Cách thức phát triển nội dung bài báo từ mạng xã hội

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 36 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Cách thức phát triển nội dung bài báo từ mạng xã hội

Một tác phẩm báo chí dù được thể hiện ở bất kỳ hình thức nào thì điều quan trọng nhất đó là tác phẩm báo chí đó phải có thông tin. Đặc biệt, báo điện tử có ưu thế hơn các loại hình báo chí khác là không có giới hạn về dung lượng thông tin, thời lượng, và hơn thế nữa là thế mạnh cập nhật thông tin liên tục để đáp ứng nhu cầu của độc giả. Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời của báo điện tử - loại hình báo chí mới mẻ với những đặc điểm mà ít loại hình báo chí có thể cạnh tranh được như: khả năng đa phương tiện, tính tương tác cao, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, tính thời sự và tính phi định kỳ, khiến cho thông tin trên báo mạng điện tử là thông tin sống động, nóng nhất, tươi mới nhất vì có thể cập nhật từng giờ, từng phút thậm chí từng giây [23]. Chính những lợi thế này đã đòi hỏi báo điện tử phải có một khối lượng thông tin vô cùng phong phú, đa dạng và hấp dẫn độc giả. Để đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng cao, càng nhiều, càng kỹ của độc giả đặt ra yêu cầu đối với báo điện tử phải đặc biệt chú trọng đến phương thức khai thác nguồn tin để thu hút, hấp dẫn bạn đọc.

Với ưu thế cập nhật thông tin liên tục, tức thời đã và đang làm thay đổi thói quen tìm kiếm, chia sẻ và sử dụng các phương tiện truyền thông của công chúng. Từng giây, từng phút trôi qua trong đời sống hàng ngày, các thành viên mạng xã hội chia sẻ các thông tin với nhau qua nhiều cách thức thể hiện như: trò chuyện, nhắn tin (messenger chat), chia sẻ tập tin (send file), gửi thư điện tử (Email), xem phim, hình ảnh, điện thoại (voice chat), diễn đàn (forum), trò chơi (game)… Chính điều này đã khiến cho hàm lượng thông tin trên truyền thông xã hội trở nên vô cùng đa dạng và phong phú. [21, tr.59]

Hiện nay, báo điện tử VnExpress, VietNamnet, VietnamPlus đều có các Fanpage của mình. Việc này vừa để phát triển thương hiệu tờ báo, truyền tải, quảng bá những bài báo “hot” hàng ngày, vừa để tương tác với độc giả, thu thập thông tin. Các bài báo hay vấn đề được chia sẻ trên Fanpage của báo điện tử thường có những lời bình luận, có thể là ủng hộ quan điểm của nhà báo, có thể là trái chiều, và cũng có thể là cung cấp thêm tình tiết mới về vấn đề mà bài báo đề

33

cập đến. Lúc này, nhà báo nhanh nhạy nắm bắt thông tin, xác minh lại và từ đó phát triển thêm những bài báo mới dựa trên thông tin mà độc giả cung cấp.

Bởi vậy, có thể nói rằng, mỗi thành viên trên mạng xã hội đều có thể được xem là một “nguồn tin” khi tiết lộ ra một thông tin nào đó mà báo chí chưa biết. Hiện nay, trước sự phát triển của mạng xã hội đặc biệt là các thông tin từ mạng xã hội có tốc độ lan truyền nhanh theo từng giây, từng phút và ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội, các báo điện tử đã đặc biệt chú trọng tới việc khai thác nguồn tin từ các trang mạng xã hội.

Hiện nay, theo tác giả tìm hiểu, có những cách thức sử dụng thông tin từ mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử như sau:

- Từ bình luận (comment) trực tiếp của người dùng mạng xã hội dưới bài viết mà Fanpage của báo điện tử chia sẻ;

- Từ hình ảnh mà người dùng mạng xã hội chia sẻ với nhà báo;

- Từ video quay lại hiện trường sự việc;

- Live stream (quay và phát video trực tiếp) chia sẻ với tòa soạn qua mạng xã hội;

- Người dùng mạng xã hội chat/video call trực tiếp với nhà báo.

Với những thông tin mà người dùng mạng xã hội cung cấp, cơ quan báo chí cử phóng viên liên lạc với nguồn tin, gửi phóng viên xuống hiện trường thẩm định thông tin và phát triển tin bài mới theo chủ đề đó.

Từ mạng xã hội bằng những thao tác, kỹ năng nghiệp vụ các nhà báo sẽ nhận diện được những tin tức nào, vấn đề nào tạo ra được sự gắn bó với người đọc có thời gian tồn tại lâu hơn để tiếp tục cung cấp các tin tức khác liên quan cho độc giả. Và bằng nhạy cảm nghề nghiệp, khả năng thâu tóm và xử lý thông tin, mỗi nhà báo có thể tìm thấy trong hàng triệu triệu tin tức, chia sẻ trên mạng xã hội sẽ có không ít những chủ đề, đề tài nào đó cho bài báo của mình. Tuy nhiên vấn đề ở đây là phải khai thác và sử dụng nguồn tin đó như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo nội dung thông tin được truyền tải một cách chân thực nhất.

34

Nhà báo Hữu Thọ tại cuộc tọa đàm khoa học “Sự thâm nhập của các phương tiện truyền thông mới vào Việt Nam và ứng xử của các nhà báo trẻ” diễn ra tại Hà Nội ngày 18/6/2013 đã phát biểu rằng: “Rất nhiều nhà báo hiện thời lấy thông tin qua mạng xã hội, phỏng vấn nhân vật qua chat. Sự nhanh nhạy này cũng rất tốt. Song cũng có nhiều bất cập”. [35, tr.59]

Đối với báo điện tử bên cạnh đội ngũ phóng viên trực tiếp viết tin còn hàng trăm cộng tác viên trên khắp các miền của đất nước và thậm chí ngay cả đối tượng bạn đọc cũng chính là người cung cấp nguồn tin để báo điện tử này có thể khai thác tối đa nguồn tin nhằm nâng cao sức hấp dẫn của tờ báo đối với độc giả.

Như vậy, theo tác giả, có thể khái quát phương thức khai thác thông tin từ mạng xã hội để phát triển nội dung của điện tử như sau: Từ đường dẫn bài viết chia sẻ trên mạng xã hội của báo => Người dùng mạng xã hội cung cấp thêm thông tin về chủ đề đó => Phóng viên tương tác lại để thẩm định, xác nhận thông tin theo tôn chỉ, mục đích của tờ báo, phù hợp với quy định của pháp luật, các nguyên tắc hoạt động của báo chí, đạo đức nhà báo => Sáng tạo tác phẩm báo chí mới.

Tóm lại, theo tác giả: Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện

tử là việc phóng viên sử dụng những nguồn thông tin trên mạng xã hội để thẩm định, thực hiện theo quy trình tác nghiệp, khai thác sâu hơn về khía cạnh độc giả cung cấp và phát triển nội dung thành tác phẩm báo chí.

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 36 - 38)