7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Báo điện tử VietNamnet
Ngày 02/9/2001, trang chủ http://wwww.vnn.vn lần đầu tiên ra mắt công chúng mang tên Vá Ỏrient (hiện nay là VietNamnet). Ban đầu tòa soạn có 6 người, người, trong đó có 3 phóng viên chuyên thực hiện các bài viết độc lập cùng với đó là lấy tin từ các báo khác. Đến năm 2003 khoảng 70% lượng tin, bài được các phóng viên và cộng tác viên thường xuyên cập nhật.
VietNamnet được cấp giấy phép hoạt động mới nhất vào ngày 23/01/2003 (số giấy phép: 27/GP-BVHTT). Tờ báo có các chuyên mục như: quốc tế, công nghệ thông tin, thể thao, âm nhạc, thời trang và trực tuyến phỏng vấn, nghe nhạc.
Ngày 8-6-2003, VietNamnet cho ra trang tiếng Anh gọi là VietNamnet Brigde tại địa chỉ: http://english.vietnamnet.vn và đây cũng là một trong những tờ báo mạng tiếng Anh đầu tiên ở Việt Nam. VietNamnet Brigde nằm trong sự phát triển của VietNamnet.vn nhưng lại không phải là phiên bản của tờ tiếng việt mà có phong cách đưa tin riêng giúp cho người nước ngoài có thể tìm hiểu về Việt Nam.
Ngày 21/03/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý tách các báo điện tử VietNamnet thành Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC) theo đề nghị của VNPT. Ngày 15/5/2008, Bộ Thông tin & Truyền thông đề nghị với VNPT tách VietNamnet ra khỏi VNPT về trực thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông. Trụ sở Báo VietNamnet: Tòa nhà C’Land – 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng - Quận Đống Đa, Hà Nội.
Để đáp ứng nhu cầu của công chúng, VietNamnet đã tạo dựng nên một đội ngũ cộng tác viên rộng khắp để có thể đưa thông tin từ khắp mọi nơi và đưa tin một cách nhanh nhất. Ngoài trụ sở tại Hà Nội, VietNamnet còn mở rộng văn phòng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
41
Hiện nay, VietNamnet có 19 chuyên trang bao gồm tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa, khoa học, thị trường, thể thao, bạn đọc… và các trang con chuyên sâu như tuanvietnamnet, E-chip, 2sao, VEF.VN… cho nên VietNamnet có thể đưa thông tin một cách đa dạng về mọi lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu thông tin rộng rãi của công chúng. Chính điều này đã mang lại cho VietNamnet một lượng độc giả lớn. Là một trang báo điện tử, VietNamnet tích hợp đầy đủ các tính năng đa phương tiện như văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, video… Đặc biệt, VietNamnet phát triển rất mạnh về truyền hình. Ngày 19/12/2004, VietNamnet thành lập trung tâm VietNamnet Tivi, các chương trình VietNamnet Tivi phát chính thức trên clip, VietNamnet.vn và phát lại trên truyền hình cáp Hà Nội. Độc giả có thể xem video, clip, các chương trình một cách chủ động theo sự lựa chọn của mình. Hơn nữa, các chương trình không chỉ có ca nhạc, giải trí mà còn cung cấp những thông tin về kinh tế, xã hội, thể thao, quốc tế… Với đặc điểm này, VietNamnet được coi là tờ báo mạng đầu tiên tích hợp nhiều ứng dụng.
Không chỉ có vậy, VietNamnet còn là trang báo điện tử có giao diện thân thiện với công chúng. Ngày 20/7/2009, VietNamnet lại thay đổi giao diện mới và đây là lần thứ 4 VietNamnet thay đổi giao diện. Với hình ảnh trình chiếu slide về những thông tin mới nhất ngay phần đầu tiên của trang đã là cho công chúng cảm thấy hấp dẫn, bắt mắt hơn và thu hút công chúng đông hơn.
Hiện tại, lượng truy cập VietNamnet đã đạt gần 2,3 tỷ pageviews/tháng, lượng visitors đạt trên 2,7 - 2,8 triệu visitors/ngày. VietNamnet không ngừng làm mới các chuyên trang, chuyên mục mới. Hiện nay, VietNamnet có Tạp chí Echip chuyên về Công nghệ thông tin - Viễn thông, tăng lượng phát hành dự kiến 6000 bản/kỳ với Chip thứ 6 và 12.000 bản/kỳ đối với Chip thứ Ba; Tuần eChip Mobile, ấn phẩm chuyên về điện thoại di động; VietNamnet Tivi, một kênh truyền hình online không thể bỏ qua với các video clip vui, các thông tin thời sự, xã hội đặc trưng, các phim truyện nổi tiếng… được phục vụ 24/24 giờ và được lựa chọn theo ý muốn.
