Sự kiện Formosa làm chết cá hàng loạt ở biển miền Trung

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 56 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Sự kiện Formosa làm chết cá hàng loạt ở biển miền Trung

Đầu năm 2016, cả nước “dậy sóng” về việc Công ty Formosa xả thải ra môi trường biển miền trung khiến cá chết hàng loạt. Trên các báo lớn, nhỏ, hàng loạt dòng tít hầu hết đều có từ khóa “cá chết hàng loạt”, “Vũng Áng”, “Formosa”,…

53

Thế nhưng, tại cuộc họp báo kéo dài 8 phút do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì về vụ cá chết hàng loạt tại Biển Miền Trung tối 27/4/2016, lãnh đạo cho biết, chưa tìm thấy nguyên nhân cá chết là do Formosa xả thải.

Sau cuộc họp báo, hàng loạt các báo đưa tin về vấn đề này, và VietnamPlus, VietNamnet, VnExpress cũng vậy.

VietnamPlus: Về sự kiện này, tối 27/4/2016, trên VietnamPlus đăng bài:

“Chưa có bằng chứng cho thấy Formosa xả thải làm chết cá”.

Theo nội dung bài báo, mặc dù để báo chí chờ đợi 50 phút (chưa kể khoảng 100 phóng viên chờ đợi từ 1 giờ 30 chiều bên ngoài cuộc họp kín của Bộ) nhưng cuộc họp báo diễn ra rất chóng vánh, kéo dài chỉ khoảng 8 phút. Trước sự chứng kiến của giới truyền thông, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Võ Tuấn Nhân thay mặt lãnh đạo Bộ đọc bản thông tin về kết quả cuộc họp của Bộ với các cơ quan chức năng và nhà khoa học khác.

Hình 2.12: Bình luận của người dùng mạng xã hội về tin bài chưa có bằng chứng Formosa làm cá chết hàng loạt, 27/4/2016.

54

Ngay sau khi bài viết “Họp báo 8 phút: Chưa có bằng chứng Formosa làm chết cá” được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook của báo điện tử VietnamPlus, độc giả Nguyễn Bá Trường có bình luận về việc cần lấy mẫu cá, mẫu nước ở biển miền Trung để xác định nhanh nhất nguyên nhân cá chết hàng loạt.

Sau đó, trên VietnamPlus có đăng bài báo nội dung “Lấy mẫu chất thải mà Formosa Hà Tĩnh đổ ra môi trường tự nhiên”. Theo đó, ông Võ Tá Đinh - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Sở đã lập biên bản về việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đổ chất thải ra môi trường tự nhiên; đồng thời tiến hành lấy mẫu để phân tích chất thải doanh nghiệp này đổ ra môi trường tự nhiên có phải là chất thải nguy hại hay không, có phải là nguyên nhân gây chết cá hàng loạt trong thời gian qua không. Khi có kết quả, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm cá nhân, đơn vị sai phạm.

Hình 2.13: Bài viết lấy mẫu chất thải mà Formosa đổ ra môi trường để xác định nguyên nhân cá chết đăng trên VietnamPlus ngày 12/7/2016.

Cũng sự kiện Formosa xả thải ra môi trường, trong buổi họp báo Chính phủ tối 05/5/2016, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, ngay sau khi

55

sự việc cá chết hàng loạt xảy ra tại Hà Tĩnh, phía bộ đã tổ chức kiểm tra khu công nghiệp Formosa.

Cụ thể, 2 đoàn chức năng đã tiến hành kiểm tra việc vận hành, hoạt động của Formosa có đúng các quy định trong lĩnh vực Bộ Công Thương phụ trách không và đặc biệt là việc sử dụng hóa chất của đơn vị này. Kết quả cho thấy, Formosa đã dùng tổng cộng 51 tấn hóa chất và hiện vẫn tồn kho khoảng 248 tấn. Cũng theo kết quả kiểm tra, chỉ tính riêng những tháng đầu năm 2016, lãnh đạo ngành công thương cho hay, Formosa đã nhập khẩu 224 tấn hóa chất chia làm 43 loại khác nhau.

Mục đích nhập khẩu theo khai báo của những loại hoá chất này nhằm làm sạch bề mặt kim loại, khử khuẩn, chất keo xử lý nước, hóa chất ức chế ăn mòn hóa học,...

Theo sự kiện này, báo điện tử VietnamPlus ngày 05/5/2016 đã có bài viết: “Bộ Công thương: Formosa được phép dùng hàng trăm tấn hóa chất”.

Hình 2.14: Bài viết “Bộ Công thương: Formosa được phép dùng hàng trăm tấn hóa chất” đăng trên VietnamPlus ngày 05/5/2016.

56

Ngay khi vừa được chia sẻ trang trên mạng xã hội, Facebook của báo VietnamPlus, bài báo đã thu hút được nhiều chú ý của cư dân mạng xã hội, trong đó có bình luận của Facebooker có nick name Viet Thai lúc 23h00 ngày 05/5/2016: “Cần một lời xin lỗi và bồi thường thích đáng cho người dân”. Bình luận này đã được nhà báo chú ý và khai thác thông tin để phát triển nội dung bài báo mới trong cùng sự kiện Formosa xả thải biển miền Trung, làm chết cá hàng loạt suốt dọc bờ biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế.

