động thích (like), chia sẻ bài báo mình vừa đọc lên mạng xã hội dễ dàng, tối giản các thao tác. Bên cạnh đó, các tờ báo còn xây dựng trang giới thiệu (Fanpage) trên mạng xã hội nhằm thu hút, đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, cập nhật của cộng đồng mạng xã hội. Dưới mỗi bài viết của các trang báo điện tử như VnExpress hay VietNamnet đều sử dụng các công cụ chia sẻ lên các trang mạng xã hội Facebook, Twitter, Google+… Điều này đã giúp cho tên tuổi của các trang báo này trở nên phổ biến đối với cư dân mạng xã hội.

1.2.1.3. Là kênh tương tác giữa báo chí với công chúng

Thực tế hiện nay cho thấy, mạng xã hội là môi trường cung cấp, truyền bá và tương tác thông tin. Phóng viên báo chí và cư dân mạng xã hội sẽ có điều kiện nắm bắt, cập nhật thông tin; tòa soạn tương tác, thiết lập những mối quan hệ và lắng nghe ý kiến của công chúng. Rất nhiều nhà báo đồng thời là thành viên của các mạng xã hội có điều kiện theo dõi, cập nhật phản hồi của độc giả, tham khảo ý kiến cộng đồng mạng, nắm bắt chiều hướng dư luận về những nội dung mà báo chí đề cập. Sự tương tác giữa báo chí và công chúng trên mạng xã hội diễn ra nhanh chóng và phổ biến.

Một số báo điện tử ở Việt Nam lập Fanpage (trang dành cho người hâm mộ) trên Facebook để tiện giao lưu với độc giả như: VnExpress, VietnamPlus, VietNamnet…

Trên mạng xã hội cũng xuất hiện các hội, nhóm của những người làm báo, nhà báo vừa chia sẻ, trao đổi, thảo luận dưới góc độ đồng nghiệp vừa phản hồi dưới góc độ là độc giả của nhau. Nhiều nhà báo nổi tiếng có mạng lưới “bạn bè”, “người theo dõi” (subscribers, followers) khá rộng, điều này giúp họ và tòa soạn

28

tiếp nhận ý kiến, bình luận của độc giả nhanh, nhiều, đa dạng và công khai hơn. Rõ ràng, mạng xã hội mà báo chí đã gần gũi hơn với công chúng, có nhiều cơ hội hiểu và tham khảo ý kiến từ công chúng.

1.2.1.4. Mạng xã hội “bù đắp” không gian công cộng cho báo chí truyền thống

Mạng xã hội với sự tương tác thông tin khá tự do của các cá nhân đã tạo nên một không gian công cộng của công chúng có thể tự do bàn luận, trao đổi, thể hiện quan điểm và ý kiến trước các vấn đề của xã hội. Đây cũng là điều mà báo chí truyền thống hiện nay đang còn hạn chế. Sự bù đắp này của mạng xã hội với báo chí truyền thống thể hiện ở các dạng như:

- Bài báo chính thức có thể được viết với quan điểm rất chính thống và chịu nhiều áp lực kiểm soát nội dung, nhưng các nội dung phản hồi của công chúng trực tiếp lên bài viết đó thì có thể tự do hơn, vì được phát biểu dưới dạng ý kiến công chúng, nhất là những ý kiến đó là ẩn danh, nặc danh.

- Ngay trong trường hợp tòa soạn hạn chế, việc đăng tải các phản hồi của bạn đọc kèm bài viết để phản ánh quan điểm đa chiều thì các phản hồi ấy sẽ chuyển sang môi trường mạng xã hội thông qua các hoạt động đánh dấu (tag) trên mạng xã hội hoặc đăng lại trên các diễn đàn trực tuyến. Khi đó các ý kiến người đọc và dư luận sẽ tự do và thoát khỏi sàng lọc của “hàng rào” biên tập ở tòa soạn báo chí. Thực tế này hiện nay đã phổ biến.

- Đây là một sự tương tác tích cực giữa mạng xã hội và báo chí truyền thống, giúp giữ cho báo chí truyền thống không khí sôi nổi cần thiết để công chúng tiếp nhận thông tin đa chiều và các thành viên xã hội có cơ hội đồng tham gia vào các quyết định chung của xã hội.

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)