42
VietNamnet có nhiều mạng xã hội khác nhau. Với trang mạng xã hội Facebook https://www.facebook.com/pg/vietnamnet.vn, tính đến tháng 12/2016, Fanpage VietNamnet có số lượt thích trang là hơn 1,543 triệu lượt, số lượt theo dõi là 1,544 triệu. Đây là lượng công chúng rất lớn, thường xuyên theo dõi tin bài mà trang báo chia sẻ mỗi ngày. Nếu có phương pháp “kích thích” người dùng mạng xã hội chia sẻ, đóng góp ý kiến thì đây sẽ là một “kho nguồn tin” khổng lồ cho VietNamnet trên khắp thế giới.
Bên cạnh đó, mạng xã hội Youtube của báo điện tử VietNamnet cũng có số người đăng ký đông đảo, 2.465 người. Kênh Youtube này thường xuyên cập nhật video clip hàng ngày, chia sẻ các video tin tức nóng hổi, tin Hà Nội, video live...
Hình 2.2: Giao diện trang chủ kênh Youtube của VietNamnet 2.1.3. Báo điện tử VnExpress.net
VnExpress là trang báo của công ty FPT được chính thức đưa lên mạng từ ngày 26/1/2001 có địa chỉ truy cập là: http://vnexpress.net. Ngày 25/11/2002, trang báo này đã chính thức được cấp giấy phép hoạt động báo chí và là tờ báo đầu tiên trên mạng Internet, chính thức được cấp phép hoạt động. Sáu tháng sau
43
khi ra mắt, tờ báo đã lên vị trí hàng đầu trong số các website tiếng Việt hàng đầu trên toàn cầu.
Ngày 26/2/2001, VnExpress ra mắt trên Internet. Báo cập nhật mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với các chuyên mục: Xã hội, Thế giới, Kinh doanh, Văn hóa, Thể thao, Pháp luật, Khoa học - Sức khỏe, Đời sống, Vi tính, Ôtô - Xe máy, Rao vặt, Bạn đọc viết, Tâm sự, Cười…
Ngày 25/11/2002, với Giấy phép hoạt động báo điện tử số 511/GP- BVHTT, VnExpress trở thành tờ báo đầu tiên của Việt Nam được cấp phép chuyên hoạt động trên Internet. Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ.
Tháng 7/2005, VnExpress lọt vào danh sách 500 website được nhiều người đọc nhất thế giới, theo Bảng xếp hạng của Alexa.com - công cụ theo dõi lưu lượng truy cập thuộc Tập đoàn thương mại trực tuyến lớn nhất thế giới Amazon.com.
Tháng 6/2006, Báo tiếp tục lọt vào top 300 website toàn cầu. Sau đó 4 tháng, VnExpress đã lọt vào top 200 website thế giới. So sánh với không nhiều trang web báo chí trong danh sách thời điểm đó, VnExpress đứng rất gần với các hãng thông tấn thế giới danh tiếng như CNN, BBC...
Đặc biệt vào tháng 6/2007, VnExpress trở thành tờ báo điện tử Việt Nam đầu tiên góp mặt vào top 100 trong bảng xếp hạng các trang web có nhiều người đọc nhất thế giới của Alexa, ghi lại một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển nội dung trực tuyến tại Việt Nam.
Con số thống kê năm 2012 cho thấy, hơn 10 năm qua, VnExpress luôn giữ vững vị trí báo điện tử tiếng Việt có lượng độc giả truy cập lớn nhất tại Việt Nam. Con số báo này dẫn từ Google Analytics, khi VnExpress hiện có hơn 17 triệu độc giả thường xuyên (unique visitors), với khoảng 34 triệu lượt truy cập (pageviews) mỗi ngày (độc giả trong nước chiếm hơn 80%, 7% ở Mỹ, 13% từ các nơi khác), hẳn nhiều tờ mới ra hiện nay phải mất một thời gian dài mới có thể đạt được. Để có ngôi vị ấy, trung bình mỗi ngày VnExpress cập nhật khoảng 400 đầu mục tin
44
bài, trong đó 95% là sản phẩm do phóng viên, biên tập viên thực hiện. Tòa soạn hiện có hơn 170 phóng viên, biên tập viên, tuổi đời trung bình là 28, với trình độ ít nhất 1 bằng đại học.
Mạng xã hội của VnExpress khá đa dạng, trong đó tập trung chủ yếu vào Facebook, đường dẫn: https://www.facebook.com/congdongvnexpress.