Hình 2.15: Bình luận của Facebooker có Viet Thai lúc 23h00 ngày 05/5/2016: “Cần một lời xin lỗi và bồi thường thích đáng cho người dân”

Trước ý kiến của độc giả trên mạng xã hội VietnamPlus trong sự việc này, nhà báo đã tiến hành khai thác thông tin về vấn đề “xin lỗi và bồi thường cho ngư dân”.

Có nhiều bài viết được khai thác theo nội dung bình luận này. Ngày 30/6/2016, trong cuộc họp diễn ra giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với Formosa, Công ty này đã nhận trách nhiệm về sự cố môi trường trên. Formosa qua đó đã cam kết công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra sự cố nghiêm trọng. Ngoài ra, phía Formosa cũng cam kết bồi thường kinh tế cho

57

người dân và phục hồi môi trường biển 4 tỉnh miền Trung với số tiền 11.500 tỷ đồng, tương đương 500 triệu USD.

Theo đó, cùng ngày 30/6/2016, trên VietnamPlus đăng tải bài viết “Formosa chính thức nhận lỗi vụ cá chết, hứa bồi thường 11.500 tỷ đồng”.

Hình 2.16: VietnamPlus đăng tải bài viết “Formosa chính thức nhận lỗi vụ cá chết, hứa bồi thường 11.500 tỷ đồng” ngày 30/6/2016

Đi sâu hơn vào sự kiện này, cũng trong ngày 30/6/2016, trên VietnamPlus đăng tải video với nội dung: “Formosa xin lỗi Nhà nước và nhân dân Việt Nam” về việc Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm về việc gây ra sự cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt tại bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế trong thời gian vừa qua. Video ghi lại đầy đủ lời xin lỗi của Ban Lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh, và hứa hẹn khắc phục hậu quả.

Như vậy, với một bình luận trên mạng xã hội, VietnamPlus đã phát triển thành nhiều nội dung tin bài khác nhau, vừa hợp lòng ngư dân, vừa thu hút sự quan tâm của công chúng, vừa đúng với tôn chỉ, mục đích cung cấp thông tin hữu ích của trang báo.

58

Hình 2.17: Video “Formosa xin lỗi Nhà nước và nhân dân Việt Nam” đăng tải trên VietnamPlus ngày 30/6/2016

Như vậy, từ sự kiện tâm điểm của dư luận “Formosa làm chết cá biển miền trung” mà trên VietnamPlus đã có rất nhiều bài viết được phát triển nội dung từ ý kiến của cộng đồng mạng. Có những bình luận cần kiểm chứng trước khi phát triển nội dung; nhưng có những sự kiện lại cần nhà báo vào cuộc khai thác thông tin theo hướng mà bình luận đề cập, cụ thể như trong các ví dụ khảo sát trên. Dù nội dung bình luận theo cách nào, thì cũng đều giúp báo chí có thêm những nội dung mới, đào sâu vấn đề, theo sát tới cùng. Những tin bài được phát triển có nội dung giá trị không chỉ giúp tờ báo có tiếng tăm, mà còn định hướng dư luận, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc quản lý nhà nước, đòi lại quyền lợi cho ngư dân, trả lại môi trường biển trong sạch.

59

VnExress.net: Không chỉ báo VietnamPlus mà sự kiện Formossa làm chết cả

ở miền trung cũng khá tốn “giấy mực” trên VnExpress trong một thời gian dài. Đã có nhiều tác phẩm báo chí được phát triển từ thông tin người dùng mạng xã hội phản hồi từ chủ đề này.

Ngày 26/4/2017, trên Fanpage VnExpress có chia sẻ bài tổng hợp từ bình luận của độc giả: “Cá bơi nhiều bị chuột rút nên chết hàng loạt”. Đó là một trong nhiều suy luận hài hước và xót xa về nguyên nhân cá chết hàng loạt của độc giả VnExpress.

Hình 2.18: Bài viết “Cá bơi nhiều bị chuột rút nên chết hàng loạt” đăng tải trên VnExpress ngày 27/6/2016

Ngay khi được chia sẻ, bài viết này đã nhận được 498 lượt cảm xúc, 41 bình luận, 58 lượt chia sẻ. Trong đó, có nhiều bình luận bức xúc và mong muốn được làm rõ, ô nhiễm ở biển miền Trung bao giờ mới trong sạch như xưa. Cụ thể, ý kiến của Facebooker Dangtuan Nguyen: “… Có nhà khoa học nào nghiên cứu xem, bao

60

giờ mới hết chất độc? 10 năm, 20 hay hơn như thảm họa ở Nhật Bản 60 năm trước???”.

