7. Cấu trúc của luận văn
3.1.4. Tổ chức, hoạt động của tòa soạn báo điện tử
Mạng xã hội đã và đang trở thành một phần tất yếu mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Muốn thu hút, lôi cuốn được độc giả, báo chí cần phải thay đổi những phương thức truyền thống, phải nhanh nhạy hơn với xu thế này. Nhiều tòa soạn báo chí trên thế giới và trong nước đã và đang tận dụng mạng xã hội để mở rộng phạm vi tác động, mở rộng hơn lượng công chúng của mình. Ba báo điện tử lớn như VietnamPlus, VnExpress, VietNamNet… đã đưa sản phẩm của mình lên Facebook, Twitter, Youtube… chính là nhằm khai thác sự tương tác rộng hơn giữa công chúng và tờ báo; công chúng và tác giả, tác phẩm báo chí, hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí.
Tuy nhiên, cần tăng cường hơn nữa các phương thức tạo sự tương tác với công chúng, góp phần thu hút công chúng phản hồi, đối thoại và chia sẻ với cơ quan báo chí cũng như người viết. Sự tương tác quý báu ấy vừa góp phần tạo mối quan hệ gắn kết giữa người cung cấp thông tin và người tiếp nhận thông tin, vừa góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí. Điều đó đòi hỏi VietnamPlus, VnExpress và VietNamnet cần phải có hệ thống nhân lực để quản lý các mạng xã hội, phát triển nội dung chủ đạo trên kênh này và đầu tư có chiều sâu vào những xu hướng chính, thu hút nhiều thành viên cộng đồng mạng quan tâm chia sẻ.
Tăng cường đầu tư phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp về khai thác, xử lý nguồn tin từ mạng xã hội, phát huy giá trị thực của nguồn tin từ mạng xã hội, làm tăng giá trị nguồn tin khi được lan tỏa trên cộng đồng mạng. Để làm được điều này đòi hỏi các báo điện tử cần phải có đội ngũ nhân sự và cơ cấu, mô hình tổ chức nhân sự bài bản. Mỗi tòa soạn báo điện tử nên sắp xếp một đội ngũ chuyên trách, đọc bình luận phản hồi của độc giả để chắt lọc, ghi chép những ý tưởng mới, tin tức mới cho phóng viên xử lý thông tin theo quy trình và sáng tạo tác phẩm báo chí.
97
Thực tế tại VnExpress đã làm thiết lập được cơ cấu tổ chức nhân sự khai thác, sản xuất thông tin rất chuyên nghiệp là mô hình đáng học hỏi cho nhiều tòa soạn báo điện tử chuyên nghiệp: Tất cả các biên tập viên cao cấp cần phải ngồi lại với nhau trong lúc điều hành sản xuất thông tin. Nơi ngồi họp có thể là xung quanh một chiếc bàn đặt ở trung tâm phòng làm tin, hoặc trong một khu vực mọi người đều hít thở chung một bầu không khí đầy những tin tức nóng hổi và cùng theo dõi những tin tức mới nhất từ các nguồn tin. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là thiết lập một bàn “siêu” biên tập tin, với sự góp mặt của biên tập viên các ban cùng với biên tập viên kế hoạch và biên tập viên đầu vào. Các biên tập viên cần đảm bảo rằng, mọi cơ hội do mạng xã hội mang lại đều phải được tận dụng tối đa, để không chỉ đưa thông tin đến công chúng mà còn giúp cho người làm báo hiểu rõ nhu cầu và những mối quan tâm hàng đầu của công chúng.
Với báo điện tử VietnamPlus, đã có nhóm phụ trách lĩnh vực truyền thông xã hội, và Tổng Biên tập đang trực tiếp phụ trách việc này. Hiện tại, cơ chế hoạt động của nhóm này là kiêm nhiệm, theo đó những biên tập viên có kinh nghiệm về truyền thông xã hội sẽ tham gia, mỗi người được giao quản lý một số tài khoản, hoặc có những tài khoản có trên 1 người quản lý. Về lâu dài, VietnamPlus nên thành lập đội ngũ chuyên trách về mảng này.
Bên cạnh tính chuyên nghiệp, bài bản thì đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần nâng cao hơn nữa đạo đức, trách nhiệm xã hội. Nhà báo không chỉ khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội mà cần phải định hướng thông tin trái chiều trên mạng xã hội, phản hồi những bình luận lệch lạc của độc giả. Nhìn lại điều này, ba báo điện tử VietnamPlus, VnExpress và Vietnamnet vẫn chưa thực sự quan tâm, có sự đầu tư thích đáng. Hầu như 3 trang Fanpage mới chỉ tập trung nhiều vào chia sẻ bài viết mà chưa có sự quan tâm, phản hồi lại những bình luận của độc giả.