So với các mạng xã hội của VietnamPlus và VietNamnet thì mạng xã hội Fanpage của VnExpress có lượng Fan rất “khủng”. Tính đến tháng 12/2016, Fanpage này có hơn 2,6 triệu lượt thích và con số người theo dõi cũng tương đương. Đây là lượng công chúng khổng lồ mà VnExpress không thể bỏ lỡ. Bên cạnh đó, VnExpress còn lập riêng một Fanpage có tên “CỘNG ĐỒNG- VnExpress” dành do bạn đọc báo VnExpress xây dựng và đóng góp nội dung.
2.2. Phân tích việc phát triển nội dung qua mạng xã hội của VietnamPlus, VietNamnet, VnExpress VietnamPlus, VietNamnet, VnExpress
Kết quả nghiên cứu của tác giả từ 01/2015 đến tháng 4/2017 dựa trên việc khảo sát và phỏng vấn sâu phóng viên, lãnh đạo cơ quan báo chí cho thấy: Trong 910 bài báo khảo sát trên VietnamPlus, VietNamnet, VnExpress thì có 166 bài được phát triển nội dung từ mạng xã hội của 3 tờ báo này (chiếm 18,2%). Trong 166 bài, có 79 bài trên VietnamPlus (chiếm 47,59%), 50 bài trên VietNamnet (chiếm 33,73%), 31 bài trên VnExpress (chiếm 18,67%). Trong khuôn khổ luận văn, tác giả trích dẫn một số sự kiện điển hình để thấy rõ hơn nội dung và hình thức thể hiện của những bài viết được phát triển từ thông tin trên mạng xã hội.
2.2.1. Chặt cây xanh hàng loạt ở Hà Nội
Tháng 3/2015, Hà Nội “dậy sóng” với việc Sở Xây dựng bất chợt chặt hạ số lượng lớn những cây cổ thụ trên các tuyến phố Hà Nội. Điều này đã khiến dư luận Thủ đô vô cùng bất bình, yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ.
Trước sức ép của dư luận, chiều 20/3/2015, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức họp báo thông tin những vấn đề liên quan đến việc thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn. Về sự việc “nóng” này, các báo đều hoạt
45
động hết công suất để đưa đến độc giả những tin tức mới, cập nhật nhất, trong đó có nhiều nguồn tin từ mạng xã hội cung cấp. Và VietnamPlus, VietNamnet, VnExpress cũng nằm trong số các tờ báo này.
VietnamPlus: Về vấn đề này, cùng ngày 20/3/2015, trên báo điện tử
VietnamPlus đăng tải bài viết “Việc chặt hạ cây xanh: Hà Nội thừa nhận thiếu sót, nóng vội”.
Hình 2.3: Bài viết “Việc chặt hạ cây xanh: Hà Nội thừa nhận thiếu sót, nóng vội” trên báo điện tử VietnamPlus ngày 20/3/2015
Trong bài viết này, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, nhấn mạnh trước tiên thành phố xin nhận trách nhiệm, thiếu sót và nghiêm túc kiểm điểm vì các đơn vị chức năng đã thực hiện đề án còn nóng vội, chưa kỹ càng, gây bức xúc cho nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đã chỉ đạo dừng việc chặt hạ, thay thế cây trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định.
Ngay sau khi bài viết “Việc chặt hạ cây xanh: Hà Nội thừa nhận thiếu sót, nóng vội” được đăng lên mạng xã hội Facebook của báo điện tử VietnamPlus ngày
46
21/3/2015, có nhiều bình luận với nội dung: Không chỉ rút kinh nghiệm được, mà cần phải xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức vi phạm. Trong đó, điển hình là bình luận của Facebooker Trường Nguyễn, đại ý: Chặt rồi ai mà chẳng rút kinh nghiệm được, cần xử lý nghiêm khắc với những hành động này.
Hình 2.4: Bình luận của Facebooker Trường Nguyễn trên Fanpage báo điện tử VietnamPlus ngày 21/3/2015
Từ bình luận của Trường Nguyễn, phóng viên đã đi sâu khai thác thông tin về việc xử lý các trường hợp vi phạm, tàn phá môi trường đô thị ở Hà Nội qua việc chặt cây xanh. Theo đó, ngày 22/3/2015, trên báo điện tử VietnamPlus đã đăng tải bài viết “Đình chỉ công tác hàng loạt cán bộ liên quan vụ chặt cây xanh ở Hà Nội” và được chia sẻ trên mạng xã hội của báo này.
Tuy nhiên, nội dung bài viết chưa thực sự chỉ ra đích danh những cá nhân, tổ chức vi phạm. Bởi vậy, ngay khi chia sẻ trên mạng xã hội, dư luận cảm thấy không mấy thuyết phục và có nhiều ý kiến trái chiều.
