Quy trình xử lý nguồn tin từ mạng xã hội

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 38 - 42)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Quy trình xử lý nguồn tin từ mạng xã hội

Xử lý nguồn tin trên báo chí đặc biệt đối với báo điện tử càng trở nên quan trọng bởi tính cập nhật, thời sự, nóng hổi, đòi hỏi quy trình báo điện tử phải nhanh chóng để chạy đua với tin tức từ mạng xã hội sớm nhất.

Thông tin nhanh vẫn là một trong những yếu tố cạnh tranh hàng đầu đối với các báo điện tử hiện nay. Vì thế đã đặt ra vấn đề làm thế nào để có thể có được thông tin sớm nhất, nhanh nhất. Ngoài lượng phóng viên theo dõi từng lĩnh vực, các báo điện tử còn dựa vào mạng lưới cộng tác viên và cộng đồng bạn đọc thân thiết để có cơ hội tiếp cận, khai thác nguồn tin một cách nhanh nhất có thể.

35

Những nhà báo hiện đại đều có ít nhất một tài khoản mạng xã hội, hàng ngày họ thường lướt web, truy cập các trang mạng xã hội để nắm bắt thông tin, tâm trạng và những vấn đề mà cư dân mạng đang quan tâm. Họ có thể trao đổi trực tiếp với các thành viên mạng và hình thành trong đầu những ý tưởng cho nhiều bài báo mới của mình. Từ đó, các tin tức mà báo chí đề cập càng trở nên nhanh hơn, cụ thể hơn, sát thực hơn và đáp ứng nhu cầu công chúng tốt hơn so với thời kỳ làm báo trước đây. Để làm được điều này, quy trình xử lý nguồn tin trên báo điện tử cũng phải diễn ra nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Các nhà báo chuyên nghiệp đều phải tuân thủ các bước tiến hành cơ b ản trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí là: “Nghiên cứu, thâm nhập thực tiễn, phát hiện đề tài ; Thu thập thông tin, dữ liệu; Thể hiện tác phẩm; Tự biên tập tác phẩm; Tổ chức tác phẩm trên sản phẩm báo chí , phát tán thông tin ; Theo dõi, nắm bắt và x ử lý thông tin phản hồi” [16]. Trong đó, bước thu thập thông tin, dữ liệu hết sức quan trọng, làm sao để có thể thu thập đầy đủ, chính xác và nhanh nhất điều đó còn phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp, nhạy bén của phóng viên.

Nhiều tòa soạn báo điện tử trước những vấn đề “nóng”, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội có thể tập hợp đội ngũ nòng cốt để lên ý tưởng và triển khai đề tài, viết bài. Qua đó cho thấy, công chúng đã được quan tâm và ở khía cạnh nhất định, công chúng có khả năng “định hướng” thông tin cho báo chí, tham gia vào quá trình cung cấp thông tin cho ra đời một sản phẩm báo chí.

Chia sẻ về quy trình xử lý nguồn tin khi khai thác được từ mạng xã hội Biên tập viên Nguyễn Thị Thu Phương (Ban Đời Sống, Báo điện tử VietNamnet.vn) cho biết: “Với những nguồn tin nóng, mang tính thời sự cao thì tòa soạn sẽ cử phóng viên đi xác minh, kiểm chứng, xử lý thông tin và dựng thành bài viết. Với những thông tin không mang tính thời sự, đôi khi chỉ là những ý kiến, nhưng câu chuyện thì phóng viên có thể xử lý theo cách trích dẫn thông tin. Tuy nhiên, trích dẫn cũng cần đặc biệt lưu ý: Nếu ghi cả địa chỉ người thật, việc thật phải xin phép họ đồng ý mới được sử dụng và đăng; nếu trích dẫn không nêu rõ tên tuổi, có thể là giấu tên hoặc nêu tên tắt hoặc đổi tên thì thường phóng viên viết tin bài đó không xin phép vẫn sử dụng vào tin bài và vẫn được đăng tải”.

36

Phóng viên Kim Anh (Ban Du lịch, Báo điện tử VnExpress.net) cho biết: “Nhiều khi, mình phát hiện những tin tức từ mạng xã hội, rồi khai thác, phát hiện đề tài, hoặc phát triển nội dung bài báo mới từ đề tài trước, nhưng ở góc độ mới mà độc giả cung cấp. Mình thấy họ nói vấn đề gì hay thì mình chat lại, liên lạc lấy thông tin chính thức hoặc đăng tải được luôn thì xin”.

Như vậy, theo tác giả, quy trình xử lý nguồn tin từ mạng xã hội: Từ thông

tin người dùng mạng xã hội cung cấp, tòa soạn cử phóng viên xác minh lại thông tin qua chat, gọi điện với nguồn tin. Sau đó trực tiếp xuống hiện trường để kiểm chứng, thu thập thêm thông tin và sáng tạo tác phẩm báo chí.

Tiểu kết chƣơng 1

Độ phủ rộng của Internet ngày càng nở rộ cùng với đó báo điện tử, mạng xã hội - một phương thức truyền thông mới xuất hiện trong xã hội hiện đại đang ngày phát triển mạnh mẽ. Các mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube, Tiwtter, Instagram, Google +… đang làm thay đổi quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng. Rất nhiều thông tin, sự kiện, sự việc, vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống xã hội được công chúng tiếp nhận thông qua các trang mạng xã hội.

Trong chương 1 này tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận chung về báo điện tử, mạng xã hội. Từ đó đưa ra những đặc điểm cơ bản, những tác động qua lại giữa mạng xã hội và báo điện tử. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã khái quát những điểm cơ bản ba cơ quan báo điện tử tiêu biểu là VnExpress, VietNamnet, VietnamPlus, cũng như những nét cơ bản về các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay: Facebook, Google +, Instagram, Tiwtter.

Ngày nay, mạng xã hội đang được ví như là “kho” thông tin, một nơi sản xuất và cung cấp những “nguồn tin mới” cho báo chí đặc biệt là báo điện tử khai thác góp phần làm đa dạng hóa nguồn tin, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của độc giả. Trước sự phát triển của mạng xã hội và nhu cầu đa dạng của công chúng nhiều báo điện tử, trong đó có ba báo điện tử tiêu biểu là VnExpress.net và VietNamnet.vn, VietnamPlus đã chọn cách coi mạng xã hội như là một trong

37

những nguồn tin của mình để khai thác và sử dụng, phát triển nội dung sâu hơn, đa dạng hơn từ chủ đề đã có. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội đối với báo điện tử còn nhiều vấn đề cần phải bàn và cần phải được xem xét cụ thể trên cả hai phương diện ưu điểm lẫn hạn chế. Báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội theo phương thức gì? Quy trình xử lý ra sao? Cách thức sử dụng như thế nào? Đây là tất cả những vấn đề cần phải khái quát, để từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể cho việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội để phát triển những nội dung trên báo điện tử, sản xuất những tin bài giá trị, đa chiều, hàm lượng thông tin có chiều sâu và chất lượng cao.

38

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN NỘI DUNG BÁO ĐIỆN TỬ

2.1. Vài nét về báo điện tử và mạng xã hội của 3 báo VietnamPlus.vn, VietNamnet.vn, VnExpress.net

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 38 - 42)