Trước vấn đề độc giả thắc mắc, phóng viên đã khai thác khía cạnh này. Phóng viên tiến hành phỏng vấn GS.TS Mai Trọng Nhuận (nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, thành viên nhóm chuyên gia nghiên cứu hiện trạng môi trường biển tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế) để tìm câu trả lời cho độc giả. Ngày 23/8/2017, VnExpress đăng bài: “Chưa trả lời được bao giờ biển miền Trung trở lại như trước”.

Hình 2.19: Bài viết “Chưa trả lời được bao giờ biển miền Trung trở lại như trước” đăng tải trên VnExpress ngày 23/8/2016

61

Theo ông Nhuận, nước biển miền Trung được khẳng định đảm bảo quy chuẩn để tắm và nuôi thủy sản, tuy nhiên các nhà khoa học chưa trả lời được câu hỏi bao giờ môi trường biển trở lại như trước khi sự cố ô nhiễm xảy ra.

Đây là kết luận rất xót xa với ngư dân cũng như bạn đọc, nhưng bài báo đã giải đáp được thắc mắc của nhiều độc giả về khả năng phục hồi của biển miền Trung.

Bên cạnh đó, ngày 26/4/2017, trên Fanpage VnExpress đăng clip xin lỗi của công ty Formosa vì phát ngôn của Chu Xuân Phàm (Phó phòng đối ngoại) với thông điệp “chọn cá hay chọn thép” đã “tạo sóng” dư luận phản đối ở nước ta.

Ngay sau đó, bài chia sẻ đã có 60 độc giả bình luận. Trong đó, Facebooker Tuan Toni thắc mắc: “Luôn tuân thủ tiêu chuẩn Việt Nam đặt ra... Không biết là ý gì, cũng hơi tò mò về cái tiêu chuẩn ấy đây”.

62

Hình 2.20: Bình luận của độc giả trên Fanpage VnExpress ngày 27/4/2016

Từ bình luận của độc giả, phóng viên có thêm đề tài để viết bài, tìm hiểu rõ hơn “tiêu chuẩn” này là gì? Sau đó, ngày 30/6, trên VnExpress có bài Infographics nói về quy trình, tiêu chuẩn xả thải của Formosa Hà Tĩnh.

63

Bài viết đã chỉ rõ từng bước trong quy trình xả thải của Formosa Hà Tĩnh ra môi trường sinh thái biển. Khác với VietnamPlus, VnExpress khai thác sang các nội dung mở rộng, toàn diện, góp phần giải đáp những thắc mắc của độc giả, mà cũng là những vấn đề rất cấp thiết cần giải quyết ngay. Đó là trả lời câu hỏi “bao giờ biển sạch như xưa”, hay “quy trình xử thải là gì” để người dân biết và an tâm hơn.

Trên VietNamnet, sự việc Formosa cũng được mổ xẻ ở nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, nhiều bài viết được khai thác từ những thông tin phản hồi của người dùng mạng xã hội. Trong bài viết được chia sẻ trên Fanpage của VietNamnet ngày 12/7/2016 với tiêu đề: “Chôn chất thải Formosa: Bộ Công an vào cuộc điều tra”, Facebooker Nam Đàm kiến nghị: “Phải làm khẩn trương, rõ ràng việc này vì nó nguy hiểm đến cuộc sống cũng như tương lai của người dân”.

Hình 2.22: Bình luận của độc giả trên Fanpage VietNamnet ngày 13/7/2016

Từ những kiến nghị của độc giả, ngày 02/8/2016, trên báo điện tử VietNamnet có bài “Sẽ kiểm kê toàn bộ chất thải Formosa, xem còn ở đâu nữa”.

64

Hình 2.23: Bài báo phát triển từ bình luận của độc giả Nam Đàm

Bài báo ghi lại nội dung cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, trong đó, báo chí đặt các câu hỏi về việc xử lý các chất thải nguy hại đã được phát hiện trong chất thải chôn lấp của Formosa. "Các chất thải nguy hại là gì, xử lý như thế nào? Có xử lý các đơn vị cấp phép vận chuyển, các công ty vận chuyển không, bao giờ xử lý?". Trả lời các câu hỏi này, Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Bộ sẽ kiểm kê toàn bộ chất thải của Formosa, cả số đã thu gom, số cất trong nhà kho, số đã ký kết xử lý... để xem còn ở đâu nữa không. Bộ trưởng nhấn mạnh lại là vụ việc này, cùng các vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận khác, sẽ được xử lý nghiêm minh với bất cứ ai vi phạm và công khai trước nhân dân.

Như vậy, cùng một sự việc Formosa làm chết cá hàng loạt ở biển miền Trung, bên cạnh những thông tin chung, thì mỗi báo lại khai thác những nội dung khác nhau, sao cho luôn phát hiện ra những điểm mới, khác biệt và giải quyết được những thắc mắc, băn khoăn của độc giả. Về cách thức khai thác thông tin, cả 3 báo VietnamPlus, VnExpress, VietNamnet đều chú trọng vào bình luận text của độc giả là chính, nội dung thông tin người dùng mạng xã hội cung cấp cũng mới chỉ dừng ở mức đơn lẻ.

65

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 56 - 69)