47
Hình 2.5: Bài viết “Đình chỉ công tác hàng loạt cán bộ liên quan vụ chặt cây xanh ở Hà Nội” đăng trên báo điện tử VietnamPlus ngày 22/3/2015
Có nhiều bình luận cho rằng cần phải làm rõ hơn, chỉ đích danh cá nhân, tổ chức vi phạm trong sự việc này. Từ những ý kiến của người dùng mạng xã hội, phóng viên đã thu thập thông tin về vấn đề này, đó là cần kỷ luật, xử lý nghiêm khắc hơn những người đứng đầu cơ quan vi phạm, chứ không chỉ là cán bộ cấp dưới.
Theo đó, ngày 01/4/2015, trên báo điện tử VietnamPlus đã đăng tải bài viết “Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội”. Bài viết đã “giải tỏa” những khúc mắc trong lòng dư luận, và phần nào thúc đẩy cơ quan chức năng làm việc công tâm để chỉ ra những đối tượng sai phạm, chịu trách nhiệm về hành động của mình.
48
Hình 2.6: Bình luận về bài viết “Đình chỉ công tác hàng loạt cán bộ liên quan vụ chặt cây xanh ở Hà Nội” đăng trên báo điện tử VietnamPlus ngày 22/3/2015.
Hình 2.7: Bài viết “Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội” đăng trên báo điện tử VietnamPlus ngày 01/4/2015
Như vậy, từ thông tin mà người dùng mạng xã hội phản hồi, ý kiến về sự việc “thảm sát” cây xanh ở Hà Nội, phóng viên đã đào sâu, phân tích, thu thập
49
thông tin để phát triển thành những nội dung bài báo hữu ích, có giá trị điều tra, phản biện xã hội. Từ đó, sự việc chặt phá cây xanh đã lộ rõ nhiều sai phạm, và cuối cùng là Phó Thủ tướng ra văn bản yêu cầu điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân sai phạm.
Trên VietNamnet: Các bài báo được chia sẻ trên mạng xã hội của trang báo này đều nhận được nhiều phản hồi. Hầu hết là ý kiến phản đối hành động chặt phá cây xanh. Cũng có nhiều người dung cấp thông tin mới, giúp phóng viên có đề tài để sáng tạo tác phẩm báo chí.
Ngày 18/3/2015, khi bài báo “Chặt cây xanh Hà Nội không phải hỏi dân” đăng lên Fanpage của báo điện tử VietNamnet, đã khiến người dân rất bức xúc. Trong đó, Facebooker Truong Nguyen Ngoc cho rằng: “…Việc ông Long phát biểu thế nào không quan trọng bằng việc họ phải minh bạch, công khai cho người dân đang và sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp cái dự án này…”.
50
Hình 2.8: Bình luận của độc giả trên VietNamnet ngày 19/3/2016
Giải đáp thắc mắc của độc giả, phóng viên VietNamnet đã tìm hiểu, khai thác về khía cạnh cần công khai, minh bạch với nhân dân trong việc chặt cây. Và tối ngày 19/3, VietNamnet đăng bài báo “Hà Nội, gắn biển những cây sắp chặt hạ, thay mới”.
Theo nội dung bài báo, chiều 19/3, công nhân Công ty Công viên cây xanh Hà Nội đã gắn biển trên những cây dự kiến chặt hạ, đánh chuyển thay thế cây mới trên một số tuyến phố Thủ đô trong dự án chặt hạ, thay thế 6.700 cây mà dư luận đang quan tâm.
Trên tâm biển ghi rõ các nội dung: Cây dự kiến đánh chuyển, cây dự kiến thay thế… Trong chiều 19/3, những cây dự kiến chặt hạ, đánh chuyển trên các tuyến phố Lý Nam Đế, Trịnh Hoài Đức… đã được gắn biển để nhân dân đóng góp ý kiến, giám sát việc thi công chặt hạ và thay thế cây mới.
Liên quan đến đề án này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cũng cho hay: “Thành phố sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp
51
đúng đắn. Chủ trương này không vì lợi ích của một cá nhân nào, mà dựa trên cơ sở cái gì có lợi cho dân thì làm. Những ý kiến nào đóng góp đúng thành phố sẵn sàng tiếp thu, khắc phục, điều chỉnh cho phù hợp thực tế”.
Hình 2.9: Bài báo đăng trên VietNamnet ngày 19/3/2015
- Trên VnExpress: Có nhiều bài viết được thu thập thông tin, phát triển nội dung từ
mạng xã hội qua sự kiện “triệt phá” cây xanh. Cụ thể, trong bài báo chia sẻ trên mạng Facebook của VnExpress, một độc giả bình luận: “… Hình ảnh hàng trăm ngàn cư dân phải đeo khẩu trang để di chuyển trong thành phố, và chỉ cần vài trận